【kết quả trận napoli hôm nay】Chuyển sang “trạm thu giá” BOT để linh hoạt điều hành giá
Muốn giảm giá không phải “xin phép”
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng: BOT là 1 sản phẩm của doanh nghiệp nên doanh nghiệp được tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước. Phí do HĐND tỉnh, Quốc hội quyết định, khi chuyển qua giá thì mới có điều kiện giảm giá để cân đối phương án tài chính. Chuyển đổi tên trạm thu phí BOT thành trạm thu giá BOT không có gì khác mà chỉ là để linh động hơn nhiều.
Trả lời câu hỏi của báo chí, liệu chuyển từ “thu phí” thành “thu giá” có phải là đánh tráo khái niệm, ông Nguyễn Văn Thể cho biết, vấn đề này không phải do Bộ GTVT quy định mà do nghị định của Chính phủ quy định. Ví dụ sản phẩm sản xuất tại nhà máy thì doanh nghiệp được định giá bán. BOT tương tự như vậy, là 1 sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp bỏ vốn toàn bộ thì cũng cần có phương án để họ hoàn vốn. Nhà nước cố gắng điều chỉnh thấp nhất, để tạo điều kiện cho xã hội.
“Hiện nay, chúng ta điều chỉnh để trạm thu giá nào có điều kiện đều giảm toàn bộ xuống mức thấp nhất, hỗ trợ chi phí cho người dân” - người đứng đầu ngành Bộ GTVT cho biết.
Với những lo ngại, BOT là 1 sản phẩm của doanh nghiệp, vậy doanh nghiệp có thể đề xuất tăng giá, ông Nguyễn Văn Thể khẳng định: Nguyên tắc sản phẩm đó của doanh nghiệp nhưng có điều tiết theo thị trường. Tại sao Chính phủ, bộ, ngành họp và Quốc hội yêu cầu xem xét, tức là, phải điều tiết để đảm bảo lợi ích nhà đầu tư và hài hoà lợi ích người dân.
“Không phải sản phẩm anh làm ra là tự ấn định giá mà phải trên cơ sở ký hợp đồng với bộ để giám sát. Chính vì vậy, mới có thể giảm từ 35.000 đồng xuống còn 25.000 đồng để hài hoà lợi ích các bên” - ông Nguyễn Văn Thể cho hay.
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn tăng giá, phải đăng ký và bộ sẽ xem xét, khi nào cảm thấy hài hoà hết các lợi ích, bảo đảm chi phí xã hội thấp nhất thì mới được điều chỉnh, nếu không thì không được điều chỉnh. Bản chất nhà đầu tư kinh doanh phải có lợi nhuận, thu cao thì thời gian ngắn, thu thấp thì thời gian dài. Nhưng tất cả đều phải theo quy định của Nhà nước.
Theo ông Thể, mỗi giai đoạn lịch sử, khả năng chịu đựng của nền kinh tế khác nhau. Hiện nay, chủ trương là giảm toàn bộ các trạm thu đến mức thấp nhất để trong giai đoạn này bảo đảm làm sao chi phí thấp nhất.
Giải thích rõ hơn việc đổi tên trạm thu phí BOT thành trạm thu giá BOT là có thay đổi hay không, ông Nguyễn Văn Thể nói: “Có thay đổi. Ngày xưa, mỗi lần điều chỉnh rất khó khăn vì phí thuộc thẩm quyền của HĐND mà HĐND thì không thể linh động được. Chuyển qua giá, bản chất nhà đầu tư vẫn hưởng như vậy, nhưng sẽ điều chỉnh một cách nhanh chóng để đáp ứng được điều kiện của từng trạm thu giá ở từng vị trí, từng khu vực. Có những vị trí mình giảm rất sâu vì những nơi đó điều kiện cho phép”.
Chỉ làm BOT khi có đường song hành
Bộ trưởng Bộ GTVT thông báo: Sắp tới, không làm BOT trên những đường hiện hữu, chỉ làm trên những đường song hành, đường cao tốc và khu khép kín, khu thu tự động thì bảo đảm giải quyết hết vấn đề hiện nay đặt ra. Còn những dự án đang khai thác, tiếp tục xem xét để bảo đảm lợi ích của người dân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác có đủ điều kiện để cạnh tranh.
Hơn nữa, khi thu giá tự động mỗi doanh nghiệp có 1 trung tâm công nghệ. Từ đó, người dân, các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đều có thể giám sát được nguồn thu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, nguồn thu từ lúc đưa vào hoạt động cho đến thời điểm kiểm ra. Tổng cục Đường bộ của Bộ GTVT sẽ quản lý toàn bộ các trạm thu giá. Thông qua thiết bị điện tử mang tính chính xác cao, Tổng cục cũng có thể khai thác thông tin giúp cho việc thu chi bảo đảm công khai minh bạch, bảo đảm người dân có thể giám sát được, không còn tình trạng xé vé...
Theo ông Nguyễn Văn Thể, hiện Bộ GTVT đang cố gắng thực hiện nghiêm túc quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tức là cuối năm nay, cố gắng vận hành thu giá tự động ở đường cao tốc, quốc lộ, đường 1A… Đến năm 2019, sẽ phủ kín các trạm của các quốc lộ khác. “Điều này bảo đảm công khai, minh bạch, giúp vừa giám sát chi phí, vừa giúp cho việc các xe qua trạm thu giá một cách nhanh chóng, có thể chạy 40 - 50km/h, như vậy có nhiều lợi ích” - ông Nguyễn Văn Thể nói.
Đây cũng là vấn đề được Bộ trưởng Bộ GTVT đề cập trong phiên thảo luận tại tổ sáng nay, 22/5. Ông Thể cho biết, đây là vấn đề “hết sức nóng”, nhưng đây là sản phẩm của giai đoạn trước. Do đó, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, cùng với những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, Bộ GTVT đã tham mưu để ổn định tình hình các trạm thu giá BOT. Theo ông, đến thời điểm hiện nay, “có thể nói tương đối ổn định”./.
Minh Anh
(责任编辑:La liga)
- ·CPI tháng 10/2021 giảm 0,2%
- ·“3 có, 3 biết” sâu rộng trong toàn hội
- ·Thăm và tặng quà nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay
- ·Dự án 6 trục đường nội ô thành phố Vị Thanh: Khối lượng thực hiện đạt 38,5%
- ·Hà Nội: Xử lý hơn 1.200 vụ buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
- ·19 giải thưởng Cuộc thi “Đường hoa, nhà sạch”
- ·“Đoàn kết
- ·Huyện Phụng Hiệp: Tổng kết Chiến dịch giao thông
- ·Tôn vinh đóng góp của đội ngũ báo chí khoa học và công nghệ
- ·Huyện Vị Thủy: Chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm
- ·Lễ phát động cuộc thi viết 'Nói không với rác thải nhựa'
- ·Xã hội hóa sách giáo khoa nên tiếp tục thực hiện hay bỏ?
- ·Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban lần thứ VIII
- ·Ưu tiên đào tạo trước những cán bộ, đảng viên trong diện đề bạt, bổ nhiệm
- ·Bộ Y tế thu hồi văn bản công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị Covid
- ·Đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 3 TP.HCM
- ·Phải đảm bảo an toàn trước, trong và sau lễ báo công dâng Bác
- ·Cơn mưa giải nhiệt
- ·Phát hiện dầu khí tại Lô 114 ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam
- ·Thành ủy Cần Thơ tặng 450 phần quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo