【nhận định lisbon】Giá bán lẻ điện Việt Nam sẽ theo hướng nào?
Giá bản lẻ điện sinh hoạt luôn được người dân quan tâm |
Đơn vị tư vấn đã xây dựng Đề án với 3 phần bao gồm các cơ sở lý luận và thực tiễn về giá điện và xây dựng biểu giá điện áp dụng cho người tiêu dùng cuối cùng; phân tích đánh giá hiện trạng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện hành và xây dựng căn cứ tính toán cải tiến; Đề xuất các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá điện bán lẻ sắp tới.
Mục tiêu của đề án nhằm đánh giá sự phù hợp của hệ thống biểu giá điện hiện hành cho 4 nhóm khách hàng: sản xuất, kinh doanh;hành chính sự nghiệp (HCSN), và đặc biệt là biểu giá điện sinh hoạt bậc thang. Cơ sở để định giá phải phản ánh chi phí cung ứng điện (tính đúng, tính đủ) có tính đến mục tiêu tái đầu tư mở rộng hệ thống điện tại Việt Nam; đáp ứng các mục tiêu chính sách xã hội trong quy định giá điện, nhất là những người nghèo; đảm bảo hiệu quả sử dụng điện và tiết kiệm điện năng; Bên cạnh đó, biểu giá điện đảm bảo đơn giản, dễ áp dụng…
Đề xuất giá bán lẻ có 5 bậc thang
PGS. TS Bùi Xuân Hồi, Bộ môn Kinh tế Năng lượng – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chủ nhiệm Đề án đã nêu 3 phương án tính giá điện sinh hoạt. Theo đó với phương án 3 bậc thang (Bậc 1 từ 0-100kWh/tháng; Bậc 2 từ 101-400kWh/tháng; Bậc 3 từ 401kWh/tháng trở lên). Với phương án 4 bậc thang (Bậc 1 từ 0-100kWh; Bậc 2 từ 101-300kWh; Bậc 3 từ 301-600kWh và bậc 4 từ 601kWh trở lên); Phương án 5 bậc thang (Bậc 1 từ 0-100kWh; Bậc 2 từ 101-200kWh; Bậc 3 từ 201-400kWh; Bậc 4 từ 401-700kWh và Bậc 5 từ 701kWh trở lên). Đồng thời, đề xuất phương án 5 bậc thang.
Theo ông Bùi Xuân Hồi, cả 3 phương án đều không gây tác động nhiều đến hộ tiêu dùng, xã hội và doanh thu của EVN giảm nhẹ. Mặc dù phương án 3 bậc triển khai thực tế sẽ đơn giản hơn 4 bậc và 5 bậc nhưng đây là phương án mà hộ từ 101-200 kWh sẽ trả chi phí tăng nhiều nhất.
Lý giải việc lựa chọn phương án 5 bậc, ông Bùi Xuân Hồi cho rằng, phương án này phù hợp hơn cả với các mục tiêu định giá: Hộ tiêu dùng bậc 101-200 kWh/tháng chịu tác động ít nhất trong 3 phương án; việc chia các bậc thang dùng nhiều điện chi tiết hơn cũng phù hợp hơn với đặc điểm tiêu dùng hiện nay; 5 bậc thang sản lượng cũng phù hợp với 5 bậc thang thu nhập của hộ gia đình.
Phương án này không gây tác động đến chỉ số CPI vì tổng chi tiêu hộ sinh hoạt không tăng, có mức giảm nhẹ; tuy nhiên, chi tiêu hỗ trợ giá điện cho các hộ nghèo của Chính phủ sẽ tăng khoảng 5,7 tỷ đồng/tháng và doanh thu của EVN sẽ có mức giảm nhẹ.
Đề án chỉ ra rằng, ở phương án 6 bậc như hiện nay có phần quá chi tiết, cơ cấu tiêu dùng đã thay đổi, có thể xem xét gộp lại để đơn giản quá trình tính toán.
Đồng thời, giá điện 1 thành phần đơn giản nhưng ko phản ánh đúng chi phí người tiêu dùng gây ra cho hệ thống, không góp phần cải thiện hệ số sử dụng thiết bị, rủi ro cho ngành điện khi thu hồi chi phí cố định qua giá điện năng. Cơ cấu giá bậc thang hiện tại cũng không còn phản ánh phù hợp chi phí và chưa thực sự công bằng giữa các hộ tiêu dùng điện; mức giá thấp của các hộ sản xuất không khuyến khích đổi mới công nghệ, sử dụng hiệu quả tiết kiệm năng lượng...
Theo GS. VS. TSKH Trần Đình Long, giá bán lẻ điện có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng tới các hộ tiêu thụ điện và tới doanh thu của doanh nghiệp điện lực. Việc gộp các bậc trong biểu giá điện như đề xuất là hợp lý vì chênh lệch 2 bậc trong biểu giá 6 bậc cũ không quá nhiều. Đồng thời, việc lựa chọn phương án nhiều bậc (5 bậc thay vì 3 hay 4 bậc) cũng đảm bảo được ý đồ của biểu giá bậc thang: dùng càng nhiều giá càng cao. Ngoài ra, cần phải cải tiến biểu giá bởi hiện nay, mức độ chênh lệch của bậc cao nhất và thấp nhất là chưa đủ mạnh để người sử dụng cảm nhận được “sức nóng” của dùng điện nhiều, từ đó có ý thức tiết kiệm.
Hội thảo lấy ý kiến về đề án cải tiến biểu giá bán lẻ điện nhận được sự quan tâm của đông đảo chuyên gia và cơ quan báo chí |
Luật hoá việc điều chỉnh giá điện
Theo Đề án nghiên cứu, hiện nay, cơ chế biểu giá có khoảng thời gian điều chỉnh là 1 năm. PGS. TS Bùi Xuân Hồi cho rằng, khoảng thời gian này hơi dài, chưa điều chỉnh theo thời gian (hoặc ít nhất chưa tuân thủ), tạo áp lực lớn cho các lần điều chỉnh.
Do vậy, Đề án cũng đề xuất “Cải tiến cơ chế biểu giá bán lẻ điện và Luật hóa chu kỳ điều chỉnh giá”. Cụ thể, Đề án đưa ra Chu kỳ giá theo phương án 6 tháng/lần. Ngoài ra, luật hóa cơ chế điều chỉnh giá bằng các văn bản pháp lý của cấp có thẩm quyền công khai chu kỳ điều chỉnh giá.
Ông Bùi Xuân Hồi nêu rõ, thời điểm điều chỉnh có thể được lựa chọn theo mùa mưa, mùa khô, đồng thời tránh các thời điểm nhạy cảm, có sự thay đổi đột biết về sản lượng. Kỳ điều chỉnh giá đề xuất sẽ vào các ngày 1/3 và 1/9 hàng năm. Việc điều chỉnh giá cũng có thể diễn ra bất thường khi có sự biến động lớn về giá nhiên liệu trên thị trường quốc tế dẫn đến sự thay đổi đáng kể về chi phí sản xuất và mua điện.
Theo GS. VS. TSKH Trần Đình Long, ông hoàn toàn đồng ý với vấn đề luật hóa chu trình điều chỉnh giá điện. “Thị trường thay đổi hàng ngày thì cần có chu kỳ điều chỉnh cho phù hợp, nếu không hiểu quy luật mà cho tăng giá điện thì tính theo cơ sở nào. Đề xuất một năm 2 lần điều chỉnh là hợp lý; như Thái Lan họ 1 năm 3 lần điều chỉnh và nó thành luật rồi”.
Cứ đến ngày thì EVN đề xuất, các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm xem xét, thông qua hoặc không thông qua. Và phải làm rõ cơ chế điều chỉnh giá, đầu vào như thế nào, tỷ giá ra sao, thời điểm điều chỉnh giá cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước...
Cũng theo ông Trần Văn Bình, Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội: “Tôi đồng ý với đề xuất điều chỉnh 2 lần/năm, có thể tăng hay giảm. Giá điện tùy thuộc nhiều yếu tố, như: mưa; nếu mưa nhiều thì thủy điện sẽ nhiều, giá thành thấp. Ngược lại, nếu hạn hán, ngành điện phải huy động nhiệt điện dầu nhiều thì chi phí sản xuất điện sẽ cao, có thể tăng tăng giá. Như vậy, mức giá điều chỉnh có tăng, có giảm, tùy theo các yếu tố đầu vào. Làm được như vậy, sẽ minh bạch hơn, mỗi kỳ điều chỉnh nhỏ ở mức 3-5%. Từ đó, các hộ tiêu dùng có thể điều chỉnh được hành vi sử dụng điện. Còn như hiện nay, mỗi năm chúng ta điều chỉnh 1 lần nhưng tăng khá mạnh, như vừa rồi là hơn 8%, sẽ gây shock cho các hộ tiêu dùng”.
Nhìn chung các đại biểu tham dự Hội thảo đều đánh giá cao việc chủ động của EVN trong việc cải tiến biểu giá điện bán lẻ, tuy nhiên những đề xuất trong đề án cần tiếp tục lấy ý kiến, bổ sung thêm để hoàn thiện làm cơ sở đề xuất các cơ quan cấp trên xem xét quyết định.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
- ·Thêm nhiều dịch vụ công được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia
- ·GoTo lùi thời gian lên sàn thêm một tuần, dự định huy động 1,1 tỷ USD đợt IPO
- ·Reuters: IPO của Vinfast có thể hoãn lại đến năm 2023
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Nhật Bản tài trợ Đà Nẵng nghiên cứu tiền khả thi Dự án Thành phố thông minh
- ·Bác Hồ là một trong những lãnh tụ cách mạng quan trọng nhất lịch sử nhân loại
- ·Nhật mở lại thị trường lao động: Công nhận 4 loại vắc
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Luật sư lý giải nguyên nhân không thể hủy niêm yết cổ phiếu HAG
- ·Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- ·Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng Hòa Phát vượt 500.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- ·2021 là năm doanh nghiệp Mỹ ăn nên làm ra nhất kể từ năm 1950
- ·Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Buông bớt quy định để thu hút nhà đầu tư nước ngoài làm phim tại Việt Nam
- ·Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ tối đa nhà thầu hoàn thành dự án cao tốc Bắc
- ·Kinh Bắc City (KBC) lãi từ hoạt động khác tăng đột biến lên tới gần 500 tỷ đồng
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Cần Thơ lập Tổ công tác thực hiện Nghị quyết số 45 của Quốc hội