【số liệu thống kê về fulham gặp west ham】Trừng phạt
Động thái này cho thấy Washington đã thay thế “trục ma quỷ” bằng “trục các nước bị trừng phạt”, chỉ với một điểm khác biệt là Nga đã thế chỗ của Iraq trong danh sách này. Tuy nhiên, theo giới phân tích, biện pháp trừng phạt này của Mỹ chẳng những không mang lại nhiều kết quả mà còn có thể làm cho tình hình xấu đi.
Cả Nga, Iran, Triều Tiên trước đó đều là những nước bị Mỹ cấm vận. Đã có nhiều thảo luận về hiệu quả công cụ này trong chính sách đối ngoại của Mỹ khi muốn ép buộc các nước đối địch thay đổi cách hành xử. Một nghiên cứu cập nhật về 174 trường hợp cấm vận do Viện Kinh tế Quốc tế Peterson công bố cho thấy, tỉ lệ thành công một phần của đòn đánh này chỉ là 34%. Nếu mục tiêu mà chủ thể đặt ra chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn, nhỏ lẻ, ví như đòi phóng thích tù nhân chính trị, tỉ lệ thành công có thể đạt 50%. Thế nhưng nếu mục tiêu là thay đổi thể chế hoặc đòi các cải cách chính sách quan trọng, tỉ lệ này chỉ là 30%. Rõ ràng, trong 2/3 trường hợp, trừng phạt nhằm đạt được mục tiêu chính sách đối ngoại không hiệu quả. Đây có thể là công cụ mạnh, nhưng nếu chỉ đứng một mình sẽ rất khó đạt hiệu quả và có thể làm tình hình xấu thêm.
Với trường hợp Triều Tiên, Mỹ kì vọng hợp tác với Trung Quốc và mở rộng trừng phạt quốc tế chống Bình Nhưỡng. Trừng phạt hiện không hiệu quả, một phần là do Triều Tiên sẵn sàng chấp nhận khốn khó để giữ cho được tồn tại của chính quyền, mà ở đó chương trình hạt nhân đóng vai trò bảo đảm quan trọng. Trung Quốc vừa không sẵn lòng, vừa không có được khả năng buộc Kim Jong-un thoái lui. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên tăng 20%. Mỹ bắt đầu cảm nhận được rằng Bắc Kinh không thiện chí gây sức ép tài chính với Bình Nhưỡng và đang tính đến bước áp đặt cấm vận với Trung Quốc. Nhưng trừng phạt sẽ không buộc Bắc Kinh xử lý vấn đề Triều Tiên theo đúng cách mà Mỹ mong đợi.
Còn với Iran - thảm họa chính sách đối ngoại của Mỹ từ cuộc đảo chính quân sự năm 1953. Nhiều người tin rằng trừng phạt “chưa có tiền lệ” được áp đặt hồi năm 2010 mang lại hiệu quả, khi buộc Iran ký Thỏa thuận hạt nhân với nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức) 5 năm sau đó. Hiển nhiên trừng phạt đã đẩy kinh tế Iran lâm vào khốn khó, nhưng nhân tố khiến Tehran ký thỏa thuận là bởi các kế hoạch chiến lược bị đứt gãy sau khi nổ ra cuộc chiến ở Syria, sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đẩy Mỹ, Iran tới điểm tương đồng là chống kẻ thù chung IS. Giờ đây, khi IS dần bị đánh bật, các liên kết vùng Vịnh bắt đầu tan vỡ, Iran muốn hướng đến vị thế quyền lực áp đảo ở Trung Đông, trong khi Mỹ không muốn khu vực này rơi vào vòng ảnh hưởng của một nước duy nhất nào. Đánh bại Iran bằng quân sự không phải là một lựa chọn thực tế. Mỹ đang cố tìm cách tái cấu trúc cân bằng quyền lực để đối chọi với Iran. Nhưng Saudi Arabia thì yếu, Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định hoặc nhu cầu can dự theo ý Mỹ ở thời điểm hiện nay. Trừng phạt sẽ không buộc Iran dừng thử tên lửa đạn đạo, chấm dứt tài trợ cho các nhóm ở khu vực và trên thực tế điều này có thể gây ra hiệu ứng ngược.
Trong khi đó, đối với Nga, ông Trump đang đối diện với thực tế “nói dễ, làm khó”. Tổng thống Mỹ từng kì vọng mối quan hệ tích cực với ông Putin sẽ đủ để quan hệ Nga - Mỹ tiến triển tích cực hơn so với thời chính quyền tiền nhiệm Barack Obama. Thế nhưng những tính toán như vậy không làm thay đổi thực tế Ukraine là vấn đề lợi ích quốc gia của Nga, cũng như việc Mỹ dưới thời ông Trump không có ý định thoái lui ở Ukraine. Trừng phạt sẽ không thuyết phục được Nga bỏ Ukraine, để Kiev rơi vào quỹ đạo phương Tây. Quyết định gần đây của Kiev cắt nguồn cung điện cho vùng Donetsk cùng với các tín hiệu căng thẳng khác cho thấy, cấm vận mới của Mỹ có thể sẽ khích lệ Kiev chống Nga mạnh hơn, với hy vọng sẽ được Mỹ ủng hộ. Nga sẽ tìm cách trả đũa và như thế xung đột đóng băng Ukraine lại bùng phát.
Một thực tế rằng, trừng phạt gây ra hệ quả cho đối phương nhưng dựa vào trừng phạt và chỉ có được những tác động biên như trong quá khứ, Mỹ đang cố tìm cách “đưa nồi tròn vào vung méo”. Tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, tham vọng tạo thế bá chủ khu vực của Iran hay việc Nga cần Ukraine là vùng đệm an toàn là thực tế và nó sẽ không mất đi ngay cả khi trừng phạt mới của Mỹ được dỡ bỏ.
(责任编辑:La liga)
- ·Ước nguyện vợ tỉnh dậy đã thành hiện thực
- ·Ông Nguyễn Hòa Bình: Tách án để các cháu không bị ám ảnh bởi tuổi thơ phạm tội
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: TPHCM phải định hình là thành phố toàn cầu
- ·Cảnh cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương
- ·Cha ung thư, mẹ viêm khớp mãn, con tàn tật
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến vào các văn kiện
- ·Người Hà Nội mơ về Hà Nội trong những năm tới
- ·Chuyện về một gia đình hạnh phúc
- ·Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
- ·Ông Bùi Huy Vĩnh được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
- ·Ơn đức Vua Hùng
- ·Giúp đối tượng chính sách, hộ nghèo vui tết
- ·Thủ tướng đề nghị Nhật Bản cung cấp ODA cho dự án đường sắt tốc độ cao
- ·Gấp rút hoàn thiện hệ thống thủy lợi
- ·Con ung thư đau đớn, cha mẹ bất lực không tiền chữa
- ·'Có bộ trưởng, trưởng ngành nói sao được chất vấn nhiều thế'
- ·Thủ tướng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý du khách vào Lăng viếng Bác
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự các hoạt động tại Đại hội đồng AIPA
- ·Xót xa gia đình bệnh tật chỉ biết trông vào xe bán khoai rong
- ·Viết tiếp trang sử vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân trong thời đại mới