【bd ty le nha cai】Kỳ vọng mục tiêu phát triển nhà ở xã hội năm 2023
Kỳ vọng mục tiêu phát triển nhà ở xã hội năm 2023
Năm 2023,ỳvọngmụctiêupháttriểnnhàởxãhộinăbd ty le nha cai Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất nhiều giải pháp để tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp.
Còn nhiều vướng mắc
Trong Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội(NOXH) đến năm 2030 mới được Bộ Xây dựng trình Chính phủ, sẽ cần tạo điều kiện cho DN huy động khoảng hơn 1,1 triệu tỷ đồng để thực hiện. Bên cạnh đó, hàng loạt khó khăn vướng mắc về pháp lý đã và đang tồn tại, nếu không được tháo gỡ sẽ khiến kế hoạch phát triển NOXH sẽ khó trở thành hiện thực.
Trong bối cảnh thị trường đang thiếu trầm trọng nguồn cung NOXH, nhiều DN muốn đầu tư, nhưng phải đối diện với nhiều thủ tục hành chính, lợi nhuận thấp và quy định chồng chéo. Hàng loạt vướng mắc khiến DN không thể triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng NOXH.
Hiện nay, cơ sở pháp lý về NOXH đang dần được điều chỉnh. Tuy nhiên hàng năm, Chính phủ đều có thông báo lãi vay cho loại hình nhà ở này, nhưng nguồn ngân sách, giải ngân không nhiều dẫn đến các gói vay mua của người dân chưa được đáp ứng kịp thời.
Đến nay, cả nước đã hoàn thành 275 dự án NOXH với quy mô khoảng 147.000 căn hộ. Gần 400 dự án với quy mô khoảng 375.000 căn hộ đang được triển khai. Kết quả phát triển NOXH trong thời gian qua chưa đạt được kỳ vọng.
Theo Bộ Xây dựng, không ít địa phương chưa quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu vực các dự án NOXH từ nguồn ngân sách địa phương. Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa thực sự quyết liệt trong công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN và người dân tham gia đầu tư xây dựng NOXH, dẫn đến thời gian chuẩn bị đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án kéo dài. Trong khi đó, nhiều DN sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp chưa quan tâm đến nhà ở cho công nhân, người lao động của mình.
Ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, một trong những khó khăn của việc triển khai thực hiện dự án NOXH là trình tự thủ tục còn phức tạp, kéo dài thậm chí còn chậm triển khai thực hiện ở một số địa phương.
Trên thực tế, Luật Nhà ở hiện hành chưa có quy định cho phép tổ chức DN, HTX thuộc đối tượng được mua, thuê, thuê mua NOXH trong khi nhu cầu đang rất lớn để cho người lao động ở. Bên cạnh đó, việc ưu đãi đối với DN không thực chất.
Các ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế… nhưng thực tế chủ đầu tư không được hưởng mà người dân mới được hưởng. Ưu đãi thuế đối với chủ đầu tư dự án NOXH, nhà ở công nhân chỉ để cho thuê không thực hiện được do pháp luật về thuế không có quy định. Tại nhiều địa phương chưa dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.
Năm 2023 sẽ chú trọng phát triển nhà ở xã hội
Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Cấn Văn Lực cho rằng, quy định không nhất thiết phải có 1 quỹ đất 20% trong khu công nghiệp hay khu này khu kia, nhưng phải giải quyết được 2 vấn đề là phải có quy hoạch rõ ràng. “Thứ nhất là khu công nghiệp phải có nhà ở cho công nhân, có NOXH. Thứ hai là với NOXH, nhà ở cho công nhân cần phải có hệ sinh thái, không ai ra ở khu NOXH với đồng không mông quạnh, ngập lụt hay đường trường trạm không có”, ông Lực chỉ ra.
Trước hàng loạt vướng mắc trong công tác phát triển NOXH, các chuyên gia cho rằng, giải pháp cấp thiết hiện nay là cần sớm gỡ bỏ các “nút thắt” do khó khăn về nguồn vốn hỗ trợ, quỹ đất cũng như cải cách mạnh về thủ tục hành chính để thu hút các DN tham gia đầu tư. Một vấn đề quan trọng khác là phải khắc phục được tình trạng mua bán NOXH không đúng đối tượng, biến việc này trở thành hoạt động đầu cơ, trục lợi.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, nhiều doanh nghiệp đang chật vật với những thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; không ít doanh nghiệp có "đốc" nhưng cũng không được cấp phép xây dựng và phải chờ đợi rất lâu.
Vì vậy, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo để thúc đẩy đầu tư các dự án nhà ở nói chung, trong đó có các dự án nhà ở xã hội. Qua đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Giải pháp đầu tiên là sửa đổi các quy định pháp luật, trong đó, Chính phủ đã sửa đổi một số điều tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định số 49/2021/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100) cũng đã sửa đổi theo hướng cải cách thủ tục hành chính, làm rõ các quy định theo hướng dễ thực hiện.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để thúc đẩy phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Thông báo Kết luận số 242/TB-VPCP đã nêu rõ các nhiệm vụ của các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương phải tích cực triển khai thực hiện các dự án nhà ở, bao gồm nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp.
Thêm vào đó, theo quy định pháp luật, việc thực hiện các dự án đầu tư này đã được phân cấp, giao cho các toàn quyền quyết định về thủ tục.
Về nguồn lực cho nhà ở xã hội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết có hai nguồn lực. Nguồn đầu tiên từ ngân sách nhà nước thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến nay, ngân sách đã cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội gần 3.163 tỷ đồng.
Nguồn thứ hai được xác định theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội huy động bằng nguồn trái phiếu Chính phủ, có bảo lãnh của Chính phủ với 15 nghìn tỷ đồng.
Từ hai nguồn này, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay 9.994 tỷ đồng, cho 27.894 khách hàng vay để mua nhà ở xã hội. Trong số dư nợ trên, có 3.717 tỷ đồng thuộc chương trình phục hồi, với số lượng 9.527 khách hàng.
Cùng với đó là sử dụng nguồn của các ngân hàng thương mại cho vay, nhưng có cơ chế ưu đãi của Nhà nước. Phó Thống đốc cho biết, phần này các bộ, ngành chức năng đang xem xét việc cấp bù phần ưu đãi cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hiện chưa có tiền và chưa hoàn thiện cơ chế, nhưng các ngân hàng thương mại đang rất sẵn sàng.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, có nguồn ngân hàng thương mại cho vay những lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ người dân mang tính chất thương mại nhưng giá rẻ, trực tiếp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
"Đây cũng là một trong những chủ trương nhiều năm qua, đặc biệt trong năm 2022 và năm 2023. Ngân hàng Nhà nước vẫn xác định đây là đối tượng khuyến khích và đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung cho vay", ông Tú nói.
- ·Đất chuyển nhượng, thủ tục cấp giấy QSD như thế nào?
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm: Đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong về khoa học
- ·Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
- ·Nước mắt người vợ trẻ bán lúa chạy thận cho chồng
- ·Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công
- ·Thủ tướng phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
- ·Chủ tịch Quốc hội: Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc
- ·Ở nhà thuê không sổ đỏ, làm sao nhập khẩu Hà Nội?
- ·Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024
- ·Quy hoạch ‘treo’ làm nghèo, dân khổ
- ·Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh
- ·Kiểm sát công tác tạm giữ, tạm giam
- ·Dự kiến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan báo chí
- ·Sau 10 năm thành lập, tổng dư nợ cho vay của HDBank Long An đạt trên 2.100 tỉ đồng
- ·Triệt xóa điểm cờ bạc trong vườn cây
- ·Thủ tướng tiếp lãnh đạo tập đoàn đầu tư tổ hợp lọc hóa dầu hơn 5 tỷ USD tại Việt Nam
- ·Còn nhiều băn khoăn về quy định tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử
- ·Rượu: “Không thích ngon vì còn ham rẻ”
- ·Infographics: Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ