【giải ngoại hạng ý】Nâng cao chất lượng phục vụ, tạo thuận lợi phát triển thương mại
Trong đó,ângcaochấtlượngphụcvụtạothuậnlợipháttriểnthươngmạgiải ngoại hạng ý Hải quan Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 hoạt động hải quan sẽ được số hóa trên nền tảng hệ sinh thái hải quan thông minh. Để rõ hơn về tầm nhìn phát triển trong 10 năm tới của ngành Hải quan, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành.
PV:Xin ông cho biết đôi nét về thành quả cải cách hiện đại hóa hải quan mang lại lợi ích cho doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế mà ngành Hải quan đạt được, trên cơ sở thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 theo Quyết định 448/QĐ-TTg?
Ông Mai Xuân Thành:Trong giai đoạn 2011 - 2020, khối lượng công việc của ngành Hải quan tăng lên nhanh cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cụ thể là số tờ khai tăng 229% (từ 4,63 triệu tờ khai lên 13,7 triệu tờ khai), kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 268% (từ 203,7 tỷ đồng lên 545,32 tỷ đồng), số thuế thu tăng 160% (từ 217.014,76 tỷ đồng lên 347.280,7 tỷ đồng), trong khi đó, số lượng biên chế không tăng thêm.
Ông Mai Xuân Thành |
Khối lượng công việc lớn nên đặt ra cho ngành Hải quan phải tích cực triển khai Chiến lược phát triển ngành Hải quan theo Quyết định 448/QĐ-TTg (ngày 25/3/2011) và chiến lược được Bộ Tài chính phê duyệt.
Chúng tôi đã nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước để áp dụng quản lý hải quan hiện đại vào quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, theo đó, cơ quan hải quan thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ phương thức thủ công sang phương thức điện tử. Triển khai áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, phân luồng, tạo ra các luồng xanh, vàng, đỏ với thời gian thông quan khác nhau. Thời gian tiếp nhận và thông quan đối với tờ khai luồng xanh chỉ từ 1-3 giây.
Đến nay nhiều cải cách của ngành Hải quan đạt được đã có tác động và sức lan tỏa lớn, góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, song cũng đảm bảo an ninh, an toàn hàng hóa ra vào Việt Nam, góp phần bảo vệ sức sản xuất trong nước, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, làm bình đẳng, lành mạnh môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu.
PV:Năm 2021 là năm bản lề để Hải quan Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021 - 2030. Xin ông cho biết mục tiêu cốt lõi tầm nhìn trong 10 năm tới của ngành Hải quan?
Ông Mai Xuân Thành:Mục tiêu tổng quát Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021 - 2030 là xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình hải quan thông minh. Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, DN trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan và thu thuế hiệu quả, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.
Mục tiêu đột phá trong tạo thuận lợi thương mại
Đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới, đột phá trong tạo thuận lợi thương mại, ngành Hải quan đặt mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành hải quan số, trong đó, hoàn thiện môi trường làm việc điện tử trong ngành Hải quan; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số với hệ thống chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
Đến năm 2030: 100% các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với các loại hình cơ bản được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử, tiến tới được số hóa.
Trong đó, chúng tôi chú trọng việc tiếp tục xây dựng nền tảng pháp luật về hải quan hiện đại, đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc xây dựng, triển khai mô hình hải quan thông minh và thực hiện nhiệm vụ đầu mối kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu. Các quy định pháp luật về hải quan và pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có tính gắn kết chặt chẽ, thống nhất. Cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng minh bạch, đơn giản, thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới nhằm giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục thông quan, giải phóng hàng.
PV:Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021 - 2030 có đề cập đến phát triển hải quan số, hải quan thông minh, xin ông cho biết cụ thể hơn về định hướng này?
Ông Mai Xuân Thành:Hải quan Việt Nam xác định hải quan thông minh là mô hình có mức độ tự động hóa cao, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới và hiện đại trên nền tảng số, phi giấy tờ, đảm bảo minh bạch, công bằng, hiệu lực, hiệu quả, có khả năng dự báo, thích ứng với sự biến động của thương mại quốc tế và yêu cầu quản lý của cơ quan hải quan, yêu cầu chia sẻ, kết nối với các bộ, ngành, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, phục vụ người dân, DN.
Theo đó, chúng tôi xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan tập trung, tích hợp thông minh đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống, với nền tảng số, phù hợp với kiến trúc chính phủ điện tử, chính phủ số, chuẩn mực quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu khoa học, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về hải quan trong tình hình mới, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, kết nối với các đối tác thương mại của Việt Nam… trên nền tảng hải quan số, hải quan thông minh.
PV:Xin cảm ơn ông!
Đổi mới tổ chức tinh gọn bộ máy hải quan theo vùng Tổng cục Hải quan cho biết, Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021 - 2030 quan tâm đến việc đổi mới tổ chức bộ máy hải quan với cơ cấu gọn nhẹ, giảm đầu mối trung gian đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình hải quan thông minh và thực hiện nhiệm vụ đầu mối kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu. Cụ thể, bộ máy hải quan được xây dựng tổ chức 3 cấp (cấp tổng cục, cấp vùng và cấp chi cục) theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối trung gian, không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý theo mô hình nghiệp vụ hải quan tập trung, thông minh. Tổ chức hoạt động của bộ máy theo hướng mỗi Hải quan Vùng chỉ có một địa điểm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan; việc kiểm tra thực tế, giám sát hàng hóa, theo dõi quản lý hoạt động gia công, sản xuất của DN do chi cục hải quan cửa khẩu hoặc chi cục hải quan quản lý địa bàn nơi DN có cơ sở sản xuất thực hiện. Hình thành các trung tâm chuyên sâu về phân tích, xác định trọng điểm theo từng loại hình cửa khẩu (đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sông, đường sắt); trung tâm phân loại hàng hóa; trung tâm quản lý giá, xuất xứ hàng hóa; trung tâm kiểm tra hồ sơ hải quan. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác kiểm định hải quan để triển khai mô hình kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng cơ quan hải quan là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc tinh gọn bộ máy cũng giúp cho Hải quan Việt Nam quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên vị trí việc làm; phát triển nguồn nhân lực tinh thông nghiệp vụ, chuyên nghiệp, làm chủ được công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình hải quan thông minh và các nhiệm vụ chính trị của ngành Hải quan. |
Hải Linh (thực hiện)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·12 đại gia tranh nhau mua lô cổ phần của HUD Kiên Giang
- ·Hàng không kiến nghị gói vay ưu đãi 27.000 tỷ
- ·Standard Chartered cam kết tài trợ 6 tỷ USD cho các dự án xanh của T&T Group
- ·Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- ·Thông cáo báo chí số 8, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV
- ·Đoàn đại biểu cấp cao Thanh tra Nhà nước CHDCND Lào thăm và làm việc tại Bình Dương
- ·Đón nhà đầu tư ngoại: “Làn gió mới” từ châu Âu
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí
- ·Nhìn lại ngành bán lẻ 2020: Một năm đầy biến động
- ·Phường đoàn Tân Bình (TP.Dĩ An): Tuyên truyền kiến thức, kỹ năng thực hành xã hội
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Kinh tế cửa khẩu là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh Lạng Sơn
- ·Vietjet Air (VJC) huy động thành công 1.000 tỷ trái phiếu
- ·Xem xét thận trọng việc tăng giá trần vé máy bay
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Kinh tế cửa khẩu là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng của tỉnh Lạng Sơn