【bóng đá hy lạp】Dự án BOT đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Giang
Dự ánthành phần 2 - Dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn thiếu vốn nghiêm trọng,ựánBOTđầutưxâydựngđườngcaotốcBắbóng đá hy lạp trong khi Dự án thành phần 1 xuất hiện nguy cơ vỡ phương án tài chính. |
Vỡ tiến độ
Trong Công văn số 538/UBND-KT vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn thừa nhận, đến thời điểm này, Dự án thành phần 2 Xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc Dự án BOT đầu tưxây dựng đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (Dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn) chắc chắn không thể hoàn thành trong năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lý do được UBND tỉnh Lạng Sơn đưa ra là những khó khăn trong việc thu xếp vốn tín dụng cũng như chưa nhận được khoản hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho công trình.
Cần phải nói thêm rằng, đoạn đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43,6 km là đoạn tuyến cuối cùng nằm trong quy hoạch tổng thể tuyến cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Theo chủ trương đầu tư ban đầu, đoạn tuyến này sẽ do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàngPhát triển châu Á (ADB). Nhưng do lo ngại nguy cơ làm gia tăng nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung đoạn tuyến này vào Dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn và đồng ý chuyển đổi cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) về UBND tỉnh Lạng Sơn từ tháng 5/2018.
Sau khi được Thủ tướng giao thay thế Bộ GTVT trong vai trò là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời gian qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã cùng nhà đầu tư và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tính toán, phân tích, xác định tổng nguồn vốn tham gia thực hiện đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng. Theo đó, Dự án thành phần 2 cần khoảng 8.310 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia là 1.750 tỷ đồng, vốn vay thương mại là 3.400 tỷ đồng, ngân sách nhà nước tham gia 3.160 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trái với kỳ vọng, việc huy động vốn cho Dự án thành phần 2 hết sức chật vật. Hiện mới chỉ có Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị cam kết góp 1.750 tỷ đồng và Ngân hàng BIDV cam kết cho Dự án vay 2.000 tỷ đồng. Đối với phần vốn vay thương mại, còn thiếu khoảng 1.400 tỷ đồng chưa xác định được đơn vị tài trợ.
Cuối tháng 9/2019, UBND tỉnh đã Lạng Sơn báo cáo Thủ tướng những vướng mắc trong công tác huy động vốn và cam kết bố trí vốn ngân sách địa phương khoảng 1.000 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi, tăng thu từ đấu giáquyền sử dụng đất, các nguồn vốn hợp pháp khác... để tham gia Dự án cao tốc đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng theo lộ trình đầu tư, vận hành khai thác Dự án, đảm bảo quy định của pháp luật.
Đối với phần vốn còn lại của ngân sách nhà nước và phần vốn vay còn thiếu, UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ Dự án khoảng 2.160 tỷ đồng và giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm việc, có ý kiến với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và các ngân hàng thương mại khác xem xét, thu xếp phần vốn tín dụng còn thiếu của Dự án (khoảng 1.400 tỷ đồng), nhưng đến nay, các kiến nghị này chưa được xử lý dứt điểm.
Như vậy, tại Dự án thành phần 2, tính đến cuối tháng 6/2020, mới chỉ có nhà đầu tư góp được 424 tỷ đồng và đã giải ngân cho giải phóng mặt bằng (GPMB), chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án… tổng cộng 290 tỷ đồng.
Với tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng sau 3 năm triển khai, Dự án thành phần 2 mới chỉ hoàn thành công tác bàn giao cọc mốc GPMB, trích lục kiểm đếm đạt 100% khối lượng và đã bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư được 8,5/43,6 km (đạt 20%). Hiện Dự án phải tạm dừng công tác GPMB do chưa thu xếp được nguồn vốn.
Mục tiêu kép
Để tháo gỡ khó khăn cho Dự án thành phần 2, trong Công văn số 538/UBND-KT, UBND tỉnh Lạng Sơn một lần nữa đề nghị Thủ tướng xem xét, cân đối từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ Dự án khoảng 2.160 tỷ đồng, bố trí trong Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Phần vốn vốn này để thực hiện chi trả cho các hạng mục như: GPMB, các công trình đường gom, hầm chui dân sinh, cầu vượt trực thông… (vận dụng quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP).
Lãnh đạo Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị cho biết, đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phương án tài chính cho Dự án thành phần 2 đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng và cũng là ràng buộc quan trọng để các ngân hàng cho vay đủ 3.400 tỷ đồng vốn tín dụng.
Có thể chia sẻ với yêu cầu của các ngân hàng, bởi cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng có quy mô quá lớn, nếu chỉ thực hiện bằng nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và vốn tín dụng, không có vốn nhà nước tham gia hỗ trợ như các dự án BOT thông thường, Dự án sẽ không thể hoàn vốn.
Trong văn bản gửi UBND tỉnh Lạng Sơn đầu tháng 9/2019, ông Lê Ngọc Lâm, Phó tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành BIDV khẳng định, BIDV và các ngân hàng đồng tài trợ chỉ xem xét thẩm định tài trợ vốn đối với Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng kèm theo các điều kiện: vốn ngân sách tham gia đầu tư Dự án tối thiểu 3.160 tỷ đồng; vốn vay tối đa khoảng 3.400 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia tối thiểu 1.750 tỷ đồng... Theo tính toán của BIDV, tổng mức đầu tư Dự án sẽ giảm từ 8.743 tỷ đồng xuống 8.310 tỷ đồng.
Đại diện BIDV cũng nêu rõ lý do đề xuất nguồn vốn ngân sách tham gia Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (3.160 tỷ đồng) căn cứ trên cơ sở một số dự án PPP cao tốc Bắc - Nam có lợi thế về lưu lượng xe, quy mô chiều dài tương đồng, nhưng vẫn cần nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia.
Có thể thấy, khó khăn trong thu xếp vốn tín dụng không chỉ dẫn đến việc không thể đảm bảo tiến độ hoàn thành đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trong năm 2020, mà còn làm đứt gãy mạch liên kết toàn tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng.
Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, hiện nay, đoạn cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đã khai thác từ đầu năm 2016, đoạn tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (Chi Lăng) cũng đã đưa vào vận hành từ ngày 15/1/2020, chính thức thu phí từ ngày 18/2/2020, nhưng còn 30 km nữa mới đến TP. Lạng Sơn, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 43 km (thuộc phạm vi đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng). Như vậy, sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư của tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và chưa có cơ sở để kết nối, triển khai tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).
Điều đáng nói là, Dự án thành phần 1 có mục tiêu xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Km45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500 (tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn) có tổng mức đầu tư 12.189 tỷ đồng cũng đang xuất hiện nguy cơ vỡ phương án tài chính chỉ sau 3 tháng tiến hành thu phí hoàn vốn.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Đặng Tiến Thắng, Phó tổng giám đốc Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết, cuối năm 2019, đơn vị tài trợ vốn là Ngân hàng VietinBank đã tiến hành “chạy lại” phương án tài chính Dự án thành phần 1.
Sau khi đối chiếu kỹ lưỡng số liệu tài chính từ doanh nghiệpdự án, VietinBank khẳng định, phương án tài chính Dự án thành phần 1 đã bị phá vỡ rất sâu so với cam kết ban đầu, do sự thay đổi khách quan từ cơ chế, chính sách. Theo đó, doanh thu thu phí tại cả 2 đoạn đường sau khi trừ chi phí (vận hành, bảo trì, tổ chức thu phí) không đủ bù đắp chi phí lãi vay với tổng giá trị thiếu hụt khoảng 3.189 tỷ đồng và kéo theo thời gian hoàn vốn của Dự án tăng thêm 10 năm, vọt lên đến 28 năm so với phương án tài chính được duyệt.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Khám phá 10 villa Hội An đẹp, tiện nghi, có hồ bơi riêng
- ·Trao tặng Trung Quốc máy thở, khẩu trang... trị giá nửa triệu USD
- ·Ngày 2/8, cả nước ghi nhận 7.455 ca nhiễm Covid
- ·Giải pháp phát triển chăn nuôi gắn với du lịch sinh thái
- ·Chỉ thị của Thủ tướng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
- ·Chuẩn y ông Thái Thanh Quý giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
- ·Triển khai Nghị quyết 68/NQ
- ·Sau thanh tra phát hiện nhiều sai phạm, kiên quyết kiến nghị xử lý thu hồi tài sản
- ·Kết luận mới về hiệu quả của vaccine Covid
- ·Tài khoản vô danh, mạo danh trong lĩnh vực ngân hàng, mạng xã hội là vấn đề nhức nhối
- ·Lập quy hoạch vùng ĐBSCL để huy động hiệu quả mọi nguồn lực
- ·Phát huy sức mạnh của điện ảnh, tạo sức lan tỏa cho du lịch Việt Nam
- ·Bí thư Hà Nội: Phải tính phương án cách ly cả khu phố phòng Covid
- ·Triển khai quyết định nhân sự của Ban Bí thư
- ·Diện mạo mới trên công trình trọng điểm đường Vành đai TP. Tân An
- ·Vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa gần 1000 năm tuổi tại Hà Nam
- ·Thừa Thiên Huế cần phát triển toàn diện hơn trong thời gian tới
- ·Sẵn sàng cho ngày giao quân
- ·Thu giữ 20 tấn hạt nhựa vi phạm nhãn mác được vận chuyển trên xe 'luồng xanh'
- ·Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ tại Quốc hội về Quy hoạch Điện VIII