【u21 na uy】WTO hạ mạnh mức dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu 2016
Với cảnh báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang ở mức tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009,ạmạnhmứcdựbáotăngtrưởngthươngmạitoàncầu21 na uy ngày 27/9, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã hạ mạnh mức dự báo tăng trưởng thương mại thế giới trong năm nay, cụ thể giảm 1,1% từ mức 2,8% đưa ra trong dự báo hồi tháng Tư vừa qua xuống 1,7%.
Dự báo mới nhất này cũng giảm mạnh so với dự báo mức tăng trưởng "mơ ước" 3,9% mà các chuyên gia WTO thông báo cách đây một năm.
Tương tự, WTO cũng hạ mạnh mức dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2017, dao động trong khoảng từ 1,8% đến 3,1% so với dự báo 3,6% trước đó.
Theo WTO, căn cứ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm nay chỉ ở mức 2,6%, năm 2016 sẽ là năm chứng kiến tăng trưởng thương mại và sản lượng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009, được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái hồi thập niên 30 của thế kỷ trước.
Sự sụt giảm này đặc biệt rõ nét tại các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Brazil và khu vực Bắc Mỹ.
Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo cảnh báo sự suy giảm tăng trưởng thương mại là rất nghiêm trọng và cần phải nâng mức báo động.
Một vài dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của thương mại toàn cầu trong quý 2 như gia tăng vận chuyển hàng hóa container tại cảng hay các đơn hàng xuất khẩu tại Mỹ. Tuy nhiên, nhiều yếu tố không chắc chắn đang tác động đến triển vọng phục hồi trong những tháng cuối năm nay và năm sau như biến động về tài chính do thay đổi chính sách tiền tệ ở các nước phát triển hay tác động xấu từ Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu).
Ngoài ra, còn một yếu tố khác tác động tới thương mại toàn cầu là xu hướng bảo hộ mậu dịch của các nước.
Trong báo cáo giữa năm về phát triển gắn liền với thương mại công bố cuối tháng 7 vừa qua, Tổng Giám đốc WTO Azevedo đã cảnh báo các nước thành viên cần tránh thiết lập các rào cản thương mại và "phải thúc đẩy thương mại" nhằm đối phó với sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế thế giới.
Tính từ giữa tháng 10/2015 đến giữa tháng 5/2016, trung bình mỗi tháng các nước thành viên WTO đưa ra tới 22 biện pháp hạn chế thương mại mới, so với mức chỉ khoảng 15 biện pháp/tháng trước đó.
Các nền kinh tế G20, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Canada cũng đang thắt chặt kiểm soát nhập khẩu, mà theo các nước này, là để đối phó với những “bất công” trong ngoại thương./.
Theo TTXVN
(责任编辑:La liga)
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời chất vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà
- ·Làm rõ bản chất vụ án bà trùm Mười Tường và đánh bạc nghìn tỷ ở An Giang
- ·Quốc hội thông qua cơ chế đặc thù phát triển 4 tỉnh, thành
- ·Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- ·Lào sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lớn của Việt Nam
- ·Hợp tác Việt Nam
- ·Bà Nguyễn Thị Kim Tiến bị kỷ luật cảnh cáo, miễn nhiệm chức Trưởng Ban
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·Hơn 300 hộ dân khát khao nước sạch
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Tổng Bí thư gửi Thư chúc mừng Diễn đàn các đảng Marxist trên thế giới
- ·Tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid
- ·Chủ tịch TP.HCM: Khi người dân quay lại TP phải có chỗ ở tốt hơn
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tiếp Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery
- ·Công bố quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục An ninh điều tra, Bộ Công an
- ·Tuyên án hơn 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Hà Nội đề nghị bổ sung 6 triệu liều vắc xin AstraZeneca và Pfizer