【bảng xếp hạng hạng nhì anh】Nguy cơ EU bị xáo trộn vì mất lòng tin
Trong khi Anh đang khẩn trương tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit thì Thổ Nhĩ Kỳ lại nỗ lực tìm kiếm giải pháp gia nhập tổ chức này. Kẻ xin vào,ơEUbịxotrộnvmấbảng xếp hạng hạng nhì anh người đòi ra đã làm xáo trộn, ảnh hưởng đến uy tín EU.
Nguồn: SKY.COM
Mặc dù đã được cử tri bỏ phiếu chọn Brexit từ tháng 6-2016, nhưng hiện tại Anh vẫn còn loay hoay với tiến trình rời EU. Theo đó, Chính phủ Anh chưa có kế hoạch toàn diện về việc nước này rời EU và chiến lược về Brexit có thể không được nhất trí trong 6 tháng nữa do những chia rẽ trong chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May. Hiện các bộ trong Chính phủ Anh đang nỗ lực thực thi hơn 500 dự án liên quan tới Brexit và có thể cần phải bổ sung thêm khoảng 30.000 nhân sự phục vụ cho việc này. Do vậy Brexit sẽ chậm hơn so với dự kiến. Về vấn đề này, Thủ tướng Theresa May khẳng định, Anh sẽ bắt đầu tiến trình đàm phán rút khỏi EU từ cuối tháng 3-2017, mặc dù về mặt thủ tục, tiến trình đàm phán với EU vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Tòa Thượng thẩm Anh đã ra phán quyết Chính phủ Anh cần phải nhận được sự phê chuẩn của Quốc hội trước khi kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon khởi động tiến trình đàm phán dự kiến kéo dài 2 năm đưa Anh ra khỏi EU.
Việc Brexit được khởi động là do bất đồng giữa Anh và EU. Mặc dù cả hai phía đều biết rõ Brexit sẽ dẫn đến thiệt hại về kinh tế, xã hội và cả quốc phòng trong EU nói chung và nước Anh nói riêng. Tuy nhiên, EU thật sự không còn hấp dẫn với Anh vì nhiều lý do. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ lại muốn gia nhập EU. Hiện Ankara đang dự kiến sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân vào năm tới về việc quốc gia này có tiếp tục các cuộc đàm phán gia nhập EU hay không. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã chỉ trích việc Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz để ngỏ khả năng có thể trừng phạt Ankara liên quan đến việc bắt giữ các chính trị gia và nhà báo mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc có liên quan đến khủng bố.
Mới đây, trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tại thủ đô Ankara, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh ông ủng hộ quan hệ tốt đẹp hơn giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, dù thừa nhận Berlin và Ankara vẫn còn bất đồng quan điểm về chiến dịch truy quét mà chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15-7.
Thực tế, căng thẳng giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng thời gian qua sau khi chính quyền Tổng thống Erdogan bắt giữ khoảng 35.000 đối tượng tình nghi liên quan tới vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7, đồng thời sa thải hoặc đình chỉ công tác khoảng 100.000 người thuộc quân đội, cảnh sát, ngành tư pháp, công chức nhà nước. EU cũng phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến khôi phục hình phạt tử hình.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Lubomir Zaoralek cho rằng EU cần thận trọng và có giới hạn trong mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên ông Zaoralek cũng khẳng định rằng việc duy trì mối quan hệ ổn định có lợi cho cả EU và Thổ Nhĩ Kỳ, trước hết là nhằm mục đích giải quyết dòng người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ đổ tới châu Âu qua đường Hy Lạp.
Nhìn một cách toàn diện, EU là khối liên minh lớn có nhiều uy tín cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng và đối ngoại trên thế giới. Tuy nhiên thời gian gần đây, nhiều vấn đề liên quan như nợ công của EU quá lớn, khủng hoảng làn sóng người di cư tị nạn vào EU chưa có lối thoát, việc mở cửa nhất thể hóa của EU làm mất chủ quyền biên giới các nước thành viên, khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2008 đến nay vẫn chưa được phục hồi đã dẫn đến khủng hoảng xã hội, an ninh và đối ngoại… từ đó làm EU mất lòng tin và vị thế trong khối. Theo khảo sát tại 10 quốc gia EU gần đây, hầu hết tỷ lệ người dân hoài nghi về những lợi ích của việc ở lại khối EU thường cao hơn tỷ lệ đồng thuận. Thậm chí, ở một số quốc gia giàu có và là thành viên lâu đời như Đức, tỷ lệ người ủng hộ EU cũng còn không quá 50% và đang có xu hướng giảm. Tại Pháp, tỷ lệ này ở mức 38% trong vòng 1 năm qua, trong khi số người ủng hộ EU giảm khoảng 17%. Tỷ lệ người dân các quốc gia thành viên phản đối EU tăng dần theo thời gian đã cho thấy uy tín của khối liên minh này càng sụt giảm. Do vậy, việc Anh rời khỏi EU là điều tất yếu. Đây cũng là nguy cơ khiến nhiều quốc gia thành viên đi theo con đường của Anh. Điều này có thể dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ xin gia nhập EU sẽ không thành hiện thực.
HN tổng hợp
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cảnh báo nguy cơ nhiễm Covid
- ·Microsoft nói dối người dùng suốt 3 năm qua
- ·Giá Bitcoin biến động mạnh, tụt xuống chạm mốc 18.000 USD
- ·Retex thắng Viet Solutions 2022: startup trẻ tham vọng số hóa ngành dệt may
- ·Cần một tầm nhìn đa chiều về văn hóa doanh nghiệp
- ·Meta vẫn chi hàng triệu USD để bảo vệ sếp cũ
- ·Việt Nam chia sẻ câu chuyện phổ cập kỹ năng số qua Tổ công nghệ cộng đồng
- ·HDBank nhận bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính
- ·Tăng chất lượng khám chữa bệnh với bệnh án điện tử
- ·Nơi không có Internet suốt 2 năm trời
- ·Mưa lũ ở miền núi phía Bắc: Thêm những thống kê tang thương về số người chết và mất tích
- ·Hãng thiết bị chip Mỹ thiệt hại tiền tỷ vì lệnh cấm Trung Quốc
- ·Bán iPhone 14 không lời bằng phụ kiện
- ·Ấn Độ ấn tượng về khả năng đổi mới sáng tạo, hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam
- ·Vụ hiệp sĩ Sài Gòn bị đâm tử vong: Chủ nhân xe SH chính thức lên tiếng về phát ngôn gây ‘sốc’
- ·YouTube sắp giới hạn độ phân giải của người dùng miễn phí
- ·Bee Logistics nhận giải ABA năm thứ hai liên tiếp
- ·Viettel sẽ tham gia vận hành 35 trạm thu phí tại 3 miền Bắc – Trung – Nam
- ·Phát hiện ‘cụ’ thông cổ thụ hơn 1.230 tuổi vẫn tiếp tục phát triển
- ·Ngân hàng thuần số TNEX ra mắt với chính sách "5 không"