【bao bong đa 24h】Có hay không luật “tứ bất lập” dưới triều Nguyễn?
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trình bày ở buổi nói chuyện “Lệ tứ bất lập dưới triều Nguyễn”
Mở đầu,óhaykhôngluậttứbấtlậpdướitriềuNguyễbao bong đa 24h nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã dẫn chứng một số tác phẩm sách sử chính thống được xuất bản viết về “luật tứ bất” (không đặt tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên và không phong tước vương) dưới triều Nguyễn. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.
Theo ông Sơn, thực tế vua Gia Long sau khi cử hành lễ lên ngôi hoàng đế tại điện Thái Hòa (1806) đã làm lễ truy tôn huy hiệu cho tổ tiên (các đời chúa Nguyễn). Sau đó, tấn tôn mẹ Nguyễn Thị Hoàn lên ngôi Hoàng thái hậu và sách lập vợ chính là Tống Thị Lan làm Hoàng hậu.
Đến thời vua Minh Mạng (1820 - 1840) không lập hoàng hậu, theo lý giải của ông Sơn sở dĩ vua vì sợ gây ra khó khăn khi quyết định chọn người nối ngôi về sau. Bởi vì, nếu lập hoàng hậu thì con trai của hoàng hậu ưu tiên được thừa kế ngai vàng. Trong khi hoàng trưởng tử Miên Tông con của thần phi Hồ Thị Hoa được bà nội đem vào cung nuôi dưỡng từ lúc mới lọt lòng mẹ 13 ngày, khi khôn lớn học hạnh đều tốt. Nếu vua Minh Mạng không chọn con của hoàng hậu mà quyết định cho Miên Tông nối nghiệp thì sau này có nguy cơ phân hóa nội bộ hoàng gia và triều đình, rất nguy hiểm.
Các vị vua Nguyễn kế tiếp không lập hoàng hậu, chỉ có hoàng quý phi là bậc cao nhất trong nội cung đều có lý do riêng chính đáng. Nhưng đến Bảo Đại (1926 - 1945), vị vua cuối cùng triều Nguyễn, sau lễ thành hôn với bà Nguyễn Hữu Thị Lan đã tấn phong ngay làm Hoàng hậu Nam Phương. “Như vậy việc lập hoàng hậu hay không tùy theo hoàn cảnh đề nghị, nội tình hoàng gia để vua suy nghĩ lựa chọn quyết định”, ông Sơn nhận định.
Về tể tướng, đời Gia Long, sau thời gian dài đất nước bị chia cắt loạn lạc, để thuận tiện việc quản trị hành chánh vua cho lập Bắc thành (gồm các địa phương từ Ninh Bình trở ra Bắc) và Gia Định thành (từ Biên Hòa trở vào Nam). Nhà vua chọn lựa các vị khai quốc công thần hàng đầu bổ nhiệm vào chức vụ Tổng trấn, đứng đầu mỗi thành. Tổng trấn có quyền hạn rất lớn để quyết định mọi việc binh, dân có thể xem như hai vị Tả, Hữu tướng quốc (hoặc phó vương). Đến triều Minh Mạng, vua cải cách hành chánh bãi bỏ cấp “thành” và chức vụ Tổng trấn. Toàn quốc chia làm 30 tỉnh, trực thuộc triều đình trung ương. Đứng đầu triều đình có “tứ trụ đại thần” (Cần chánh, Văn minh, Võ hiển, Đông các đại học sĩ) phụ tá nhà vua. Tránh tình trạng quyền hành tập trung vào tay một người (tể tướng) hay hai người (Tả - Hữu tướng quốc) dễ phát sinh họa thao túng, chuyên quyền như các triều đại trước.
Bàn về thi cử, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn thống kê, suốt thời Gia Long chỉ tổ chức được 3 khoa thi Hương. Sở dĩ chưa tổ chức thi Hội vì thời điểm đó nước nhà mới thống nhất sau thời gian dài bị phân ly, việc học hành giữa hai miền Nam - Bắc khác nhau. Chính quyền đang đặt trong tình trạng “quân quản”, đứng đầu guồng máy cai trị từ địa phương đến trung ương hầu hết là võ quan cao cấp. Ngoài ra, số tiến sĩ đào tạo từ thời Lê còn nhiều, đa số chịu ra hợp tác với Gia Long, chưa có nhu cầu tuyển thêm tiến sĩ. “Như vậy triều Gia Long chưa tổ chức thi Hội, thi Đình làm sao có Trạng nguyên?”, ông Sơn đặt câu hỏi.
Trong khi đó, đến thời Minh Mạng, năm 1822 lần đầu tiên tổ chức thi Hội, thi Đình. Sau đó vua Minh Mạng quy định phân thứ hạng nhất giáp, nhị giáp, tam giáp theo điểm số rõ ràng. Cụ thể, Đệ Nhất giáp phân rõ: 10 điểm Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ Nhất danh (Trạng nguyên), 9 điểm Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh (Bảng nhãn), 8 điểm Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh (Thám hoa). Đệ Nhị giáp: 6 đến 7 điểm Đệ nhị giáp Tiến sĩ Xuất thân (Hoàng giáp). Cuối cùng, Đệ Tam giáp: 4 đến 5 điểm Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ Xuất thân (Tiến sĩ).
Nghiên cứu rất nhiều tài liệu, ông Sơn chỉ rõ, từ năm 1822 đến năm 1919 triều Nguyễn tổ chức được 39 khoa thi Hội, thi Đình lấy đỗ 280 tiến sĩ, trong số đó có 8 người đỗ Đệ Nhất giáp. Do không ai đạt đủ 10 điểm để chiếm học vị “Trạng nguyên”, người đỗ cao nhất là “Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh Phạm Thanh (Trương Xá - Thanh Hóa) tức Bảng Nhãn, khoa Tân Hợi triều Tự Đức (1851).
Ở “luật tứ bất” cuối cùng là tước Vương, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn nhận định, các vua triều Nguyễn rất hạn chế việc phong tước trong hoàng gia. Tước Vương chỉ phong cho các hoàng thân lớn tuổi có học thức, đạo đức cao trọng nổi tiếng như Thọ Xuân Vương Miên Định, Tuy Lý Vương Miên Trinh... Điều này nhằm khuyến khích các thành viên trong hoàng tộc phải nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức.
“Đối chiếu sử sách hiện nay với các sự việc được ghi chép rõ ràng trong sử sách thời Nguyễn chúng tôi thấy vấn đề “tam bất khả” hay “tứ bất lập” được gán cho vua Gia Long đặt ra để nhằm “thâu tóm vào tay tất cả quyền hành” hay “để đảm bảo uy quyền tuyệt đối cho nhà vua và dòng họ cai trị” không có cơ sở”, ông Sơn nhấn mạnh. Cũng theo nhà nghiên cứu kỳ cựu này, hy vọng những điểm sai lầm sẽ được cải chính trong các tác phẩm, công trình biên soạn lịch sử càng sớm càng tốt.
Bài, ảnh:NHẬT MINH
(责任编辑:La liga)
- ·Lại bão nữa rồi
- ·Cao Bằng reviews a decade of implementing accords on Việt Nam
- ·National Assembly Chairwoman meets Cambodian Prime Minister
- ·Hà Nội voters confident in Party, State leadership
- ·Đồng bào tôn giáo góp phần xây dựng quê hương
- ·PM attends coronation of Japanese emperor
- ·Vietnamese, Cambodian PMs chair conference reviewing border demarcation
- ·Việt Nam attends int’l law development conference in Indonesia
- ·'Có gì để chứng minh họ là cha con?'
- ·Việt Nam’s high
- ·Em có dám lấy anh không?
- ·Belarusian Deputy PM describes Việt Nam as reliable partner
- ·PM urges Hải Phòng to take lead in agriculture modernisation
- ·VN, Cuba boost ties via meeting with VNA leader
- ·Tình thơ mộng quá nên mới phải vào tù
- ·Chinese Embassy in Hà Nội marks China’s 70th National Day
- ·Vietnamese, Cambodian PMs chair conference reviewing border demarcation
- ·Việt Nam and US work together to combat ASF
- ·“AFCA là tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hợp pháp”
- ·Leaders extend congratulations to China on National Day