【91 phut tv】Vượt cơn "bão dữ", Quảng Ninh vững vàng bứt phá
Quảng Ninh sớm khôi phục trở lại ngay sau cơn bão dữ. Ảnh: Tiến Dũng |
Kỷ luật đồng tâm - Vượt cơn bão dữ
Bước vào năm 2024 trong điều kiện khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi, song với những nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc và cộng đồng doanh nghiệp, Quảng Ninh vẫn giữ vững đà tăng trưởng cao.
Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vữngVượt qua thiên tai, năm 2024, kinh tế của Quảng Ninh tiếp tục giữ đà tăng trưởng cao. Khu vực công nghiệp và xây dựng, trọng tâm là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực, dẫn dắt trong tăng trưởng kinh tế. Khu vực dịch vụ, du lịch đạt nhiều kết quả quan trọng, tổng lượng khách du lịch đạt 19 triệu lượt, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 22% so với năm 2023; thu ngân sách nhà nước đạt 55.600 tỷ đồng, hoàn thành chỉ tiêu được giao. |
Trong khi đang trên đà phát triển mạnh mẽ, vào ngày 7/9, cơn siêu bão với cường độ mạnh nhất trong lịch sử đã đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh. Cơn bão số 3 (Yagi) không chỉ gây ra những thiệt hại về vật chất mà còn để lại hậu quả nặng nề về người. Khoảng 30 người đã thiệt mạng, hơn 1.600 người bị thương và 4 người mất liên lạc. Tổng thiệt hại ước tính khoảng trên 28 nghìn tỷ đồng.
Cơn bão đã làm đảo lộn đời sống của người dân, khiến hệ thống điện, nước và viễn thông bị gián đoạn nghiêm trọng. Hoạt động sản xuất - kinh doanh trên toàn tỉnh đều bị ngừng trệ, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế địa phương.
Thiên tai chưa bao giờ ngừng mang đến những khó khăn, thách thức cho con người nhưng cũng chính lúc này, tinh thần yêu nước, tình đoàn kết toàn dân lại càng đáng quý và toả sáng. Trong những ngày giông bão, tinh thần “kỷ luật, đồng tâm” của con người Quảng Ninh lại trỗi dậy mạnh mẽ, tạo nên sức mạnh to lớn để người Quảng Ninh đồng lòng vượt lên khó khăn.
Công tác khắc phục hậu quả sau bão và hoàn lưu bão đã nhanh chóng được triển khai, nhiều nghị quyết đã được tỉnh Quảng Ninh thông qua, trong đó đặc biệt là các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể người dân, doanh nghiệp với quan điểm xuyên suốt là sẽ ưu tiên tối đa tất cả nguồn lực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, sớm phục hồi sản xuất.
Nỗ lực tái thiết - Kiên định mục tiêu
Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3. Ảnh Thế An |
Đứng dậy sau cơn bão, nỗ lực tái thiết của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Quảng Ninh cấp thiết và khẩn trương hơn bao giờ hết. Những chiến dịch đã được tỉnh tổ chức, huy động toàn bộ nhân dân, tổ chức, đoàn thể cùng vào cuộc, thu gom rác thải, chỉnh trang hạ tầng.
Với tinh thần khẩn trương, tích cực và thiết thực, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục hậu quả sau bão. Đến nay, tỉnh đã phân bổ tổng kinh phí khoảng 128 tỷ đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trong đó hỗ trợ học phí chiếm khoảng 72 tỷ đồng, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội khoảng 39 tỷ đồng và sửa chữa công trình khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai khoảng 17 tỷ đồng. Những chính sách này đã góp phần quan trọng trong việc giúp đỡ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đồng thời tái thiết và phát triển mạnh mẽ sau những tác động của cơn bão.
Đồng thời, tỉnh đã đề xuất, kiến nghị các cơ quan trung ương xem xét, nghiên cứu có một số cơ chế, chính sách riêng, đủ mạnh hỗ trợ các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề do bão số 3 như: Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, khoanh nợ cho các khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng, cơ chế về cho vay tín chấp, cho vay không có tài sản đảm bảo... Bám sát chỉ đạo của tỉnh, các cấp, ngành, địa phương đã tích cực, khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại của bão, ổn định sản xuất kinh doanh trong tình hình mới.
Phát biểu tại kỳ họp thứ 22 HĐND tỉnh khóa XIV, bà Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, chủ tọa kỳ họp đã khái quát toàn diện bối cảnh, tình hình của tỉnh Quảng Ninh. "Bão số 3 - cơn siêu bão đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh đã gây thiệt hại nặng nề, song Quảng Ninh đã khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Đây là kết quả của những cố gắng, nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân".
Bằng sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, tinh thần và sức mạnh “kỷ luật và đồng tâm”, phát huy dân chủ, giá trị văn hóa, sức mạnh con người, tỉnh Quảng Ninh đã vững vàng trước cơn bão dữ, tiếp tục trên hành trình kiên trì, nỗ lực phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển năm 2024.
Quảng Ninh phấn đấu GRDP năm 2025 đạt 12%Những nỗ lực và kết quả đạt được của năm 2024 là lực đẩy quan trọng để Quảng Ninh quyết tâm phấn đấu hoàn thành những mục tiêu đặt ra cho năm 2025. Đây là năm cuối của nhiệm kỳ và kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, được Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định là năm tăng tốc, về đích, có ý nghĩa đặc biệt để hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tạo nền tảng vững chắc để Quảng Ninh cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Theo đó, năm 2025, Quảng Ninh phấn đấu hoàn thành, đạt kết quả cao nhất đối với 17/17 chỉ tiêu kinh tế - xã hội và môi trường. Trong đó, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng (GRDP) đạt trên 12%; tổng thu ngân sách nhà nước trên 57.300 tỷ đồng; thu hút ít nhất 20 triệu lượt du khách, trong đó có 4,5 triệu lượt khách quốc tế… Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2025, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng yêu cầu các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương phải khẩn trương triển khai cụ thể hóa, đề ra chỉ tiêu, mục tiêu cao hơn, nhiệm vụ, giải pháp mạnh mẽ, thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt hơn, phân công rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ kết quả trong nhiệm vụ năm 2025. Quyết liệt sớm khắc phục các điểm nghẽn, hạn chế trong công tác đầu tư công; hoàn thành Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 theo quy định. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, công nghệ thông tin, hạ tầng số, y tế, giáo dục, văn hóa… Đặc biệt, các cấp, ngành, địa phương quyết liệt đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·MB thông báo thành lập Phòng giao dịch Sa Đéc – Chi nhánh Đồng Tháp
- ·Khoảnh khắc máy bay ném bom va chạm với chiến cơ trên không tại Mỹ
- ·Năm 2017: Dùng thẻ tín dụng nào phí thấp nhất?
- ·Tặng hàng trăm vé máy bay cho thủ khoa đầu vào đại học, cao đẳng
- ·Thông tin mới vụ nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ
- ·Người Việt ngày càng ưa chuộng thanh toán điện tử
- ·Tuyên dương 367 học sinh đạt danh hiệu học sinh danh dự toàn trường
- ·Giá gạo xuất khẩu tiếp tục biến động trái chiều trong phiên kết thúc năm 2023
- ·Công bố Nghị quyết thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương
- ·Khoa Du lịch chính thức trở thành Trường Du lịch thuộc Đại học Huế
- ·Hà Nội phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt hai con số
- ·Tập đoàn Bảo Việt chi hơn 680 tỷ đồng trả cổ tức
- ·Ukraine sẽ làm gì sau khi giành lại quyền kiểm soát Kherson?
- ·Đà Nẵng chính thức đề nghị thi tốt nghiệp THPT từ ngày 2
- ·Xuất hiện "trứng gà nướng Thái Lan" không rõ nguồn gốc
- ·Dự thảo Luật hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu: Cần đi vào thực chất!
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 24/12 và tổng kết tuần qua: Thương lái gom mua, nông dân chưa chịu bán
- ·Cảnh sát biển tạm giữ 105.000 lít dầu nhớt bất hợp pháp
- ·Triệt phá băng nhóm cho vay nặng lãi F86 ‘alô là có tiền’
- ·DongA Bank thông tin về việc cựu Tổng giám đốc bị bắt