会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua bong dda】Cần cơ chế đãi ngộ, tăng lương giáo viên, tránh 'sống lâu lên lão làng'!

【ket qua bong dda】Cần cơ chế đãi ngộ, tăng lương giáo viên, tránh 'sống lâu lên lão làng'

时间:2024-12-23 23:59:11 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:408次

Ngày 25/9,ầncơchếđãingộtănglươnggiáoviêntránhsốnglâulênlãolàket qua bong dda Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có quy định về chính sách tiền lương, đãi ngộ với nhà giáo.

Lương nhà giáo cần được xếp cao nhất trong nhóm hành chính sự nghiệp

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, một trong những bất cập hiện nay là các chế độ, chính sách đối với nhà giáo như lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ, chế độ thu hút, sự tôn vinh của xã hội đối với nhà giáo chưa thực sự tương xứng với vị thế, vai trò của nhà giáo.

ThutuongBoGD.jpg
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng. Ảnh: QH

Nhà giáo chưa thể sống được bằng nghề, tiền lương chưa thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống, nhất là đối với nhà giáo trẻ và giáo viên mầm non.

Điều này dẫn tới tình trạng nhà giáo không an tâm công tác, một bộ phận không nhỏ nhà giáo đã bỏ việc, chuyển việc, nhất là nhà giáo trẻ. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm, nhiều địa phương, cơ sở giáo dục thiếu nguồn tuyển dụng để bổ sung giáo viên.

Vì vậy, dự thảo Luật Nhà giáo quy định “lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”. Nhà giáo cũng được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, vùng theo quy định của pháp luật.

Chính sách này nhằm giúp nhà giáo yên tâm làm việc, cống hiến và phát triển nghề nghiệp; thu hút, trọng dụng và ưu đãi người có tài năng làm nhà giáo; thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài trong ngành giáo dục, đặc biệt ở các vùng khó khăn...

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, việc thể chế hóa chủ trương chính sách tiền lương này cần phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương; tránh cách hiểu sẽ có một thang, bảng lương riêng dành cho nhà giáo.

Cơ quan thẩm tra cũng lưu ý, cần đánh giá tác động, xác định những đối tượng nhà giáo được thụ hưởng chính sách hỗ trợ và chính sách thu hút, trọng dụng.

“Có ý kiến đề nghị cần rà soát các chính sách hỗ trợ, thu hút để tránh trùng lặp hoặc bỏ sót đối tượng; bổ sung chính sách thu hút người có học lực xuất sắc vào học ngành sư phạm, giữ sinh viên xuất sắc ở lại trường làm giảng viên đại học”, ông Vinh lưu ý.

BuiVanCuong.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: QH

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhất trí với việc xây dựng quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo để cụ thể hóa chủ trương của Đảng. 

Cho rằng việc cải cách tiền lương cho nhà giáo rất khó khăn, phức tạp, ông Cường đề nghị cần nghiên cứu, rà soát để linh hoạt hơn khi triển khai.

Trong đó, dự thảo Luật có thể nghiên cứu theo hướng có chế độ đãi ngộ với giáo viên, thu hút người tài trong lĩnh vực giáo dục, tránh tình trạng “sống lâu lên lão làng”, trong khi những người giỏi vào ngành giáo dục sau thì không có chính sách khuyến khích.

Điều nào cũng cần... nhưng điều nào cũng đã có

Góp ý một cách tổng thể với dự luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng “vấn đề nhà giáo là vấn đề rất lớn, rất quan trọng”. Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Bộ luật Lao động,... đã có các quy định liên quan đến nhà giáo.

“Nhìn lại các điều cụ thể trong này (dự thảo Luật - PV), điều nào cũng cần nhưng điều nào cũng đã có, có một số nội dung chưa có lại mâu thuẫn”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhìn nhận.

NguyenKhacDinh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: QH

Ông Nguyễn Khắc Định cho biết, Viện Nghiên cứu lập pháp lấy ý kiến các chuyên gia pháp luật, rà soát xem có bao nhiêu nước có Luật Nhà giáo thì số liệu hiện nay chưa chính thức nhưng rất ít. 

“Luật riêng về giáo dục có, luật giáo dục đại học có, các văn bản pháp quy trong lĩnh vực giáo dục có rất nhiều nhưng luật riêng về nhà giáo thì số liệu hiện nay cung cấp cho tôi là rất ít”, ông Định dẫn chứng và đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu tổng thể. 

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nếu cần xây dựng một luật riêng về nhà giáo thì xem xét đưa nội dung nào vào luật này, đừng ôm đồm và càng không thể làm các quy định trái với hệ thống pháp luật hiện hành.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý, nếu ban hành luật thì phải tránh chồng chéo, mâu thuẫn, đảm bảo tính tương thích, đồng bộ trong hệ thống pháp luật và cần viết gọn lại.

“Đây là luật mới hoàn toàn, nên cần xem Quốc hội ban hành những cơ chế, chính sách, quy định gì, bao gồm lĩnh vực công và tư, các nhóm đối tượng để chúng ta quy định mới thì phải mới hoàn toàn, không trùng lặp với các luật khác”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Trong đó, dự luật xây dựng theo hướng cần ban hành những chính sách, quy định gì ngoài Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp,… không đưa chi tiết các nội dung từ thông tư, nghị định vào luật, dài nhưng không cần thiết.

Xây dựng dự án luật này phải tiếp cận một cách thận trọng, nhất quán, nhất là phải đảm bảo chất lượng, đột phá về chính sách nhưng không phá vỡ cấu trúc của hệ thống pháp luật hiện hành”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Giải trình sau đó, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, có một số quốc gia ban hành Luật Nhà giáo như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines…

“Đề nghị với Chủ tịch Quốc hội, các phó chủ tịch và các đại biểu cho chủ trương là cần thiết ban hành luật này. Quá trình làm luật, ban soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị ban soạn thảo rà soát lại, cùng với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ nghiên cứu để xây dựng kỹ thuật lập pháp đảm bảo tính đồng bộ và phải giải quyết được câu chuyện “phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng được yêu cầu”.

Nội dung này sẽ được báo cáo tại phiên họp Thường vụ Quốc hội vào khoảng đầu tháng 10 để quyết định có đưa vào kỳ họp sắp tới của Quốc hội hay không.

'Nếu đưa nhà giáo ra khỏi viên chức Nhà nước sẽ là một thiệt thòi rất lớn'

'Nếu đưa nhà giáo ra khỏi viên chức Nhà nước sẽ là một thiệt thòi rất lớn'

PGS.TS Lê Minh Thông cho rằng, nếu đưa nhà giáo ra khỏi Luật Viên chức như dự Luật Nhà giáo thì sẽ đẩy một bộ phận 70% viên chức rời khỏi khu vực viên chức Nhà nước, đó là một thiệt thòi rất lớn cho giáo viên.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Tập huấn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cho cán bộ, nhân viên Tổng cục TCĐLCL
  • Cà Mau phát hiện và đưa cách ly 38 người nhập cảnh trái phép
  • Sách giáo khoa phục vụ năm học 2023
  • Tuyến đường không đinh
  • Tiết lộ 5 thuốc điều trị virus corona chủng mới do Hàn Quốc cấp phép thử nghiệm
  • "3 an toàn
  • Cần xử lý đống rác án ngữ giữa đường phố
  • Làm tốt chính sách hậu phương quân đội
推荐内容
  • Quảng Ninh: Bắt giữ đối tượng tàng trữ súng quân dụng và hàng nóng
  • 16 năm tù cho kẻ giết bạn đi cùng ghe
  • Khảo sát, thẩm định 2 điểm du lịch tiêu biểu tại Bạc Liêu
  • Bắt quả tang đối tượng cung cấp ma tuý trước quán bar
  • Nhà thiết kế giải thích lý do đồ bơi bị chê ở Miss Universe Vietnam
  • Báo Bạc Liêu trao 20 suất học bổng và quà cho học sinh nghèo