【xs h0m nay】Nâng cao hiệu quả trồng cây phân tán
Cây tràm đã đồng hành cùng nông dân ở những vùng đất bạc màu,ệuquảtrồxs h0m nay phèn mặn từ nhiều năm nay. Đầu mùa mưa này, bà con bước vào vụ trồng mới lại cây rừng dưới sự hỗ trợ tích cực từ ngành kiểm lâm.
Người dân nhận hỗ trợ cây tràm giống.
Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thực hiện Kế hoạch trồng cây phân tán năm 2020, UBND tỉnh thống nhất cho chủ trương trồng trên 3,3 triệu cây lâm nghiệp. Hiện nay, ngành Kiểm lâm đang triển khai đến các địa phương trong tỉnh có kế hoạch trồng cây phân tán. Ngoài ra, ngành còn hỗ trợ cây trồng trong các dịp lễ, tết trồng cây… Đặc biệt là trong Chiến dịch giao thông nông thôn, thủy lợi và trồng cây năm 2020 đã hỗ trợ trên 200.000 cây tràm cừ cho các huyện làm kè sinh thái chống sạt lở đất bờ sông.
Theo ông Trần Thanh Phong, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp, đơn vị đã tổ chức đợt 1 giao cây giống cho người dân trên địa bàn vào đầu tháng 7. Theo kế hoạch, năm 2020, Hạt Kiểm lâm huyện sẽ hỗ trợ cho 98 hộ dân trên địa bàn với hơn 700.000 cây giống gồm loại tràm bông vàng, tràm cừ và tràm Úc. Đợt 1, trên 377.000 cây giống chất lượng được giao cho người dân ở các xã, thị trấn là Phương Phú, Búng Tàu, Hòa An, Hiệp Hưng, Phương Bình và Hòa Mỹ. Sự hỗ trợ về cây giống từ ngành kiểm lâm là niềm vui với nông dân, giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư khi trồng mới.
Gắn bó với cây tràm đã nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị Hiếu, ở ấp Phương Hòa, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, vui vẻ cho biết: “Trồng mười mấy công đất, tiền mua tràm giống cũng nhiều. Với nông dân chúng tôi thì tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó”.
Bà Hiếu tâm sự: “May nhờ có nguồn cây giống của bên kiểm lâm hỗ trợ, tràm vừa tốt, lại cao khỏe. Họ còn giúp kỹ thuật khi nông dân cần, nhờ vậy tôi khá an tâm trong canh tác. Sau khi mang tràm về, tôi sẽ để gốc xuống nước từ 3 ngày đến 1 tuần rồi mới trồng. Thông thường, người nhà sẽ tự cấy tràm nếu số lượng ít, còn năm bảy công đất trở lên phải thuê người. Nhờ có được nguồn cây giống hỗ trợ nên nhẹ bớt chi phí đầu tư, thay vào đó mình để tiền mướn người cấy và vệ sinh tràm”.
Không chỉ trồng tràm cừ, gần đây ở Phụng Hiệp mới hình thành một hợp tác xã sản xuất, kinh doanh tràm giống ở ấp Phương An A, xã Phương Phú. Hợp tác xã này có 11 thành viên, diện tích sản xuất khoảng 5ha. Ông Quách Văn Tài, Giám đốc Hợp tác xã Tấn Đạt, cho hay: Làm tràm giống lợi nhuận cao hơn trồng lúa. Trung bình một năm, hợp tác xã cung ứng khoảng 10 triệu cây giống ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Từ tháng 1 đến tháng 6, nông dân sẽ gieo và chăm sóc cây giống. Tràm giống từ lúc gieo hạt đến khi bán mất khoảng 6 tháng. Lúc này cây phải đạt một số tiêu chuẩn cần thiết. Hợp tác xã còn dự kiến làm vườn ươm để cung ứng cây giống đạt chất lượng cao hơn cho bà con. Quá trình canh tác, bà con trong hợp tác xã được ngành kiểm lâm hỗ trợ kỹ thuật từ khâu chọn, gieo hạt đến quy trình canh tác, chăm sóc để cho ra cây giống đạt yêu cầu.
Người dân nhận hỗ trợ cây tràm giống.
Có thể thấy, ở những vùng đất kém hiệu quả, cây lâm nghiệp đóng vai trò đi đầu trong cải tạo đất, giúp đất tăng độ phì nhiêu. Đồng thời, giúp nông dân tận dụng được thời gian trống từ việc trồng cây tràm để kiếm thu nhập bằng việc làm thêm khác. Trong thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh thí điểm một số mô hình đã chứng minh được hiệu quả như trồng tràm trên đất liếp, trồng tràm luân canh với cây khóm… Ông Đoàn Ngọc Thân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: Bước vào mùa trồng cây phân tán, ngành kiểm lâm phối hợp với tổ kỹ thuật xã hướng dẫn thêm kiến thức trên lĩnh vực lâm nghiệp cho người dân. Cụ thể, một số nội dung như chọn cây giống cho năng suất tốt nhất, phòng trừ sâu bệnh gây hại, hướng dẫn khâu lên liếp cho phù hợp, kỹ thuật chọn cây giống đạt chuẩn, cách chăm sóc để cây tăng trưởng nhanh trong 2 năm đầu…
Hướng tới, ngành kiểm lâm tỉnh sẽ tập trung nâng cao chất lượng rừng bằng các biện pháp lâm sinh để nâng cao giá trị từ khâu chọn giống đến làm đất, chế độ chăm sóc, tăng trưởng nhanh và đạt trữ lượng tối ưu nhất. Đồng thời, triển khai tiếp các mô hình trồng tràm trên đất liếp, trồng tràm luân canh với cây khóm; phối hợp với Chi cục Thủy lợi trồng cây chống sạt lở, tạo cảnh quan. Về lâu dài, khảo nghiệm trồng một số loài cây thích hợp cho vùng nước lợ thường chịu ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.
Bài, ảnh: KỲ ANH
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Hai chủ nhân Giải thưởng VinFuture nhận giải Nobel Hóa học 2024
- ·Sao chổi C/2023 A3 xuất hiện trên nền trời Bình Định sau 80.000 năm 'tuyệt tích'
- ·Trung Quốc có máy tính lượng tử chạy chip tự làm, khách hàng lớn nhất là Mỹ
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·mobiEdu được vinh danh là sản phẩm chuyển đổi số tiêu biểu 2024
- ·AI và robot sẽ đẩy 70% người lao động mất việc
- ·Công nghệ mới giúp giảm buồn ngủ khi lái xe
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Gen Z 'đổ xô' tham gia chương trình Back to School của Saymee
- ·Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- ·Tham vọng chinh phục sao Hỏa hay sự điên rồ của Elon Musk?
- ·Phát hiện trò lừa đảo trộm mã OTP bằng cuộc gọi tự động
- ·Nhà mạng nào có tốc độ internet di động nhanh nhất Việt Nam?
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Phần mềm Samsung đang ‘sao chép’ iPhone thế nào?
- ·Thanh toán không tiền mặt, nhận quà liền tay từ MobiFone Money
- ·Chấm cam chấm xanh ở góc màn hình iPhone là gì?
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Vì sao thu hồi tên lửa thành công là bước tiến quan trọng cho nhân loại?