【ltđ bd】Huế cần có một bảo tàng xứng tầm
');this.closest('table').remove();"> |
Du khách tham quan Bảo tàng Gốm cổ sông Hương |
Nhiều nhưng chưa được quy hoạch chặt chẽ
Sở dĩ có đề nghị trên đây bởi hiện tại, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đang sử dụng điện Long An, một công trình giàu giá trị kiến trúc nghệ thuật thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế làm nơi làm việc, bảo quản và trưng bày hiện vật. Từ đề nghị của Thủ tướng, nhìn lại hệ thống bảo tàng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có thể thấy còn khá nhiều những khó khăn, bất cập.
Toàn tỉnh hiện có 5 bảo tàng công lập, gồm: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế và Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung. Điều đáng nói là chỉ có Bảo tàng Hồ Chí Minh (7 Lê Lợi) được đầu tư xây dựng cách đây đã hơn 20 năm (2000), các bảo tàng còn lại đều tận dụng công trình cũ. Cụ thể hơn, tương tự như Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đang sử dụng điện Long An, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế cũng tận dụng không gian di tích Quốc Tử Giám. Từ tháng 5/2020, các hiện vật ngoài trời của bảo tàng này được chuyển lên 268 Điện Biên Phủ (vốn là doanh trại huấn luyện thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh), nhưng đến nay vẫn chưa được tổ chức trưng bày quy củ.
Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị và Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế đều tận dụng các biệt thự cũ của Pháp để làm nhà trưng bày. Đặc biệt, Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung đã được Phê duyệt Quy hoạch xây dựng với diện tích 99,36 ha (ở phường An Tây) từ năm 2013. Tuy nhiên, do chưa có kinh phí xây dựng nên bảo tàng này vẫn đang “ở nhờ” trong tòa nhà của Sở Khoa học và Công nghệ (phường Vỹ Dạ).
Thêm vào đó, sự khó khăn về tài chính và việc thiếu chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế đặc thù của bảo tàng khiến cho phần lớn các bảo tàng hiện có đều không đồng bộ, không đảm bảo tiêu chuẩn về bảo quản, trưng bày và tổ chức các hoạt động. Các thiết kế cũ cũng không lường trước được lượng khách gia tăng và nhu cầu ngày càng đa dạng hơn của công chúng. Theo đó, nhiều bảo tàng phải tận dụng không gian không phù hợp, thậm chí không an toàn để hoạt động. Sự cố hỏa hoạn ở nhà trưng bày Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế hồi tháng 8/2022 là một ví dụ điển hình.
Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế là địa phương có tỷ lệ bảo tàng ngoài công lập cao (50%) với 5 bảo tàng đã được cấp phép hoạt động, phân bố chủ yếu trên địa bàn TP. Huế, gồm: Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu triều Nguyễn của nhà sưu tập Trần Đình Sơn (114 Mai Thúc Loan), Bảo tàng Gốm cổ sông Hương của nhà sưu tập Thái Kim Lan (120 Nguyễn Phúc Nguyên), Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (144 Đặng Thái Thân) và Bảo Mỹ thuật Cecile Le Pham (53 Hàm Nghi). Riêng Bảo tàng Nghệ thuật thêu XQ Huế của Công ty XQ Việt Nam (1 Phạm Hồng Thái) sau hơn 5 năm mở cửa, đến nay cũng đã ngưng hoạt động.
Hướng đến một bảo tàng xứng tầm
Nhìn nhận một cách khách quan, không thể phủ nhận sự nỗ lực đầu tư hiện đại hóa, nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, như: thuyết minh tự động bằng công nghệ mã quét (QR code), hỗ trợ khách tham quan thực tế ảo từ xa với công nghệ quét 3 chiều (3D), trưng bày đa phương tiện... Tuy nhiên, do phần lớn được tận dụng từ các không gian sẵn có nên bảo tàng ở Thừa Thiên Huế hầu như không được quy hoạch chặt chẽ và không gắn liền với quy hoạch đô thị.
Với việc lấy văn hóa làm một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc Trung ương (2025), trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á (2030) và thành phố Festival của châu Á (2045) thì xây dựng, hoàn thiện hệ thống các thiết chế văn hóa du lịch là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng. Trong đó, không thể không tính đến một bảo tàng xứng tầm với vị thế mà Huế đang hướng đến. Thực tế, Huế có hệ thống hiện vật vô cùng phong phú với hàng chục nghìn cổ vật và hàng chục bảo vật quốc gia, nhưng chưa có bảo tàng nào ở Thừa Thiên Huế có đủ điều kiện xếp hạng I. Đầu tư ngân sách cho việc hiện thực hóa một bảo tàng đạt chuẩn, hiện đại là yêu cầu bức thiết của Huế nhằm khắc phục tình trạng manh mún, lạc hậu hiện nay.
Xu hướng của thế giới cho thấy, ngoài chức năng sưu tầm, nghiên cứu, bảo quản, bảo tàng ngày càng chú trọng nhiều hơn đến lĩnh vực giáo dục. Khách tham quan hiện nay cũng đặt nhiều kỳ vọng vào bảo tàng là nơi họ được thỏa mãn nhu cầu thông tin một cách có hệ thống, cũng như là nơi có thể tương tác với không gian, thời gian, vật thể thông qua công nghệ hiện đại. Đây cũng là những tiêu chí không thể không tính đến để Huế xây dựng một bảo tàng mang tính khoa học, hiện đại, luôn sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi không ngừng đa dạng hóa và luôn thay đổi của công chúng. Dĩ nhiên, việc quy hoạch và thiết kế bảo tàng trước hết phải tạo nên điểm nhấn đặc biệt, hài hòa trong bức tranh đô thị Huế.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hủy thông báo mời đầu tư 2 dự án Khu nhà ở xã hội vốn đầu tư hơn 7.640 tỉ đồng
- ·Vụ rapper đốt sách vở quay MV: Chuyển cơ quan công an điều tra nếu có dấu hiệu hình sự
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 30 phát hành ngày 10/3/2019
- ·Áp lực trong việc nuôi con ở một số quốc gia châu Á
- ·TP.HCM sẽ có cầu Cần Giờ 11.000 tỉ đồng vào năm 2028
- ·AI làm tăng “khủng hoảng khí hậu”
- ·Người có giấy phép y tế nước ngoài sẽ được hành nghề y tại Hàn Quốc
- ·Ngành Dự trữ Nhà nước: Tiến tới “phủ sóng” công nghệ thông tin trên các hoạt động
- ·Lừa đảo nạp tiền qua yahoo chat
- ·Tẩy chay vắc xin: Hệ lụy khôn lường!
- ·Khổ thân đại gia chiều gái có chồng bất lực
- ·Đồn thổi hay chiêu thức thật?
- ·Hà Nội: Phát triển kinh tế quyết liệt như chống dịch Covid
- ·Quy trình mới về miễn thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh quốc phòng
- ·Tân Hưng: Nông dân thu hoạch lúa Đông Xuân sớm có lợi nhuận cao
- ·Nhiều mặt hàng có thuế suất bằng 0% khi xuất nhập khẩu từ Vương quốc Anh và Bắc Ai
- ·Thịt lợn sạch tại siêu thị vẫn giữ giá cao giữa cơn bùng phát dịch tả lợn châu Phi
- ·Nữ nhà văn Hàn Quốc Han Kang giành Giải Nobel Văn học 2024
- ·“Em thua kém cô ấy ở điểm gì?”
- ·Khai mạc “Ngày hội sản phẩm Quảng Trị tại Hà Nội năm 2023”