【lịch thi đấu bóng đá ligue 1】Hai mặt sáng tối trong bức tranh tài chính của Tập đoàn Bảo Sơn
Hai mặt sáng tối trong bức tranh tài chính của Tập đoàn Bảo Sơn
Tập đoàn Bảo Sơn là một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành ấn tượng trong nước, ngoài mảng kinh doanh du lịch, khách sạn, Bảo Sơn còn mở rộng sang các lĩnh vực như bất động sản, y tế, giáo dục... với tổng tài sản hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, trái ngược với sức vóc mạnh mẽ, kết quả kinh doanh của tập đoàn đang tỏ ra khá khiêm tốn trong những năm gần đây.
Vị đại gia kín tiếng
Sở hữu một trong những tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu Việt Nam, tuy nhiên doanh nhân Nguyễn Trường Sơn, chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn lại rất kín tiếng trên truyền thông. Không ồn ào như những đại gia khác, ông Sơn cứ lặng lẽ, vật lộn, nỗ lực trên thương trường hàng chục năm, để rồi xây dựng lên "đế chế" Bảo Sơn ngày hôm nay.
Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Trường Sơnsinh năm 1945 tại Nghệ An, sau khi tốt nghiệp trường Trung cao cơ điện vào năm 1965, ông Sơn được Bộ Cơ khí luyện kim cử sang Bulgaria để học về ngành thiết kế chế tạo biến thế và máy điện. Năm 1972, ông tốt nghiệp bằng kỹ sư thực hành và trở về nước.
Năm 1989, ông Sơn đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu và Dịch vụ may thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Đến năm 1991, ông Sơn quyết định chuyển công ty của nhà nước ra ngoài quốc doanh và kể từ đó, Công ty Dịch vụ Đầu tư và Du lịch Nghi Tàm, tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (Tập đoàn Bảo Sơn) chính thức ra đời.
Đến năm 1995, Tập đoàn Bảo Sơn tạo dấu ấn đầu tiên bằng việc xây dựng Khách sạn Bảo Sơnvới tiêu chuẩn 4 sao sớm nhất tại Hà Nội. Tọa lạc trên đại lộ lớn hàng đầu thủ đô với 100 phòng nghỉ, 2 phòng hội nghị, nhà hàng Âu - Á, Khách sạn Bảo Sơn được rất nhiều sự chú ý của các du khách trong nước và quốc tế kể từ khi thành lập.
Chưa dừng lại ở đó, năm 2005, Tập đoàn Bảo Sơn tiếp tục trở thành tâm điểm của giới kinh doanh khi đưa Công viên Thiên Đường Bảo Sơn- quy mô 20 ha với tổng vốn đầu tư lên đến 100 triệu USD đi vào hoạt động.
Dự án này là một phần trong tổng thể dự án xây dựng, phát triển khu đô thị mới tại An Khánh, Hà Nội và được giới chủ Bảo Sơn kỳ vọng là cửa ngõ du lịch của thủ đô. Được biết, khu đô thị mới tại An Khánh gồm ba phần là Công viên Thiên Đường Bảo Sơn, khu biệt thự BaoSon Paradise và khối công trình văn phòng, thương mại cao tầng, nhà ở, bệnh viện... được liên doanh giữa Tập đoàn Bảo Sơn và Công ty Gelexim.
Những năm kế tiếp, Tập đoàn Bảo Sơn liên tiếp đặt chân vào các lĩnh vực kinh doanh mới, không chỉ đầu tư bất động sản, xây dựng các khu đô thị, "hệ sinh thái" của ông Sơn còn mở rộng sang y tế, giáo dục, tư vấn xuất khẩu lao động, thẩm mỹ, du lịch trong và ngoài nước...
Ước tính đến nay, nhóm doanh nghiệp dưới sự quản lí của ông Sơn và Tập đoàn Bảo Sơn đã lên đến cả chục thành viên với tổng tài sản vô cùng ấn tượng.
Tập đoàn Bảo Sơn làm ăn thế nào?
Theo dữ liệu của VietnamFinance trong các năm gần đây, tài sản của Tập đoàn Bảo Sơn (công ty mẹ) ghi nhận sự tăng trưởng đều đặn. Nếu như năm 2016 con số này chạm mức 1.791 tỷ đồng, thì chỉ đến 2019 đã chinh phục ngưỡng 2.586 tỷ đồng, tức tăng 44%.
Đối ứng bên nguồn vốn, các khoản nợ có xu hướng tiết giảm và vốn chủ sở hữu ngày càng nảy nở. Đến cuối năm 2019, nợ phải trả của Tập đoàn Bảo Sơn là 1.224 tỷ đồng, chiếm 47% tài sản.
Tuy nhiên kết quả kinh doanh lại cho thấy, doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Bảo Sơn khá khiêm tốn so với sức vóc doanh nghiệp, chỉ duy trì ở mức trên 60 tỷ đồng và lãi dưới 10 tỷ đồng mỗi năm. Điều này cũng cho thấy mức độ sử dụng hiệu quả vốn rất thấp, chỉ số ROE từ mức 1,3% giảm còn 0,4%.
May mắn thay, công ty con và cũng là "gà đẻ trứng vàng" của Tập đoàn Bảo Sơn là Du lịch Giải trí Thiên đường Bảo Sơn lại có hiệu suất sinh lời khá tích cực và ổn định, nhờ đó kết quả kinh doanh hợp nhất của tập đoàn được cải thiện đáng kể.
Trong giai đoạn 2016 - 2019, pháp nhân của dự án Thiên đường Bảo Sơn ghi nhận doanh thu thuần đạt 200 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi lên 303 tỷ đồng vào cuối năm 2019; lợi nhuận duy trì trên mức 60 tỷ đồng mỗi năm.
So với vốn chủ sở hữu trong khoảng 175 tỷ đồng đến 304 tỷ đồng, chỉ số ROE của doanh nghiệp thành viên này lần lượt ở mức 34% và 20%.
Ở chiều ngược lại, hai công ty con khác là Xuất khẩu lao động Bảo Sơn và Quản lý đầu tư Hồng Lam tỏ ra khá đuối, gần như không phát sinh lợi nhuận, đặc biệt có năm còn gánh lỗ hàng trăm triệu đồng.
Như đã đề cập ở phía trên, "hệ sinh thái" của ông Sơn còn rất đa dạng. Ngoài Tập đoàn Bảo Sơn, gia đình vị doanh nhân xứ Nghệ còn đang điều hành, góp vốn vào không ít doanh nghiệp khác, đơn cử như Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn, Đầu tư Việt Nam - Bulgaria, Du lịch giải trí và nghỉ dưỡng Bảo Sơn...
Thế nhưng, đa số các doanh nghiệp này đều hoạt động cầm chừng, hầu như không phát sinh doanh thu và lỗ ròng các năm do khấu trừ các chi phí. Đáng kể nhất chỉ có Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn, doanh nghiệp do con gái ông Sơn là bà Nguyễn Thị Thu Hà điều hành vẫn đang phát sinh doanh thu và đem về lợi nhuận cho gia đình ông.
Tuy nhiên, Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn trực thuộc doanh nghiệp mảng y tế này là một bệnh viện khá tai tiếng kể từ khi thành lập. Không chỉ lùm xùm về việc nợ lương bác sĩ vào năm 2017, theo kết luận thanh tra số 45 ngày 13/3/2020, thanh tra Bộ Y tế còn chỉ ra hàng loạt sai phạm tồn đọng như thiếu giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy theo mô hình bệnh viện, hàng chục nhân viên chưa có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh...
Tính đến cuối năm 2019, cơ cấu cổ đông của Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn rất cô đặc, trong đó gia đình ông Sơn đang sở hữu trên 60% vốn điều lệ. Cụ thể, ông Sơn nắm giữ gần 29% vốn, bà Hà nắm giữ 14% vốn, bà Lê Thị Tuyết Hoa, vợ ông Sơn nắm giữ 2,3% và bà Nguyễn Thanh Thủy, con gái ông Sơn nắm giữ gần 15% vốn.
Năm 2016, doanh thu của bệnh viện chỉ đạt 23,6 tỷ đồng, lỗ sau thuế 6,5 tỷ đồng. Một năm sau, bất chấp doanh thu tăng 33% lên 31,5 tỷ đồng, doanh nghiệp vẫn lỗ đậm đến 9,3 tỷ đồng.
Chỉ đến năm 2018 và 2019, bức tranh tài chính của Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn mởi phần nào được cải thiện, bệnh viện bắt đầu có lợi nhuận dương. Theo đó, doanh thu ghi ở mức 50 tỷ đồng và 54 tỷ đồng, lãi sau thuế lần lượt 602 triệu đồng và 460 triệu đồng.
Đối ứng với nguồn vốn, tài sản của Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn đang có xu hướng lệ thuộc vào các khoản vay ngoài. Năm 2016, nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức 55,7 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 91 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2019, các khoản nợ đã phình to lên 77 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu co hẹp còn 85 tỷ đồng.
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·Chiến sĩ công an Huyền Trang vai bà chủ massage Mộng Mơ ngoài đời thế nào?
- ·Học vấn của tân Miss International Thanh Thủy
- ·Nhận định thị trường phiên 6/6: Lựa chọn những cổ phiếu có câu chuyện cơ bản tốt
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Nữ diễn viên Marnie Schulenburg qua đời ở tuổi 38 vì ung thư vú
- ·Hà Nội xây dựng Đề án thành lập cơ quan phục vụ hành chính công thành phố
- ·Không kéo dài các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·NSND Minh Châu: 'Gặp lại Thương Tín sau 20 năm, tôi không kìm được nước mắt'
- ·Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- ·Thu hút đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế
- ·Australia viện trợ trực tiếp cho 11 dự án tại Việt Nam
- ·Xuất khẩu lao động 2014: Đài Loan, Trung Đông là tâm điểm
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Người tiêm vaccine AstraZeneca có cần đi xét nghiệm chỉ số đông máu?
- ·Chủ động giám sát, cập nhật để ứng phó thiên tai dị thường
- ·Hà Nội: Khởi công, khánh thành, bàn giao 579 công trình thanh niên cấp xã
- ·Cán bộ Đoàn sáng tạo, hăng say cống hiến
- ·Thu hồi nợ đọng thuế năm sau cao hơn năm trước
- Xuyên tạc công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam
- Gia tăng căng thẳng tại khu vực quần thể Núi Đền ở Jerusalem
- Sóng chứng khoán trở lại?
- Bản lĩnh vững vàng trước thông tin xuyên tạc
- Tỉnh Thái Bình gặp mặt chúc Tết doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn
- Nhiều trợ lực cho chứng khoán Việt
- Hướng tới những thành công mới theo cấp số nhân để Tự hào Việt Nam
- Quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
- Tư vấn bảo hiểm nhân thọ: Hàng loạt sai phạm vì lý do gì?
- Vụ tai nạn máy bay quân sự Philippines: Ít nhất 45 người đã thiệt mạng