会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq kobe】Luật Thủy sản (sửa đổi): Kỳ vọng gỡ “nút thắt” IUU!

【kq kobe】Luật Thủy sản (sửa đổi): Kỳ vọng gỡ “nút thắt” IUU

时间:2025-01-11 09:43:58 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:452次

luat thuy san sua doi ky vong go nut that iuu

Cá nhân vi phạm quy định về IUU có thể bị phạt tối đa lên tới 1 tỷ đồng. Ảnh: Hà Phương.

Luật hóa cam kết về IUU

TheậtThủysảnsửađổiKỳvọnggỡnútthắkq kobeo Thứ trưởng Bộ NN&PTTN Vũ Văn Tám, Luật Thuỷ sản đã được sửa đổi dựa trên các nguyên tắc của Công ước Luật biển 1982, Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Hiệp định đàn cá di cư của Liên hợp quốc, Bộ luật nghề cá có trách nhiệm của FAO, Kế hoạch hành động quốc tế của FAO về khai thác IUU, Hướng dẫn của FAO về thực hiện trách nhiệm quốc gia treo cờ, tập trung vào 9 khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC).

Đề cập tới những đổi mới trong Luật Thủy sản, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết: Nhằm nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của người dân trong hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Luật đã quy định về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Quy định này tạo cơ sở pháp lý cho Nhà nước giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đây là một phương thức quản lý mới được nhiều quốc gia tiếp cận trong quản lý hoạt động thủy sản, nhất là nguồn lợi thủy sản.

Đáng chú ý, trong Luật Thủy sản lần này, nội dung về IUU xuất hiện khá đậm nét, được quy định trong các Điều và các Chương của Luật. Cụ thể, về cấp phép khai thác thủy sản, Luật đã quy định về hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác. Việc xác định hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản được căn cứ dựa trên kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, cụ thể là trữ lượng, sản lượng cho phép khai thác bền vững. Việc cấp phép khai thác thủy sản được phân cấp cho UBND cấp tỉnh. Đây là bước tiến mới so với Luật Thủy sản năm 2003 nhằm phù hợp với pháp luật quốc tế về bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

“Luật Thủy sản 2017 xuất phát từ cách tiếp cận trên cơ sở khoa học là khai thác dựa trên nguồn lợi thủy sản. Hiện nay, những nguồn lợi thủy sản đang bị khai thác một cách quá mức. Chúng ta sẽ quản lý cường lực khai thác bằng cách cấp phép cho tàu cá cũng như kiểm soát đóng mới tàu cá, tiến tới sẽ đưa ra quy định về cấm khai thác theo mùa, theo đối tượng như các nước hiện nay đang làm. Luật Thủy sản 2003 đã quy định về điều này nhưng chưa thực hiện được. Với tình trạng Việt Nam đang bị Ủy ban châu Âu (EC) rút “thẻ vàng” như hiện nay, bắt buộc Việt Nam phải thực hiện nghiêm vấn đề này”, Thứ trưởng Tám nói.

Ngoài ra, điểm đáng chú ý trong Luật Thủy sản 2017 chính là Luật đã nêu ra những chế tài xử lý nghiêm khắc với các hành vi khai thác IUU. Cụ thể, với các cá nhân vi phạm như chủ tàu, thuyền trưởng…, mức phạt tối đa lên tới 1 tỷ đồng và với tổ chức là 2 tỷ đồng. Luật cũng đề cập tới nội dung sẽ thu hồi giấy phép khai thác, không cấp lại giấy phép khai thác…

Chờ phản hồi từ EC

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), Trưởng Ban điều hành IUU VASEP, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Nam (HAI NAM Co.,Ltd) đánh giá: Nhiều nội dung liên quan tới khắc phục các vấn đề về IUU theo yêu cầu của EC đã được luật hóa trong Luật Thủy sản (sửa đổi). Đáng chú ý hơn cả chính là, Luật đã giải quyết được bài toán xử phạt với các hành vi vi phạm khi mức phạt lên tới 1 tỷ đồng cho cá nhân và 2 tỷ đồng cho tổ chức. “Điểm này đã thỏa mãn được yêu cầu lớn từ phía EC là phải tăng yếu tố răn đe cho các hành vi vi phạm về IUU. Khi có tính răn đe như vậy, người dân mới tập trung thực hiện khai thác hải sản đúng quy định”, bà Sắc nói.

Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi, những quy định mới trong Luật Thủy sản (sửa đổi), nhất là nội dung luật hóa về IUU đã đủ để giúp Việt Nam giải quyết vấn đề “thẻ vàng” của EU cũng như tránh được cảnh báo tương tự từ các quốc gia khác hay chưa, bà Sắc cho rằng, cần phải chờ đợi thêm phản hồi từ EC. Bởi trên thực tế, dù Việt Nam đã luật hóa nội dung IUU, song không phải nội dung nào cũng có thể tuân thủ theo yêu cầu của EC. Phía EC sẽ xem xét việc sửa đổi từ Việt Nam đã phù hợp hay chưa, thấy được những điểm tuân thủ tương đối đầy đủ chứ không phải Việt Nam sẽ đáp ứng được 100% yêu cầu. Thời gian tới, để khắc phục được những khuyến cáo từ phía EC, giải quyết tình trạng rút “thẻ vàng” với hải sản Việt, khối lượng công việc phải làm còn rất lớn.

Liên quan tới vấn đề này, Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh: Việt Nam đã và tiếp tục quyết liệt hành động để trong vòng 6 tháng thoát ra khỏi “thẻ vàng” cảnh báo, lấy lại thẻ xanh từ EU. Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 732/CĐ-TTg về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Trong công điện nêu rõ, nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng để ngư dân khai thác trái phép ở các vùng biển của các nước thì Chủ tịch UBND tỉnh sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Về phần DN, VASEP cũng đã triển khai chương trình cam kết tự nguyện của các DN XK hải sản sang EU là không mua và tiêu thụ hàng đánh bắt bất hợp pháp. Từ góc độ của Bộ NN&PTNT, Bộ cũng đã có Kế hoạch hành động quốc gia với sự vào cuộc mạnh mẽ của địa phương, DN. Sắp tới, Bộ NN&PTTN sẽ thành lập Tổ công tác để có những biện pháp cấp bách hướng tới thoát khỏi tình trạng bị EC rút “thẻ vàng”.

Xung quanh câu chuyện, làm thế nào để giải “bài toán” IUU, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng: Cần tích cực triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp khắc phục “thẻ vàng” từ EC thông qua sự tham gia quản lý của nhà nước kết hợp cùng với ngư dân, các Hội, Hiệp hội, thực hiện đầy đủ các quy định của IUU, có xác nhận, chứng nhận, sổ ghi chép, theo dõi… đầy đủ. Vấn đề ở đây cần nhận thức rõ rằng, câu chuyện không chỉ của riêng ngành thủy sản mà là cả hệ thống quản lý phải vào cuộc.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
  • Ứng dụng khoa học XK thành công 10 tấn vải thiều sang Nhật Bản
  • Tin tức máy bay MH17 bị bắn rơi: Chuyên gia Nga tới hiện trường
  • Gợi ý đề thi đại học môn văn khối C và D năm 2014
  • Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
  • Dịch Ebola: Việt Nam định mua 10.000 bộ quần áo phòng hộ
  • Đáp án chính thức đề thi đại học môn tiếng Pháp khối D năm 2014 của Bộ giáo dục và đào tạo
  • Hà Nội chi 20.000 tỷ xây siêu đô thị bên sông Hồng
推荐内容
  • Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
  • Các trường Đại học đã công bố điểm thi, điểm chuẩn Đại học năm 2014
  • Tài khoản Twitter của thủ tướng Nga bị hack
  • Tình hình Biển Đông hôm nay 24/7: Trung Quốc rút giàn khoan là tin cực tốt với Ấn Độ
  • Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
  • Tin tức tìm kiếm máy bay mất tích MH370: Giả thuyết hoang đường nhất về MH370