【lịch thi đấu vleag】“Một miếng... bằng một gói...”
Tấm lòng cho đi
Liên lạc để gặp được chị Lê Thị Thu Hà (khu phố Phú Tân,ộtmiếngbằngmộlịch thi đấu vleag phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài), chủ một số mặt bằng cho thuê tại thành phố Đồng Xoài, chúng tôi đã phải “uốn bảy tấc lưỡi”. Chị Hà chia sẻ, việc mình làm là vì người khác song cũng vì mình nên không có gì đặc biệt. Nhưng chị đâu biết rằng, hành động của chị tốt đẹp biết bao!
Sở hữu 4 mặt bằng cho thuê, tính bình quân mỗi tháng chị Hà có thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Nhưng do tình hình dịch Covid-19, mặt bằng trên quốc lộ 14 thỏa thuận cho Công ty xây dựng Phúc Gia Khang thuê mỗi tháng 70 triệu đồng làm văn phòng từ đầu năm 2020 vẫn chưa ký hợp đồng. Hiểu rõ tình hình công ty chưa thể hoạt động do dịch, chị không phá vỡ thỏa thuận mà vẫn dành mặt bằng cho công ty thuê.
Máy móc, nhà xưởng ngưng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong ảnh: Mặt bằng cho thuê nhà xưởng mỗi tháng 85 triệu đồng của chị Lê Thị Thu Hà, do tình hình dịch bệnh chị đã giảm 50% chi phí thuê
Mặt bằng thứ 2 đó là khu nhà xưởng có diện tích hơn 3.000m2, mặt tiền hơn 10m trên đường ĐT741 thuộc khu phố Tân Trà, phường Tân Bình. Giá cho thuê mỗi tháng 85 triệu đồng. Năm 2020, chị Hà dự tính tăng giá thêm 10 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, tình hình dịch Covid-19 khiến chủ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đến thời điểm này, nhà xưởng phải đóng cửa. Hai mặt bằng còn lại chị đều cho thuê 10 triệu đồng/mặt bằng. Nhưng hiện 2 chủ kinh doanh đều đã đóng cửa tiệm từ ngày 1-4 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
“Nhìn thấy rõ khó khăn chung, tôi đã chủ động giảm 50% tiền cho thuê mặt bằng nhà xưởng, miễn tiền thuê 2 mặt bằng còn lại trong tháng 4. Nếu tình hình kinh doanh vẫn “đóng băng”, tôi sẽ tiếp tục miễn giảm cho người thuê mặt bằng. Quan điểm của tôi là tương trợ lẫn nhau. Người đi thuê đang gặp khó khăn thì mình hỗ trợ, sau này họ hoạt động trở lại đôi bên lại cùng có lợi” - chị Hà chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Minh Loan (khu phố Phú Tân, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài) là giáo viên Trường tiểu học Tiến Thành. Từ tết đến nay, chị không đi dạy nên thu nhập cũng bị ảnh hưởng. Nhưng từ khó khăn của mình nhìn rộng ra thấy khó khăn của người khác nên chị đã không thu tiền mặt bằng cho thuê kinh doanh trà sữa, giải khát trên đường Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, dù giá cho thuê mỗi tháng 8 triệu đồng. Chị Loan cho rằng: “Khó khăn là chung của tất cả mọi người. Họ kinh doanh được thì mới có tiền trả mặt bằng cho mình. Tôi mong những người có mặt bằng cho thuê cùng chia sẻ khó khăn để vượt qua đại dịch”.
...Và sự cảm kích của người nhận
Ký hợp đồng nhưng chưa kịp khai trương thì quán trà sữa, giải khát Kun Tea trên đường Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, của chị Trần Thị Thanh Hằng phải dừng hoạt động bởi dịch Covid-19. Chi phí sang sửa quán hơn 500 triệu đồng cộng thuê mặt bằng mỗi tháng 8 triệu đồng là số tiền không nhỏ. Chưa biết phải xoay xở sao thì chị Hằng nhận được tin nhắn của chủ mặt bằng “chưa thu tiền đến khi nào quán khai trương đi vào hoạt động”. Dòng tin nhắn giải quyết được nỗi lo bấy lâu của chị Hằng. Cảm kích trước hành động của chủ cho thuê, chị chỉ biết nói lời cảm ơn và mong xã hội lan tỏa tấm lòng như chị.
Trong lĩnh vực kinh doanh, ngừng một ngày hoạt động cũng phải tính toán đến lời lỗ, huống chi kéo dài gần cả tháng. Vốn đầu tư, nhân công, mặt bằng là dòng tiền xoay vòng khép kín khi hoạt động mới có khả năng thanh toán. Được hỗ trợ miễn, giảm tiền thuê mặt bằng thời điểm này là cứu tinh của những người kinh doanh. Chị Trần Thị Thanh Hằng |
Vợ chồng chị Luân Thị Bích Nga, chủ quán Galaxy BBQ trên đường Lý Thường Kiệt đã thuê mặt bằng và kinh doanh quán ăn được 3 năm. Từ khi tạm đóng cửa quán theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, vợ chồng chị chỉ loanh quanh ở nhà. Vì vậy, khoản thuê mặt bằng 10 triệu đồng/tháng trở thành nỗi lo mỗi ngày. Đúng lúc này, vợ chồng chị nhận được cuộc điện thoại “giải cứu” của chủ nhà cho thuê “miễn tiền thuê trong tháng 4”. Xúc động, vợ chồng chị Nga cho biết đã yên tâm trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội. “Đây là động lực để những người kinh doanh có điều kiện tiếp tục công việc sau khi dịch đi qua” - chị Nga chia sẻ.
Theo tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi được biết rất nhiều người khác cũng có tấm lòng sẻ chia “một miếng khi đói” như chị Hà, chị Loan. Song họ đều nghĩ, việc làm của mình còn nhỏ bé so với những người đang ngày đêm ở tuyến đầu phòng, chống dịch hay những người hiến tặng cả “cây ATM gạo”... Còn với chúng tôi, những hành động “cho đi” của tất cả mọi người đều đẹp và xứng đáng được tôn vinh. Mỗi hành động đẹp là một bông hoa, mỗi bông hoa sẽ tạo nên vườn hoa đẹp và chúng tôi gọi đó là vườn hoa tình người!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hà Nội hạn chế tụ tập đông người đến hết ngày 15/4/2020
- ·Góp ý dịch vụ của Xanh SM, khách có thể nhận tới 5 triệu đồng
- ·Bưu điện Việt Nam mở rộng mô hình bưu tá giao hàng bằng xe điện
- ·5 mẫu ô tô điện giá trên 1 tỷ đồng
- ·Thủ tướng: Công tác phi chính phủ nước ngoài là nhiệm vụ đối ngoại quan trọng
- ·Bước tiến lớn với pin silicon: Sạc siêu nhanh 2.000 chu kỳ, 80% trong 10 phút
- ·'Rừng An Lành'
- ·5 lợi ích khi sử dụng xe máy điện
- ·Khởi tố vụ án thuốc ung thư chế bằng bột than tre
- ·Những mẹo hay giúp đi xe điện lâu hết pin nhất
- ·Áp thấp nhiệt đới 'tấn công' Nam Định
- ·Bất ngờ về sự khác biệt giữa xe máy điện và xe đạp điện
- ·Loại gỗ nhân tạo mới chịu được bão gió cấp 13
- ·Hà Nội xanh hóa xe buýt: Phát thải thấp hơn diesel chỉ 15%, có nên coi xe CNG là xe xanh?
- ·Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội, TPHCM đánh giá toàn diện chất lượng không khí
- ·Cấu tạo bên trong của xe máy điện có gì đặc biệt?
- ·Hành trình 1 năm Xanh SM đồng hành cùng Quỹ Vì tương lai xanh
- ·Những lý do người dùng nên rửa xe đạp điện, xe máy điện thường xuyên
- ·Chuyên gia ADB: Các chính phủ khu vực Đông Á mới nổi linh hoạt khi ứng phó với tác động của đại dịch
- ·Loại hoa quen thuộc trồng trong vườn nhà có tác dụng chữa bệnh