【ketquabongda vietnam】Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
Tiến trình phục hồi của thị trường bất động sản có sự phân hóa mạnh Thị trường bất động sản nửa đầu năm có nhiều dấu hiệu tích cực Thị trường bất động sản sẽ phục hồi khi thẩm thấu chính sách mới |
Quang cảnh Hội thảo. |
Hoàn thiện bức tranh pháp lý
Đây là nhận định của GS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân tại Hội thảo "Thị trường BĐS Việt Nam trong bối cảnh sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS" được tổ chức ngày 10/10.
Theo GS.TS. Phạm Hồng Chương việc phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Giai đoạn 2022-2023, thị trường BĐS Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có nguyên nhân liên quan tới các vướng mắc pháp lý.
Từ năm 2024, thị trường BĐS được kỳ vọng mở ra một trang mới với nhịp phục hồi tích cực khi có sự thay đổi của các đạo luật quan trọng: Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi).
“Các luật này được thông qua và sớm có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã góp phần hoàn thiện những mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh pháp lý cho thị trường BĐS”, GS.TS. Phạm Hồng Chương nói.
Trên cơ sở đó, thị trường BĐS có cơ sở để kỳ vọng vào một viễn cảnh phục hồi theo hướng bền vững hơn, khi khung pháp lý quan trọng được mở ra với nhiều quy định và cơ chế chính sách tác động đến thị trường và các chủ thể tham gia trên thị trường BĐS.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung đánh giá làm rõ thực trạng của thị trường BĐS trong nửa đầu năm 2024, chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và những điểm nghẽn pháp lý đang tồn tại.
Đồng thời đánh giá những thay đổi lớn về pháp lý và chính sách tác động đến thị trường BĐS Việt Nam, tập trung xem xét tác động của những đổi mới trong các luật liên quan.
Thị trường đang ở giai đoạn mất cân bằng
Ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, thời gian qua giá BĐS biến động cục bộ tại một số phân khúc và tại một số tỉnh, thành.
Đáng chú ý, tại Hà Nội có một số dự án BĐS, phiên đấu giá đất rất cao so với giá khởi điểm và mặt bằng chung. Điều này đặt ra vấn đề cần làm rõ tác động tăng giá BĐS đến từ đâu, có phải từ cơ chế chính sách mới được ban hành hay không.
Hội thảo "Thị trường BĐS Việt Nam trong bối cảnh sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS" do trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức. |
Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện thị trường đang ở giai đoạn mất cân bằng.
Trong bối cảnh nguồn cung sản phẩm trên thị trường yếu, cầu lớn, giá Hà Nội có xu hướng tăng nhanh. Trong khi đó, tại các tỉnh khu vực phía Nam giai đoạn 2023-3024, hầu nhu cầu hầu như không tăng, giá các phân khúc không tăng, riêng nhà chung cư vẫn duy trì mức tăng khoảng 6%.
Theo chuyên gia, với tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh, cầu BĐS dự báo tiếp tục gia tăng. Đồng thời kỳ vọng, nhiều đạo luật mới được ban hành, khung pháp lý mới sẽ khơi thông tình trạng ách tắc thủ tục thời gian qua.
Trong thời gian tới, để tạo lập cân bằng cho thị trường BĐS, chống đầu cơ, GS.TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh việc giảm lãi suất tín dụng ngắn hạn sẽ không giúp tăng cung BĐS, thay vào đó, gói lãi suất tín dụng dài hạn cho vay BĐS mới tạo ra cầu mới, tạo ra cân bằng mới trên thị trường.
Theo đó, ông đề xuất cần mở nút thắt pháp lý để rào cản không còn nữa và nhà đầu tư dễ dàng đầu tư hơn, giảm chi phí để tăng tiếp cận nguồn cung BĐS.
Liên quan mục tiêu tạo lập cân bằng cho thị trường BĐS, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, trong quý 3/2024 có nhiều dự án hoàn thiện thủ tục công đoạn cuối và đưa vào thị trường sản phẩm mới giúp tăng nguồn cung.
Theo ông Đính, đây là một trong những tín hiệu tích cực, vì những bẩn ổn trên thị trường, giá tăng là do cung rất yếu, cầu mạnh. Khi cung cải thiện, tăng lên giúp cân bằng thị trường, giá được điều tiết hợp lý hơn.
Đối với việc triển khai các Luật vào thực tiễn, ông Đính cho rằng, các Luật khó thẩm thấu nhanh vào cuộc sống, cần có độ trễ để các cơ quan, địa phương tìm hiểu, phổ biến khung pháp lý mới.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tình cũ bỏ đi lấy chồng…giờ lại muốn hàn gắn
- ·Thí sinh Hoa hậu Hành tinh Quốc tế kêu cứu: 'Chúng tôi đã bị lừa'
- ·Đoàn Thiên Ân vào top 10 vòng thi áo tắm tại Miss Grand
- ·Những hoa hậu Việt làm giảng viên đại học, cao đẳng
- ·Hoàng hôn sơn cước
- ·Người đẹp thể thao Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam qua đời ở tuổi 26
- ·Hoa hậu Thuỳ Tiên xúc động trước nghị lực của chàng trai khuyết tật mê bóng đá
- ·Hoa hậu Diễm Hương bị thanh sắt rơi trúng người
- ·Xét tuyển đại học bằng điểm học bạ 5 học kỳ
- ·Tranh cãi màn hô tên 'như hét vào tai' của thí sinh Miss Grand Vietnam 2022
- ·Giá vàng hôm nay 11/7/2024: Vàng nhẫn tăng trở lại sát giá vàng miếng
- ·Chế Nguyễn Quỳnh Châu: 'Nhờ danh hiệu Á hậu, cát
- ·Hoa hậu Đoàn Thiên Ân khoe nhan sắc cuốn hút sau 2 ngày đăng quang
- ·10 người đẹp sáng giá cho vương miện Miss Grand Vietnam 2022
- ·Nắng nóng kéo dài, độ mặn trên các sông tăng cao
- ·Thành tích học tập cực đỉnh của nam sinh Bách khoa hai lần giành ngôi nam vương
- ·Vóc dáng đồng hồ cát của Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022
- ·Tranh cãi màn hô tên 'như hét vào tai' của thí sinh Miss Grand Vietnam 2022
- ·Khi bà cả bị ghen ngược
- ·Á hậu Bảo Ngọc kiều diễm trong tạo hình nữ hoàng Ai Cập