【kèo bóng đá viet nam hôm nay】Tăng cường phòng, chống xâm nhập mặn
Những ngày cuối tháng 2,ăngcườngphngchốngxmnhậpmặkèo bóng đá viet nam hôm nay dù nồng độ mặn không cao bằng kỳ triều cường giữa tháng, nhưng nước mặn đang có xu thế tăng dần, sẽ tác động và ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Ngành chuyên môn kiểm tra nồng độ mặn hàng ngày để kịp thời cảnh báo khi có nước mặn với nồng độ cao xâm nhập vào địa bàn.
Theo số liệu quan trắc của ngành chuyên môn thì nồng độ mặn đạt đến 7,1‰ ở ngã ba sông Nước Trong và 6,2‰ ở kênh Lầu của thành phố Vị Thanh vào ngày 14-2, sau đó giảm dần và hiện nay đang có xu thế tăng trở lại. Trong khi theo ông Phùng Tiến Dũng, cán bộ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối tháng 2-2024 xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng dần vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 2-2023, một số trạm ở Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang có độ mặn lớn hơn.
Chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính như: sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, phạm vi xâm nhập mặn từ 50-62km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, phạm vi xâm nhập mặn 30-40km; sông Hàm Luông, phạm vi xâm nhập mặn 32-45km; sông Cổ Chiên, phạm vi xâm nhập mặn 30-40km; sông Hậu, phạm vi xâm nhập mặn 40-48km; sông Cái Lớn, phạm vi xâm nhập mặn 30-40km. Vì vậy, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2-3/2024; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4/2024 (từ ngày 7-12/3, từ ngày 22-27/3, từ ngày 7-12/4, từ ngày 21-26/4). Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.
Những ngày qua, nguồn nước mặt khá thấp sẽ ảnh hưởng đến việc lấy nước phục vụ sản xuất của người dân.
Trước tình hình dự báo xâm nhập mặn sẽ gay gắt trong mùa khô này, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cũng đã yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường xuyên phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn sát hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang theo dõi, dự báo, cảnh báo tình hình xâm nhập mặn. Theo dõi độ mặn tại các cửa sông chính để kiểm soát mặn xâm nhập từ biển Đông và biển Tây vào địa bàn tỉnh Hậu Giang để có kế hoạch dự báo, cảnh báo sớm được khả năng xuất hiện và diễn biến hạn, xâm nhập mặn. Cập nhật kịp thời, chính xác, đầy đủ các số liệu mặn để tổng hợp, báo cáo cho UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp phòng chống hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang, Báo Hậu Giang tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình nguồn nước, khô hạn, xâm nhập mặn tới người dân nhằm nâng cao ý thức trong việc sử dụng nước tiết kiệm. Phối hợp với địa phương nắm số hộ dân bị thiếu nước ngọt sinh hoạt, nhất là đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số,... để kịp thời thực hiện giải pháp hỗ trợ cho người dân phù hợp với thực tế tại vùng bị hạn, xâm nhập mặn không để dân bị thiếu nước sinh hoạt. Duy tu, sửa chữa, khai thác có hiệu quả quan trắc tự động trên địa bàn tỉnh để cung cấp đầy đủ thông tin độ mặn cho người dân biết để ứng phó có hiệu quả, giảm bớt thiệt hại.
UBND huyện Long Mỹ cho biết đã xác định từng khu vực khả năng bị ảnh hưởng để triển khai các giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể nhằm chủ động ngăn mặn trữ ngọt ứng phó với xâm nhập mặn. Bên cạnh đó, thường xuyên cử cán bộ kiểm tra mặn ngoài sông chính khi độ mặn đo được 1,5‰ thì tiến hành vận hành các cống, đập cải tiến có sẵn, đắp đập thời vụ tại các đầu kênh để ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ sản xuất, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại. Triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để người dân biết, chủ động sử dụng nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt tiết kiệm, hiệu quả trong mùa hạn mặn.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết, đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác vận hành các công trình thủy lợi, nạo vét bùn bồi lắng tại các cửa cống đảm bảo ngăn mặn trữ ngọt triệt để và sử dụng nước có hiệu quả. Cử bộ phận chuyên môn theo dõi chặt chẽ, dự báo ảnh hưởng của xâm nhập mặn, thông tin kịp thời, bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, cung cấp nguồn nước ngọt, đủ tưới trùng với thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, đặc biệt là bảo vệ vụ lúa Đông xuân 2023-2024; hướng dẫn kỹ thuật để đẩy mạnh phát triển thủy sản trong điều kiện xâm nhập mặn kéo dài, nguồn nước ngọt hạn chế. Đồng thời, thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn. Chi cục Thủy lợi tỉnh cũng đã tăng cường công tác quan trắc mặn thường xuyên, kịp thời, chính xác. Tăng cường thực hiện các giải pháp vận hành các trạm bơm điện do tỉnh quản lý,... đảm bảo ngăn mặn trữ ngọt phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt người dân. Phối hợp Công ty Cổ phần Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang thường xuyên kiểm tra các trạm cấp nước, nếu nơi nào chưa đảm bảo cấp nước sinh hoạt thì sẽ xử lý ngay để đảm bảo cung cấp nước sạch đến người dân.
Bài, ảnh: HOÀI THU
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Công an tiếp tục kiểm tra các chi nhánh, phòng giao dịch F88
- ·TP.Dĩ An: Người dân cung cấp hàng trăm tin báo tố giác tội phạm
- ·Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống ma túy
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Phát huy hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc
- ·Đại tá Tạ Văn Đẹp làm Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương
- ·Đồn công an Khu công nghiệp VSIP: Góp phần giữ gìn sự bình yên trong khu công nghiệp
- ·Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- ·Quy định mới hướng dẫn phân loại tài sản cố định của cơ quan Nhà nước
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·TP.Thuận An: Từng bước kéo giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội
- ·Công an TP.Tân Uyên: Chủ động bảo đảm an ninh trật tự trên tuyến đường ĐT747B
- ·Lãnh án tù vì chiếm đoạt tiền từ sàn giao dịch điện tử
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Bắt đối tượng trộm hơn 650 triệu đồng của người nước ngoài
- ·Triệt xóa tụ điểm mua bán, sử dụng trái phép ma túy núp bóng cơ sở bán gà
- ·TP.Dĩ An: Chủ động bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Tuyên truyền an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh