【ket qua ajax】Công an Bình Dương: Triệt xóa đường dây mua bán trẻ sơ sinh quy mô lớn
(BDO) Bằng các biện pháp nghiệp vụ,ônganBìnhDươngTriệtxóađườngdâymuabántrẻsơsinhquymôlớket qua ajax phòng Cảnh sát hình sự (Phòng PC02) Công an tỉnh Bình Dương đã phát hiện một số đối tượng có dấu hiệu nghi vấn mua, bán trẻ sơ sinh nên tập trung đấu tranh, làm rõ. Từ đây, Phòng PC02 đã triệt xóa một đường dây mua, bán trẻ sơ sinh liên tỉnh với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Từ nguồn tin qúy
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Đội Chống tệ nạn xã hội và mua bán người, Phòng PC02 đã phát hiện một phụ nữ tên Trúc có nhiều nghi vấn hoạt động phạm tội nên tập trung làm rõ. Vào khoảng đầu tháng 7-2022, Trúc thường xuyên đến một bệnh viện phụ sản, nhi ở TP.Thủ Dầu Một để tiếp cận những nhân viên, y tá, điều dưỡng để lấy thông tin và chủ động tìm những phụ nữ đang mang thai đến khám. Không chỉ thế, Trúc còn tìm cách bắt chuyện với những người phụ nữ mới sinh con tại bệnh viện nhưng không có nhu cầu nuôi con vì các lý do như do hoàn cảnh, lầm lỡ hoặc kinh tế gia đình gặp khó khăn. Sau một thời gian “tỉ tê”, Trúc sẽ đặt vấn đề xin nuôi hoặc mua lại những bé mới sinh hoặc chuẩn bị sinh và sẽ “bồi dưỡng” cho mẹ bé một số tiền.
Nhận thấy có nhiều dấu hiệu bất thường đối với người phụ nữ này, các trinh sát của PC02 tập trung các biện pháp nghiệp vụ, qua đó xác định Trúc chính là Nguyễn Thị Ngọc Như (sinh năm 1993, ngụ TP.Hồ Chí Minh).
Ngay sau khi xác định được nhân thân của Như, Phòng PC02 tiến hành điều tra và xác định được Như đang tham gia nhiều nhóm kín trên mạng xã hội Zalo, Facebook về việc cho, tặng con nuôi với nhiều tài khoản, tên khác nhau (Như có khoản 4 tài khoản Facebook và 3 tài khoản Zalo).
Các trinh sát hình sự Công an tỉnh làm việc với Nguyễn Thị Ngọc Như
Tiếp tục theo dõi hoạt động của Như trên nền tảng mạng xã hội, trinh sát phát hiện Như thường xuyên tiếp cận những người cho con khi không có nhu cầu nuôi và thường đăng tải những hình ảnh, thông tin các bé (có cả những trường hợp chưa sinh) trên trang cá nhân, trong hội nhóm kín để tìm những người mua với danh nghĩa là “Se duyên cho các bé”. Tuy nhiên, hành động “se duyên” này của Như thực chất là bán trẻ sơ sinh cho những người muốn mua bé với nhiều mức giá khác nhau và sẵn sàng hợp thức hóa giấy tờ cho người mua khi có nhu cầu. Từ đó, Phòng PC02 nhận định Như là đối tượng buôn bán trẻ em chuyên nghiệp, hoạt động liên địa bàn.
Trong đường dây này còn có nhiều đồng bọn khác, liên quan đến nhiều loại tội phạm khác, do đó cần tập trung lực lượng xác minh làm rõ một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Khám phá đường dây buôn bán trẻ em
Từ các nguồn tin trinh sát, Phòng PC02 đã triển khai cuộc họp khẩn để đánh giá tài liệu thu thập được trong thời gian xác minh ban đầu và phân công lực lượng chia nhiều tổ nhằm xác lập chuyên án đấu tranh làm rõ nhóm đối tượng có hành vi “Mua bán người dưới 16 tuổi” và “Làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” do Như cùng đồng bọn thực hiện.
Quá trình thu thập tài liệu, Ban chuyên án xác định đối tượng Như thường xuyên đến các bệnh viện phụ sản, phòng khám thai tư nhân hoạt động trên địa bàn Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh tìm nhiều lý do tiếp cận những nhân viên trong bệnh viện để lấy thông tin và chủ động tìm những phụ nữ đang mang thai đến khám để đặt vấn đề xin nuôi hoặc mua lại những bé mới sinh, chuẩn bị sinh và đề nghị bồi dưỡng lại cho mẹ bé một số tiền giao động từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng/1 bé. Thỏa thuận xong, Như sẽ tìm người có nhu cầu mua để bán lại các bé với giá 35 triệu đồng đến 60 triệu đồng/ 1 bé và thu lợi bất chính từ số tiền chênh lệch, kèm theo là các giấy tờ giả (giấy chứng sinh, giấy xác nhận AND, giấy khai sinh được bán với giá 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng/1 bộ) nhằm hợp thức hóa nguồn gốc các bé cho những người mua, nếu khách mua có nhu cầu. Quá trình mua bán các bé diễn ra nhanh chóng và bản thân Như hoàn toàn không quan tâm đến mục đích của người mua.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Ban chuyên án xác định Như sẽ thực hiện giao dịch mua bán 1 bé trai mới sinh với một người trên địa bàn giáp ranh Bình Dương – Tây Ninh – Bình Phước nhưng chưa xác định được thời gian, địa điểm giao dịch cụ thể. Lúc này, Ban chuyên án nhận thấy đây là “thời điểm vàng” để tập trung lực lượng bắt giữ, xử lý đối tượng cầm đầu đường dây nên đã trực tiếp báo cáo và xin ý kiến Giám đốc Công an tỉnh và Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương về việc xây dựng kế hoạch triệt xóa chuyên án.
Ngay sau khi được phê duyệt kế hoạch phá án, Ban chuyên án đã phân công nhiều tổ trinh sát bí mật giám sát, qua đó xác định ngày 15-8 Như đón xe đến Bến xe Miền Đông và nhận 1 bé sơ sinh từ tay 1 người phụ nữ lạ mặt và đem về nhà. Sáng hôm sau, Như ra khỏi nhà và nhận 1 phong bì lớn loại đựng giấy tờ và đến 11 giờ trưa cùng ngày Như đem theo bé trai, cùng túi tài liệu nhận lúc sáng lên 1 xe ô tô đi về hướng Bình Dương. Ngay lúc này, Trưởng Ban chuyên án đã triệu tập và triển khai kế hoạch phá án, phân công nhiều tổ chốt chặn dọc tuyến đường để bắt quả tang đối tượng khi đang “giao dịch”.
Đến chiều cùng ngày, Phòng PC02 tổ chức phối hợp các lực lượng liên quan bắt quả tang Như, đồng thời mở rộng vụ án bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Mai (sinh năm 1997, quê Tiền Giang) về hành vi bán con mới sinh tại tỉnh Long An. Tại thời điểm bắt quả tang, lực lượng công an thu giữ 1 bé trai 7 ngày tuổi (con của Mai) và nhiều giấy tờ giả có liên quan.
Với tinh thần quyết liệt phá án, Ban chuyên án lần lượt truy xét, bắt khẩn cấp Chu Thị Cúc Phương (sinh năm 1982, quê Khánh Hòa) và Nguyễn Thị Thùy Dương (sinh năm 2001, quê Bạc Liêu) cùng tạm trú tại tỉnh Đăk Nông; Nguyễn Thị Kim Loan (sinh năm 1989 ngụ Tây Ninh), Lê Thị Ngọc Thắm (sinh năm 2000, ngụ Long An, đối tượng nghiện ma túy trong diện quản lý của địa phương), Nguyễn Thị Ngọc Mai (sinh năm 1997, quê Bến Tre) và Châu Gia Hân (sinh năm 2004, quê Đồng Tháp).
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh ủng hộ tiền để chăm sóc trẻ sơ sinh được tạm giữ trong vụ án
Từ mẹ bán con mới sinh đến thành “cò” mua bán trẻ
Qua đấu tranh, Như khai nhận bản thân không có nghề nghiệp, thu nhập không ổn định. Nguồn thu nhập chính của Như là từ việc buôn bán trẻ em thông qua việc tiếp cận các mẹ “bầu” sắp và chuẩn bị sinh hoặc móc nối với các đối tượng môi giới khác. Như đã thực hiện thành công 5 vụ mua, bán trẻ sơ sinh (trong đó có 1 lần Như bán con mới sinh do chính bản thân sinh ra) và làm nhiều giấy tờ giả theo nhu cầu của khách mua.
Còn Chu Thị Cúc Phương khai nhận đã thực hiện thành công 24 vụ mua, bán trẻ sơ sinh với cách thức hoạt động chuyên nghiệp và quy mô. Ngoài làm “cò” mua, bán trẻ sơ sinh để kiếm tiền, Phương còn có “dịch vụ nuôi đẻ” như sau: Nếu các mẹ “bầu” bán con có nhu cầu tìm chỗ ở thì Phương sẽ tập hợp tại nhà của mình ở xã Nam Bình, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông để nuôi, chờ đến ngày sinh. Thời gian này Phương sẽ là tìm người mua với giá hợp lý. Sau khi mẹ “bầu” sinh, Phương sẽ đem trẻ bán ngay cho người mua mà không cần biết mục đích của người mua là gì. Nhiều trường hợp Phương khai nhận do mẹ “bầu” không có giấy tờ thì Phương sẽ tìm giấy tờ giả (mang tên người khác) để cho mẹ “bầu” khai khi vào bệnh viện sinh.
Tại thời điểm bắt khẩn cấp đối tượng Phương, tổ công tác xác định trong nhà Phương đang nuôi 4 mẹ “bầu” tại nhà để chờ ngày sanh và 1 mẹ “bầu” đang được nuôi trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông và chờ ngày sanh con để bán cho người khác.
Tương tự Như, Nguyễn Thị Thùy Dương khai nhận đã thực hiện thành công 2 vụ mua bán trẻ sơ sinh, trong đó có 1 lần Dương tự bán con mới sinh của mình. Dương đã đi theo và hỗ trợ tích cực Phương trong việc nuôi các mẹ “bầu” tại nhà của Phương. Những trường hợp mẹ “bầu” cần nuôi đẻ ở xa thì Dương sẽ là người trực tiếp đi vào bệnh viện nuôi đẻ và đem bé giao cho người mua ngay sau khi sinh.
Quá trình điều tra mở rộng, Ban chuyên án đã xác định và mời làm việc được 16 người có liên quan, tất cả đều thừa nhận hành vi phạm tội của bản thân, đồng thời đã tìm và xác định được 7 bé sơ sinh đã bị bán. Bước đầu, Ban chuyên án xác định vụ việc này có liên quan đến nhiều địa bàn trong nước như Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Vũng Tàu, Đắk Nông, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ… Hiện tại, Ban chuyên án đang tập trung lực lượng tiếp tục mở rộng vụ án, trong đó ưu tiên hàng đầu được đặt ra là xác định các bé đã bị bán.
Liên quan đến vụ việc này, đến nay Cơ quan Cảnh sát điều tra PC02 Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 8 bị can có liên quan về hành vi “Mua bán người dưới 16 tuổi” và “Làm giả, sử dụng tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức” để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án. Đồng thời, Cơ quan Công an cũng đang củng cố hồ sơ để xử lý các đối tượng có liên quan trong vụ việc. |
NGUYỄN HẬU
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn phức tạp cần siết chặt phòng chống
- ·Ưu tiên phát triển hạ tầng TT&TT theo định hướng Make in Viet Nam
- ·3 bài học kinh nghiệm của Quảng Ninh trong phát triển hạ tầng số
- ·Viettel phải đầu tư trước hạ tầng số, mở không gian tăng trưởng mới
- ·Hà Nội sẽ tiến hành đo kiểm khí thải, tiến tới thu hồi xe máy cũ
- ·Apple xác nhận dừng bán Apple Watch Series 9 và Apple Watch Ultra 2 tại Mỹ
- ·Lắp ‘mắt thần’ ở khắp thị trấn, xử phạt hành chính nhiều vụ ném rác thải
- ·Được định giá 320 triệu USD, “vua hồ tiêu” sắp đón khoản đầu tư từ châu Âu
- ·Khung giá phát điện năng lượng tái tạo cao nhất 1.815 đồng/kWh
- ·Thúc đẩy hành động “xanh” tại các doanh nghiệp
- ·Trại hè Việt Nam
- ·Chuyển phát của Viettel Post tăng gấp 3,3 lần tăng trưởng chung của ngành bưu chính
- ·IoT và AI thúc đẩy thế hệ tự động hóa công nghiệp tiếp theo
- ·Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị tổng kết ngành năm 2023
- ·Giá vàng hôm nay 9
- ·Hơn 15.000 tài khoản Zalo kết nối cơ quan nhà nước với người dân
- ·Nikon, Sony và Canon ứng dụng công nghệ mới chống deepfake
- ·Công ty Sumi được công nhận doanh nghiệp ưu tiên
- ·Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ biển
- ·16/19 đơn vị của TKV hoàn thành và vượt kế hoạch sản xuất trong tháng 10