【kq bd cup anh】Doanh nghiệp nhỏ tìm đường XK: Khó trăm bề
Quanh co tìm đường ra
Với các sản phẩm túi thổ cẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Túi Việt có nhiều thuận lợi để đưa hàng vào hệ thống khách sạn trong nước do chi phí quảng bá thấp. Tuy nhiên, để tìm kiếm được đơn hàng XK nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm, lại là thách thức không nhỏ với một DNNVV như Túi Việt, vốn có năng lực sản xuất và tài chính hạn chế.
Ông Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Túi Việt, cho biết đã đưa hàng đến nhiều hội chợ, triển lãm trong nước để giới thiệu sản phẩm nhằm tìm đơn hàng XK. Tuy nhiên, hầu hết các hội chợ được tổ chức trong nước hiện nay đều không có tính đặc trưng riêng cho từng loại hình DN, nội dung thiết kế lại dàn trải, hình thức đơn điệu, với sự tham gia của cả DN lớn nhỏ khác nhau. Do đó, với những DN nhỏ và vừa vốn thiếu kinh nghiệm tiếp cận, đánh giá tiềm năng khách hàng như Túi Việt, rất khó để đón bắt được cơ hội. Được biết, dù đã tham dự rất nhiều hội chợ, triểm lãm trong nước, nhận được nhiều hỗ trợ từ các chương trình XTTM của địa phương, hiệp hội ngành hàng, song DN này vẫn chưa có được đơn hàng XK nào.
Loay hoay xuất ngoại từ các chương trình XTTM nội địa không xong, Túi Việt tìm kiếm thêm các thông tin XTTM được tổ chức ở nước ngoài. Tuy nhiên, ông Hùng tính toán để tham gia được một chương trình, dù đã có sự hỗ trợ của Nhà nước song DN cũng phải bỏ ra từ 200 triệu cho một nhân viên tham dự khoảng 3 - 4 ngày. Đây là số tiền không nhỏ với các DNNVV nên rất khó để tham gia. Chưa kể, việc tham gia các chương trình này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi phần lớn các khách đặt hàng XK đều đưa ra những đơn hàng lớn, vượt quá khả năng sản xuất của DN.
“Đặc thù của các DNNVV là yếu về vốn, năng lực sản xuất và kinh nghiệm thị trường hạn chế, nên việc tự tìm kiếm các đơn hàng XK trực tiếp là rất khó khăn. Hiện Túi Việt đang phải XK qua các khâu trung gian, vừa làm giảm giá trị của sản phẩm, vừa không thể xây dựng được thương hiệu riêng. Do đó, chúng tôi rất mong muốn có những chương trình XTTM được thiết kế riêng cho các DNNVV, trong đó chỉ tập trung các DN có quy mô nhỏ tham gia, đối tượng khách hàng cũng tương xứng với năng lực sản xuất, cung ứng của DN. Bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm, hàng hoá cũng cần thiết kế các chương trình tư vấn, hỗ trợ DN về năng lực thiết kế, đánh giá khách hàng tiềm năng…”, ông Hùng kiến nghị.
Có chương trình đặc thù cho DNNVV
Nghiên cứu từ Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh XK cho các DNNVV Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” vừa được thực hiện tại khu vực miền Bắc, có đến 80% DN tiếp nhận sự hỗ trợ từ trung tâm XTTM do địa phương tổ chức. Tuy nhiên, với các chương trình nghèo nàn về nội dung, hình thức, không phù hợp với yêu cầu thực tiễn khiến các DN không mấy mặn mà với hoạt động này. Bà Nguyễn Thị Ngọc Khánh, Giám đốc Chương trình khu vực miền Bắc cho biết, tham gia các chương trình XTTM là một trong những hình thức lựa chọn ưu tiên của DN để tìm kiếm đơn hàng XK. Khảo sát cho thấy hiện các DN cần nhất là thông tin thị trường cụ thể, các khách hàng cụ thể có thể trao đổi trực tiếp qua thư điện tử, hoặc tham dự các hội chợ bán lẻ. Thế nhưng, một thực tế hiện nay là phần lớn các DNNVV lại chưa sẵn sàng muốn trả tiền để được cung cấp thông tin.
Với điểm yếu của DNNVV hiện nay là năng lực sản xuất hạn chế, thiếu tính liên kết, kết nối giữa các DN, sản phẩm có chất lượng nhưng thiếu tính sáng tạo về hình thức, mẫu mã nên chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà nhập khẩu. Do đó, các DNNVV khó tìm kiếm được các đơn hàng nhập khẩu trực tiếp mà phải thông qua cac kênh trung gian để xuất khẩu, nên giá trị thu về không cao. Dẫn chứng thực tế từ Công ty Túi Việt, ông Hùng cho biết mặc dù đã liên kết với các hộ sản xuất vùng đồng bào dân tộc để làm ra các sản phẩm đặc thù vùng miền, song đây là cơ sở nhỏ, manh mún nên tính ổn định không cao, rất khó để đáp ứng được những đơn hàng xuất khẩu lớn.
Theo nhiều DNNVV, bên cạnh các chương trình XTTM được thiết kế riêng với nội dung đa dạng, kết nối cả đầu vào và đầu ra, phù hợp với đặc thù của DN nhỏ, cần tạo tính kết nối các đơn vị sản xuất nhỏ thành chuỗi liên kết để tăng cao năng lực sản xuất, tạo thành hệ thống cung ứng liên hoàn. “Hiện nhiều chương trình, dự án của Nhà nước đầu tư vào các cơ sở song vẫn manh mún. Nếu các DN chỉ tự đi thu gom, trong khi thị trường đầu ra quá lớn, không phù hợp với khả năng sản xuất của mình, như xuất đi châu Âu thì rất khó để đáp ứng được. Do đó, nếu Nhà nước mà kết hợp được các cơ sở nhỏ lẻ thành các hợp tác xã, thì mới có thể triển khai được các đơn hàng lớn. Chúng tôi biết đầu ra thị trường không thiếu, nên các trung tâm xúc tiến cần có hoạt động phù hợp để hỗ trợ DN tìm được các khách hàng phù hợp với năng lực sản xuất”- một DN kiến nghị.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Phẫu thuật từ thiện cho 40 bệnh nhân nghèo tỉnh Hòa Bình
- ·Cách tắt thông báo bài đăng trên TikTok
- ·Thị trường smartphone độc đáo ở Triều Tiên
- ·Garmin ra mắt ‘đồ chơi’ mới dành cho xe đạp
- ·Tá hỏa vì tự dưng sở hữu 3 thuê bao di động
- ·Meey Map áp dụng giá bán mới cho gói tra cứu quy hoạch
- ·Ông Trump dùng sạc dự phòng Trung Quốc, dân mạng gọi tên 'MAGASafe'
- ·Giải chạy bộ trực tuyến vì cộng đồng lớn nhất Việt Nam bước sang năm thứ 7
- ·Ngỏ cùng cha
- ·Cách phát hiện thiết bị theo dõi bằng điện thoại
- ·Chồng rất tốt nhưng tôi chỉ yêu tình cũ
- ·Ông Trump dùng sạc dự phòng Trung Quốc, dân mạng gọi tên 'MAGASafe'
- ·Nguyên nhân gây lỗi thông báo Messenger không có âm thanh iPhone
- ·Cách quay video màn hình Samsung không cần phần mềm
- ·Giải đáp thắc mắc về thuế thu nhập cá nhân
- ·Cách giúp điện thoại Samsung luôn chạy mượt mà
- ·Apple tiết lộ cách sạc iPhone qua đêm an toàn
- ·Cách tải video trên Safari về iPhone
- ·Muốn có đứa thứ 2, 'thả' 3 năm mà vẫn không
- ·Mối nguy từ cổng sạc USB nơi công cộng