【nhan dinh leipzig】Ngành Tài chính đã kịp thời tham mưu các chính sách vĩ mô hỗ trợ nền kinh tế
Các địa phương quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ tài chính - ngân sách 6 tháng cuối năm 2023 Bộ Tài chính tiếp tục triển khai các giải pháp tài khóa hỗ trợ nền kinh tế |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Đức Minh. |
Tham mưu nhiều chính sách hỗ trợ nền kinh tế
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính – ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 diễn ra sáng ngày 13/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhận định, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, ngành Tài chính có nhiều cố gắng, chủ động quyết liệt triển khai các nhiệm vụ giải pháp đề ra; kịp thời tham mưu đề xuất các chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ nền kinh tế; từ đó, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng phương án đảm bảo điều hành, cân đối ngân sách 6 tháng cuối năm.
“Tôi đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm của ngành Tài chính. Kết quả này thể hiện đầy đủ, toàn diện, thể hiện nỗ lực của ngành Tài chính thời gian qua. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực, sáng tạo, phấn đấu, sự cố gắng của các bộ, ngành và địa phương, cũng như toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phân tích thêm, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, nửa năm qua, Bộ Tài chính đã tham mưu ban hành số lượng lớn văn bản pháp luật một cách chất lượng, chặt chẽ, phù hợp với thực tế, nhất là với các văn bán pháp luật liên quan đến các chính sách tài chính hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như: miễn, giảm thuế, phí…, với tổng số tiền lên đến 200 nghìn tỷ đồng.
Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, phải thực hiện miễn giảm nhiều loại thuế, phí, song ngành Tài chính cũng đã phấn đấu quyết liệt với nhiều biện pháp nghiệp vụ cụ thể để phấn đấu thu đạt yêu cầu dự toán (6 tháng thu được 54% dự toán, phấn đấu cả năm đạt dự toán); giữ vững cân đối ngân sách nhà nước. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao kết quả này.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tới dự, chúc mừng các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Văn Tuấn - Đức Minh |
Về công tác chi ngân sách, ngành Tài chính đã kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện và dự toán được giao của các đơn vị sử dụng ngân sách. Trước bối cảnh thu ngân sách nhà nước khó khăn, giải ngân chậm, yêu cầu phải đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, ngành Tài chính đã tham mưu Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương cắt giảm những khoản chi ngân sách trung ương đã được giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2023 chưa phân bổ.
Đồng thời, Bộ Tài chính tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề phát sinh như bố trí kinh phí mua vắc-xin chương trình tiêm chủng mở rộng; tích cực phối hợp và tham gia đôn đốc giải ngân đầu tư công (tỷ lệ giải ngân đạt 30,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn 43,4% so với cùng kỳ).
“Kết quả của sự nỗ lực, chủ động, cố gắng đó đã góp phần tạo niềm tin của nhân dân, của doanh nghiệp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự điều hành của Chính phủ” - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nói. |
Cũng theo lãnh đạo Chính phủ, ngành Tài chính đã tiếp tục kiểm soát tốt nợ công, tiếp tục tái cơ cấu theo hướng an toàn, bền vững và tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính.
Ngành Tài chính cũng đã tích cực, kịp thời có giải pháp và điều hành giá cả, thị trường phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quản lý nhà nước, khôi phục niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm. Thị trường chứng khoán đã khôi phục tăng trưởng trở lại 6 tháng đầu năm...
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Văn Tuấn. |
Nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, dự báo nửa cuối năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng lớn tới việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm, trong đó có mục tiêu của ngành Tài chính.
Chính vì vậy, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành và địa phương cũng phải đề cao quyết tâm, cùng góp sức, cùng phối hợp chặt chẽ với ngành Tài chính, thực hiện nhất quán phương châm điều hành của Chính phủ, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đã đề ra.
Cùng với đó, Bộ Tài chính cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, quản lý, sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ, ngành và địa phương cũng phải đề cao quyết tâm, cùng góp sức, cùng phối hợp chặt chẽ với ngành Tài chính, thực hiện nhất quán phương châm điều hành của Chính phủ, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đã đề ra. |
Đồng thời, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài khóa nhưng không ảnh hưởng đến an toàn nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia gắn với sử dụng vốn có hiệu quả; sớm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định giảm 30% tiền thuê đất của năm 2023.
Một nhiệm vụ nữa là tập trung thực hiện hiệu quả các chính sách tài khóa đã ban hành, nhất là chính sách gia hạn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; kết hợp với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác để hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân; kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 đã đề ra.
Đặc biệt, ngành Tài chính cần quyết liệt thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ, bội chi theo dự toán Quốc hội quyết định.
Liên quan đến công tác quản lý giá, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp, giải pháp về quản lý, điều hành giá, bình ổn giá cả, thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu do Nhà nước định giá; chú trọng công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin kịp thời, minh bạch, góp phần tạo đồng thuận xã hội đối với công tác điều hành giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng.
Bộ Tài chính cũng cần nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính trong lĩnh vực tài chính công; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Song song với đó là rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhất là về quản lý, kiểm tra chuyên ngành để giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp, đẩy nhanh việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và người dân. Khẩn trương vận hành sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 7 năm 2023.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, nhất là trong quản lý hóa đơn điện tử đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng.
|
(责任编辑:La liga)
- ·Kỷ luật, buộc thôi việc cán bộ bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu
- ·Năm 2018, Lộc Ninh phấn đấu thu ngân sách 147,5 tỷ đồng
- ·Tiêu mất mùa, rớt giá
- ·Quân khu 9 khai mạc hội thao sử dụng phương tiện thủy nội địa, tìm kiếm cứu nạn
- ·Trên 1.300 bài dự thi Cuộc thi viết về Thuế với thương mại điện tử
- ·Chỉ đạo quyết liệt, đảm bảo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh
- ·Ngành nông nghiệp đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư 2 dự án
- ·Khởi nghiệp từ... nợ nần
- ·Dừng thí điểm ứng dụng đặt xe, doanh nghiệp tự chọn hình thức kinh doanh
- ·Tỏa sáng giữa đại ngàn
- ·Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu
- ·Nội dung bắt buộc ghi nhãn trên hàng hóa
- ·Các khoản chi được và không được trừ khi tính thuế TNDN 2018
- ·Học Bác về học tập, lao động và làm việc
- ·100% cơ sở kiểm nghiệm thuốc, kiểm định vaccine và sinh phẩm đạt tiêu chuẩn thực hành tốt
- ·Trao “cần câu” theo hướng bền vững
- ·Công bố “Sách trắng” về công nghệ thông tin
- ·Phụ nữ Cà Mau trong chiến thắng Ðầm Dơi
- ·Cần biện pháp xử lý mạnh các vụ vi phạm công trình thủy lợi
- ·Nhịp cầu nối hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Cà Mau và nhân dân Trung Quốc