【al faisaly】Giảm thời gian thông quan phải chuyển biến tích cực từ kiểm tra chuyên ngành
Ông Nguyễn Trường Thịnh,ảmthờigianthôngquanphảichuyểnbiếntíchcựctừkiểmtrachuyênngàal faisaly Phó Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới (Bến Tre) cho biết, công ty chuyên chế biến mặt hàng dừa xuất khẩu, nên hàng tháng nhập khẩu nhiều bao bì để đóng gói. Theo ông Thịnh, việc nhập khẩu bao bì đóng nước cốt dừa, phải kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm 100%. Mỗi lần doanh nghiệp nhập khẩu 5-10 container đều phải kiểm tra chuyên ngành. Trung tâm 3 và Viện Vệ sinh y tế công cộng thực hiện việc kiểm tra lại luôn trong tình trạng quá tải, nên theo quy định 10 ngày có kết quả, nhưng trên thực tế thời gian kéo dài hơn, ảnh hưởng đến thời gian thông quan của doanh nghiệp.
“Điều đáng nói, việc nhập khẩu này diễn ra liên tục nhiều năm nay, chưa có lô hàng nào vi phạm về kiểm tra chuyên ngành, nhưng vẫn không được xem xét ưu tiên trong việc kiểm tra chuyên ngành. Bên cạnh đó, tờ khai hải quan, đăng kí kiểm tra chuyên ngành thì thực hiện điện tử, nhưng kết quả kiểm tra chuyên ngành vẫn phải nộp thủ công mặc dù đã có cổng thông tin điện tử quốc gia, khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí lưu container (1 ngày 20 USD lưu container, sang tuần thứ 2 chi phí tăng lên 30 USD/ngày). Các bộ, ngành quản lý chuyên ngành cần phân luồng, đánh giá rủi ro cho DN khi thực hiện kiểm tra chuyên ngành như phân luồng tờ khai của cơ quan Hải quan”- ông Thịnh kiến nghị.
Ông Nguyễn Xuân Hải, Công ty may Đức Thành (An Giang), theo Luật Hải quan năm 2014, Luật Thuế XK, thuế NK sửa đổi... thủ tục hải quan đối với việc nhập khẩu nguyên liệu gia công, sản xuất xuất khẩu đã được đơn giản hóa rất nhiều, tạo thuận lợi cho DN. Nhưng đối với các doanh nghiệp dệt may vẫn đang vấp phải khó khăn về kiểm tra chuyên ngành đối với nguyên liệu vải nhập khẩu, kể cả hàng mẫu.
Đó là quy định về hàng mẫu NK, khi NK mẫu phải qua kiểm định về formaldehyde theo quy định tại Thông tư 37/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương. Từ khi Thông tư 37 có hiệu lực thi hành ngày 15-12-2015 thì tất cả các loại hình nhập khẩu với hàng hóa là sản phẩm dệt may điều bị điều chỉnh. Trong khi đó, mỗi mẫu kiểm tra mất 7-10 ngày, 1 mẫu tốn kém 2,5 triệu đồng. Để tránh rào cản này, nhiều khi cần hàng gấp, doanh nghiệp phải yêu cầu đối tác gửi mẫu về gia đình theo hàng quà biếu, quà tặng để không phải kiểm tra chuyên ngành!
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn cho rằng kết quả kiểm tra chuyên ngành đôi lúc chưa chuẩn xác, có những mặt hàng kiểm tra cho 2 kết quả khác nhau... cũng khiến doanh nghiệp tốn kém thêm chi phí, thời gian thông quan do phải chờ đợt lâu. Ông Nguyễn Văn Bảo, Phó Tổng Giám đốc Dalat Hasfarm chia sẻ: Mới đây, doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng máy cày, kèm theo lưỡi cày. Nhưng kết quả giám định lại cho rằng đây là máy kéo chứ không phải máy cày vì thêm cái thùng thì máy có thể chạy ngoài đường được.
Chia sẻ với bức xúc của doanh nghiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cho rằng, đúng là vấn đề kiểm tra chuyên ngành đang là rào cản lớn đối với hàng hóa XNK hiện nay. Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện Quyết định 2026/QĐ-TTg ngày 17-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, cơ quan Hải quan đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành triển khai nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phương thức kiểm tra chuyên ngành, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động XNK và tránh ách tắc tại cửa khẩu.
Tuy nhiên, một số bộ, ngành quản lý nhà nước về kiểm tra chuyên ngành vẫn chưa triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đã giao theo Quyết định 2026/QĐ-TTg. bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành triển khai Cơ chế một cửa quốc gia trên Hệ thống thông tin một cửa quốc gia. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 10 bộ, ngành triển khai khoảng 20 thủ tục chuyên ngành, còn lại rất nhiều thủ tục các bộ, ngành chưa triển khai và số lượng các doanh nghiệp tham gia rất ít.
Cam kết với doanh nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP. HCM Đinh Ngọc Thắng cho biết, Hải quan TP.HCM sẽ kiến nghị với các cơ quan quản lý chuyên ngành và phối hợp cắt giảm 50% thời gian giải quyết thủ tục chuyên ngành từ 10-15 ngày xuống còn 5-7 ngày theo quy định.
Ông Herb Cochran – Giám đốc điều hành AmCham, cho rằng, thời gian thông quan hàng hóa XNK không chỉ về hải quan, về các cơ quan quản lý mà bao gồm cả môt chuỗi các cung ứng. Ông Herb Cochran cũng đưa ra một biểu đồ về thời gian hoàn tất thủ tục cho một lô hàng xuất khẩu tại Việt Nam năm 2013 là 21 ngày, năm 2015 phấn đấu còn 12 ngày, năm 2016 là dưới 10 ngày nhưng chắc chắn phải là dưới 48 giờ vào năm 2018 khi Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương... Điều này cần sự chuyển biến tích cực từ công tác kiểm tra chuyên ngành.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hé lộ thế lực tài trợ và lên kế hoạch ám sát Tổng thống Venezuela bằng máy bay không người lái
- ·Người dân nên thay đổi thói quen tự mua thuốc điều trị bệnh
- ·Ngày thứ 20 liên tiếp Việt Nam không có ca mắc mới trong cộng đồng
- ·Hà Nam: Tập đoàn Mường Thanh xây tổ hợp khách sạn 5 sao 600 tỷ đồng
- ·Cháy chung cư Fodacon Hà Nội: Nguyên nhân ban đầu gây ‘sốc’
- ·Bếp ăn tập thể tại doanh nghiệp: Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm
- ·Thêm 2 người ở Hạ Lôi mắc COVID
- ·321 công dân Việt Nam từ New Zealand về nước đều âm tính lần 1 với Covid
- ·Bữa trưa chung của 2 ông Donald Trump và Kim Jong
- ·31 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm COVID
- ·Vứt bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt
- ·Sáng 21/5, 35 ngày không có ca mắc mới COVID
- ·Sống an toàn và chất lượng tại Eco
- ·Phòng chống dịch bệnh, không để dịch chồng dịch
- ·Những tác hại kinh hoàng của gói hút ẩm không phải ai cũng biết
- ·Vì sao đại gia Đường bia bán Tháp văn phòng Hòa Bình lấy 735 tỷ đồng?
- ·Việt Nam hợp tác và sẻ chia với cộng đồng quốc tế ngăn chặn đại dịch
- ·33 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm COVID
- ·Theo dõi sát diễn biến giá cả, xử lý nghiêm hành vi vi phạm về giá dịp Tết Nguyên đán
- ·Vừa ra mắt, Eco