【kết quả fluminense】Tăng tính minh bạch của công ty chứng khoán
Thị trường chứng khoán: Chỉ số tăng tốc,ăngtínhminhbạchcủacôngtychứngkhoákết quả fluminense thanh khoản lao dốc | |
10 công ty chứng khoán được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vinh danh | |
Rủi ro của thị trường chứng khoán có xu hướng gia tăng | |
Trách nhiệm bảo mật thông tin của các công ty chứng khoán | |
"Mạnh tay" đình chỉ hoạt động của các công ty chứng khoán |
Có nhiều đề xuất quanh việc “siết” hoạt động của các công ty chứng khoán. Ảnh: ST |
Nâng cao trách nhiệm với khách hàng
Tại dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán đã có nhiều đề xuất xung quanh việc quản lý hoạt động của các công ty chứng khoán. Một trong những điểm đáng chú ý là nhà quản lý đề xuất các quy định nhằm nâng cao trách nhiệm liêm chính của công ty chứng khoán với khách hàng.
Theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), tại Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, Quốc hội đã trao nhiều quyền hơn cho Uỷ ban Chứng khoán trong điều hành, phát triển thị trường để phù hợp với tính chất biến động nhanh chóng của bối cảnh trong nước và quốc tế. Do vậy, với tư cách là cơ quan chuyên quản lý về thị trường chứng khoán, hơn ai hết, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cần thấu hiểu “sức khỏe” của từng công ty chứng khoán, nên biết cách quản lý làm sao cho tốt nhất, chặt chẽ nhất để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cũng như tính minh bạch của thị trường. Thời gian tới, sau khi Luật Chứng khoán đi vào cuộc sống, kỳ vọng rằng các công ty chứng khoán sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả, tôn trọng quyền lợi của nhà đầu tư và góp phần tạo ra một sân chơi lành mạnh. |
Cụ thể, liên quan đến nguyên tắc hoạt động nghiệp vụ, điểm mới là công ty chứng khoán có trách nhiệm trung thực với khách hàng, không được xâm phạm tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của khách hàng... Theo đó, công ty chứng khoán phải thiết lập một bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm thông tin liên lạc với khách hàng và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Khi tư vấn cho khách hàng giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán phải thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng. Công ty chứng khoán cũng phải công bố về mức phí giao dịch chứng khoán trên trang thông tin điện tử của công ty...
Thực tế hiện nay tại mỗi công ty chứng khoán luôn có bộ phận dịch vụ khách hàng đảm đương việc nắm bắt thông tin của khách hàng và giải quyết các thắc mắc. Bởi vậy, việc Bộ Tài chính cũng như Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu phải thành lập một bộ phận chuyên trách không gây khó khăn đáng kể với công ty chứng khoán. Theo đại diện một công ty chứng khoán, đơn vị này sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu mới theo Luật Chứng khoán. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình hiện tại, công ty sẽ phải cơ cấu lại một số bộ phận chức năng để đáp ứng tốt yêu cầu của nhà quản lý.
Một điểm mới nữa trong lần sửa đổi chính sách này với hoạt động của công ty chứng khoán là các nội dung mới về quản trị rủi ro. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, hệ thống quản trị rủi ro của công ty chứng khoán phải bao gồm một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, một cơ chế vận hành thống nhất và một bộ quy trình rủi ro ít nhất xử lý năm loại rủi ro trọng yếu gồm: rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý. Công ty chứng khoán còn phải quản lý trạng thái tập trung rủi ro gắn với các rủi ro trọng yếu... Cơ quan soạn thảo đề xuất, hệ thống quản trị rủi ro được thiết lập phải đảm bảo công ty chứng khoán có khả năng xác định, đo lường và theo dõi, báo cáo và xử lý một cách hiệu quả các rủi ro trọng yếu, đồng thời đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tại mọi thời điểm. Cùng với đó, công ty chứng khoán phải đảm bảo các bộ phận tác nghiệp và bộ phận quản trị rủi ro được tổ chức tách biệt, độc lập với nhau, người phụ trách bộ phận tác nghiệp không đồng thời phụ trách bộ phận quản trị rủi ro và ngược lại. Về vấn đề này, nhiều công ty chứng khoán cũng cho rằng đây là điều hoàn toàn cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của công ty. Tuy nhiên, họ cũng kỳ vọng để đáp ứng tốt hơn các chuẩn về quản trị rủi ro mới, nhà quản lý cần tiếp tục hỗ trợ về các mặt như: cơ chế pháp lý cần rõ ràng, có tính dễ dự đoán và ổn định cao; đồng thời kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai các quy định mới...
“Siết” các nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
Cũng tại dự thảo này, cơ quan soạn thảo đã xây dựng những quy định về nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. Theo đó, Bộ Tài chính quy định việc bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng được thực hiện theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành, chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
Cụ thể, công ty chứng khoán không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn hoặc là người bảo lãnh chính trong các trường hợp công ty chứng khoán độc lập hoặc cùng công ty con hoặc cùng với người có liên quan sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành, hoặc có quyền kiểm soát tổ chức phát hành, hoặc có quyền bổ nhiệm giám đốc (tổng giám đốc) của tổ chức phát hành.
Ngoài ra, công ty chứng khoán không được bảo lãnh phát hành chứng khoán khi tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán và tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức phát hành do cùng một cá nhân hoặc một tổ chức nắm giữ. Hoặc trong trường hợp tổ chức phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con hoặc cùng với người có liên quan sở hữu từ 20% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán, hoặc có quyền kiểm soát công ty chứng khoán, hoặc có quyền bổ nhiệm giám đốc (tổng giám đốc) của công ty chứng khoán…
Bộ Tài chính cũng lưu ý công ty chứng khoán nhận bảo lãnh phát hành chứng khoán phải mở tài khoản riêng biệt tại ngân hàng thương mại để nhận tiền đặt mua chứng khoán của nhà đầu tư.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cá mập mắc kẹt ở bờ biển Côn Đảo
- ·Hậu Giang phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng 1/2000 KCN Đông Phú 2
- ·Quảng Bình đặt mục tiêu thu tiền sử dụng đất năm 2023 là 3.240 tỷ đồng
- ·Nhà đầu tư bất động sản rục rịch đón sóng dịp cuối năm
- ·Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế
- ·Ông lớn địa ốc tại Trung Quốc “ngã ngựa”, Việt Nam ứng phó thế nào?
- ·Hàng trăm dự án tại TP.HCM chờ gỡ vướng pháp lý
- ·Xuất hiện dấu hiệu phục hồi, sự trở lại của Condotel có gì đặc biệt?
- ·Hô biến dừa ủng, dừa ôi, dừa hết 'đát' thành dừa trắng
- ·Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) vẫn còn nhiều lấn cấn
- ·Mẹ chồng ơi, cho con xin lỗi!
- ·Ra quân lập lại trật tự đô thị trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một: Tạo không gian cho người đi bộ
- ·Mong khó khăn của thị trường bất động sản trở thành nội dung của kỳ họp bất thường
- ·Nhà đầu tư bất động sản rục rịch đón sóng dịp cuối năm
- ·Ly hôn xong, muốn thay đổi họ cho con theo mẹ?
- ·Các nút thắt của thị trường chưa được tháo, doanh nghiệp bất động sản buộc bụng
- ·Áp đặt hành chính, nhà đầu tư có tiềm lực có thể bị loại
- ·Tuyên truyền pháp luật cho công nhân, những cách làm thiết thực
- ·Lên chùa và ước vọng Xuân
- ·GS.TS. Hoàng Văn Cường: Điều kiện áp dụng phương pháp thặng dư vẫn chưa rõ