【xem bao bong da moi nhat hom nay】Đại học Ngoại thương: Thực hiện thí điểm tự chủ là cơ hội lớn
Đó là những chia sẻ của PGS.TS Bùi Anh Tuấn,ĐạihọcNgoạithươngThựchiệnthíđiểmtựchủlàcơhộilớxem bao bong da moi nhat hom nay Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương với phóng viên TBTCO xung quanh tình hình thực hiện tự chủ của Trường.
PV:Trường Đại học Ngoại thương (ĐHNT) là 1 trong 5 trường ĐH công lập đầu tiên thực hiện thí điểm tự chủ tài chính từ năm học 2005-2006 và thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP. Ông có thể cho biết, Nhà trường đã có những thay đổi như thế nào sau khi thực hiện tự chủ?
Ông Bùi Anh Tuấn: Trường ĐHNT luôn nhìn nhận việc thực hiện thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77 là một cơ hội lớn để Nhà trường có được bước phát triển đột phá, nâng cao chất lượng đào tạo và vươn lên tầm khu vực và thế giới. Tuy nhiên, cơ hội này sẽ chỉ có thể hiện thực hóa nếu có những thay đổi mạnh mẽ trong mọi mặt hoạt động, tác động toàn diện đến tất cả các yếu tố đảm bảo chất lượng của Nhà trường. Do đó, trong giai đoạn 2015-2017, Trường đã triển khai nhiều thay đổi.
Về chính sách tài chính, nhà trường luôn khuyến khích, động viên các giảng viên chủ động khai thác các nguồn thu bên ngoài, đặc biệt là nguồn kinh phí của các doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học. Riêng trong năm vừa qua, Trường đã có được 4 đề tài nghiên cứu khoa học đặt hàng của doanh nghiệp với tổng số kinh phí 520 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Trường đã chủ động tăng cường việc chi đầu tư, cải thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư vào cơ sở dữ liệu, coi nâng cao chất lượng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cân đối tài chính. Năm 2017, nhà trường đã xác lập 4 hướng nghiên cứu mũi nhọn với tổng mức kinh phí đầu tư cho 22 nhóm nghiên cứu trong giai đoạn 2017-2019 là hơn 3 tỷ đồng (riêng năm 2017 là 873 triệu đồng) với cam kết xuất bản 34 bài báo quốc tế trên các tạp chí uy tín.
Chính sách tài chính của Trường không chỉ hướng đến giảng viên mà còn hướng đến sinh viên, với mục tiêu phát huy hết tiềm năng trong sinh viên. Trường đã ban hành Quy định về hỗ trợ sinh viên, trong đó không chỉ mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại hình học bổng cho các bạn sinh viên xuất sắc hay có hoàn cảnh khó khăn mà còn giành một phần kinh phí để đầu tư, hỗ trợ các bạn sinh viên trong các hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Về học phí và chương trình đào tạo, với quan điểm mức học phí đi đôi với chất lượng đào tạo, Trường đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trong đó tập trung vào các chương trình đào tạo chất lượng cao, gắn với các tiêu chuẩn quốc tế. Trong 3 năm vừa qua, Trường đã mở ra nhiều chương trình đào tạo gắn với các tổ chức quốc tế như Chương trình cử nhân Kế toán – kiểm toán định hướng ACCA, chương trình cử nhân kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, hay chương trình quản trị khách sạn hợp tác với tập đoàn Imperial,… Các chương trình đào tạo này đếu hướng đến tiêu chuẩn quốc tế, với những cam kết về chất lượng và việc làm.
|
PV: Vậy, trong quá trình thực hiện tự chủ, Trường gặp khó khăn gì không, thưa ông?
Ông Bùi Anh Tuấn: Trường gặp phải một số khó khăn như, trong giai đoạn thực hiện thí điểm tự chủ phải tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Trong khi đó mức tăng nguồn thu từ học phí và lệ phí mới chỉ đảm bảo phần lương tăng thêm và bù đắp tiền giảng dạy của giảng viên, mà chưa đảm bảo được phần chi cho đầu tư và xây dựng cơ bản.
Trong giai đoạn mới của thí điểm tự chủ (2015-2017), bài toán quan trọng đặt ra là phải tập trung nguồn lực cho nâng cao chất lượng đào tạo khi nguồn lực đầu vào chưa có sự thay đổi đáng kể. Mặc dù tính trên tổng diện tích khuôn viên của cả 3 cơ sở, trường ĐHNT có đủ điều kiện về diện tích khuôn viên phục vụ cho giáo dục đào tạo (tổng khoảng 8,5 ha), nhưng khuôn viên tại cơ sở Hà Nội và cơ sở TP. Hồ Chí Minh còn rất hạn chế. Để nâng cao chất lượng đào tạo điều kiện về khuôn viên và cơ sở vật chất cũng là vấn đề cần phải được quan tâm trong thời gian tới.
Theo quy định Trường phải sử dụng toàn bộ lãi tiền gửi ngân hàng của nguồn thu học phí và các khoản thu sự nghiệp khác gửi ngân hàng thương mại để hỗ trợ sinh viên. Thực tế huy động tài trợ từ các tổ chức xã hội, các cá nhân trong và ngoài nước của trường ĐHNT cho thấy toàn bộ nguồn tài trợ huy động được hiện nay đều hướng tới hỗ trợ cho sinh viên và ngày càng gia tăng, việc huy động tài trợ cho các hoạt động thường xuyên hay hoạt động đầu tư là tương đối khó.
PV: Ông có những ý kiến đề xuất như thế nào về chính sách tài chính của Nhà nước để tạo điều kiện thụân lợi hơn nữa cho các trường khi tiến hành tự chủ?
Ông Bùi Anh Tuấn: Theo tinh thần của NQ77 về hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ lãi suất cụ thể để các trường có cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, đề nghị Nhà nước ủy quyền cho Nhà trường trong việc phê duyệt các danh mục đầu tư nhằm đảm bảo tính chủ động trong hoạt động đầu tư tăng cường cơ sở vật chất. Ngoài ra, nên cho phép nhà trường có cơ chế riêng về tuyển dụng, trả lương cho các chuyên gia, doanh nhân, chính khách trong nước và ngoài nước để trở thành giảng viên cơ hữu của trường, linh hoạt trong việc xác định tính “cơ hữu” của các giảng viên này, xác định đối tượng này là giáo viên cơ hữu nếu ký hợp đồng giảng dạy với nhà trường từ 12 tháng trở lên.
Đồng thời cho phép Trường thành lập các công ty, liên doanh liên kết với các trường, doanh nghiệp để thành lập công ty làm nơi thực hành và khởi nghiệp của sinh viên mà không bị giới hạn bởi các qui định về đầu tư ngoài ngành.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cho phép nhà trường đa dạng hóa nguồn tài chính, khai thác triệt để các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất của trường./.
Nhận xét về những chuyển biến sau khi nhà trường áp dụng cơ chế tự chủ, giảng viên Nguyễn Ngọc Đạt, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế cho biết: "Chúng tôi nhận thấy đã có những tiêu chí rõ ràng dành cho các công việc giảng dạy, nghiên cứu và quản lý; có những hướng phát triển cá nhân theo định hướng chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn của Nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường đã có những nguồn kinh phí hỗ trợ và các chính sách tham gia chương trình đào tạo dành cho hoạt động bồi dưỡng và phát triển chuyên môn. Về chính sách đãi ngộ, các khoản lương, thưởng đã được cải thiện tốt hơn rất nhiều, giúp giảng viên nâng cao đời sống và tập trung hơn vào công tác giảng dạy và Nghiên cứu khoa học". Sinh viên Bùi Thùy Linh, Khoa Quản trị kinh doanh K53 chia sẻ: " Vi mức học phí mà sinh viên Ngoại thương phải trả cho chương trình học tập theo tín chỉ, em thấy hoàn toàn hợp lý và phù hợp với sinh viên. Cơ sở vật chất và trang thiết bị được tu sửa và bổ sung thường xuyên để sinh viên có môi trường học tập vô cùng thoải mái và tiện lợi. Chương trình học tập hoàn toàn xứng đáng với mức học phí vì các thầy cô giảng dạy vô cùng tâm huyết. Bên cạnh đó Nhà trường còn có rất nhiều chương trình hỗ trợ sinh viên vì vậy sinh viên chúng em hoàn toàn an tâm học tập". |
Bùi Tư
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Rơi nước mắt trước cảnh tang thương của đồng bào miền núi phía Bắc
- ·Ra mắt phần mềm phát hiện dấu vết lừa đảo nTrust
- ·Cách kiểm tra RAM điện thoại
- ·Cách chuyển dữ liệu từ OPPO sang iPhone
- ·Đi làm ngày lễ, người lao động được hưởng 300% lương
- ·NASA chụp được điều sẽ xảy ra với Trái Đất 2 tỷ năm tới
- ·Du thuyền khám phá Disney tới Châu Á
- ·Hướng dẫn cách kiểm tra chip điện thoại Samsung
- ·Đăng ký xe máy biển thành phố, chỉ cần có người nhà?
- ·Hỗ trợ 500.000 đồng không đủ để người dân mua smartphone khi tắt sóng 2G
- ·Bé Phan Thị Lê Na mắc u não được ủng hộ gần 50 triệu đồng
- ·iPhone 17 Slim sẽ tập trung vào thẩm mỹ, đắt hơn Pro Max nhưng chỉ có 1 camera
- ·Cách chuyển dữ liệu từ OPPO sang iPhone
- ·Samsung muốn làm điện thoại gập siêu mỏng chỉ 7 mm
- ·Nhận 244 triệu đồng từ VietNamNet, bé Ngọc Hiền có cơ hội nhìn thấy ánh sáng
- ·Bị OpenAI 'cấm cửa' sẽ giúp ngành AI Trung Quốc đột phá?
- ·Gợi ý cách cài định vị giữa 2 điện thoại OPPO đơn giản
- ·Cách tạo phím tắt khóa màn hình iPhone
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 6/2020
- ·Làm thế nào để sử dụng iMessage trên máy tính Windows