会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo ngoại hạng】Làm rõ thêm về những đóng góp của Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường đối với lịch sử dân tộc!

【soi kèo ngoại hạng】Làm rõ thêm về những đóng góp của Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường đối với lịch sử dân tộc

时间:2024-12-23 22:42:03 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:548次
 Toàn cảnh hội thảo

Dốc lòng vì sự nghiệp của dân tộc

TS Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, Nguyễn Văn Tường là đại thần triều Nguyễn, thuộc phe chủ chiến có tư tưởng yêu nước, chống Pháp. Ông lần lượt kinh qua các chức vụ ở nhiều địa phương và cả kinh đô Huế, khi làm huấn đạo, khi giữ chức tri huyện, làm án sát, rồi chuyển về giữ chức Phủ doãn Thừa Thiên, kiêm cai quản Quảng Trị, sau đó giữ các chức vụ cao trong triều đình Huế như: Thượng thư Bộ Hình, Thượng thư Bộ Hộ, sung Cơ Mật viện, Phụ trách Thương Bạc viện, đảm trách ngoại giao, thương thuyết rồi Phụ chính đại thần.

“Nhìn lại con đường làm quan của Nguyễn Văn Tường, dù ở bất kỳ cương vị nào, ông cũng dốc lòng vì sự nghiệp của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử đất nước đầy biến động” - TS Phan Tiến Dũng nhấn mạnh.

PGS. TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam cho rằng, sau ngày Kinh đô thất thủ (5/7/1885), Nguyễn Văn Tường không phải đào tẩu hoặc ra đầu thú với Pháp mà vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ Phụ chính đại thần của triều đình là do lệnh của Thái hoàng Thái hậu Từ Dũ ngay từ lúc đầu, sau đó được vua Hàm Nghi giao nhiệm vụ và đồng thuận của Tôn Thất Thuyết để đàm phán với Pháp nhằm hạn chế tàn sát, cướp bóc, bảo tồn tôn miếu, xã tắc, thần dân, bình ổn cuộc sống.

“Trên thực tế, Nguyễn Văn Tường không những đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn là nhân vật tạo được sự thu hút, chú ý của đối phương. Pháp bất ngờ vì tưởng chỉ có dùng vũ lực là chiếm được thành Huế và bắt được vua Hàm Nghi, nay phải đối phó với một vị quan đầu Triều đứng đầu phe chủ chiến có biệt tài về ngoại giao đang hiện hữu; Sự có mặt của Nguyễn Văn Tường tại Huế sau khi quân đội Triều đình thất bại là cớ để các quan chức hàng đầu của Pháp ra sức tìm cách đối phó, góp phần chia rẽ mục tiêu truy kích xa giá của vua Hàm Nghi, làm trì hoãn cuộc đuổi bắt nhà vua, Tam cung và quan quân trên đường ra Tân Sở” - PGS. TS Đỗ Bang chia sẻ.

Làn ranh giữa chủ chiến và chủ hòa

TS Phan Tiến Dũng phát biểu tại hội thảo

Bàn về xu hướng chủ chiến và chủ hòa trong triều đình qua các thời kỳ, dẫn về trường hợp của Nguyễn Văn Tường, NNC Nguyễn Xuân Hoa - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Thừa Thiên Huế cho rằng, bản thân Nguyễn Văn Tường cũng không hẵn là một người chủ chiến hay chủ hòa theo cách nhìn đơn giản hóa. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Văn Tường là một chuổi ứng xử rất đa dạng trước những tình thế ngặt nghèo của đất nước, nhưng nhìn tổng thể, Nguyễn Văn Tường vẫn luôn là người hành xử vì quyền lợi của dân tộc, giữa muôn vàn gian nan trên chính trường Việt Nam, trong bối cảnh lịch sử bi thảm khi triều Nguyễn phải đối đầu với thực dân Pháp.

“Súng nổ thành mất, lại phải cam tâm ngồi lại hòa với giặc. Một thời “hòa để thủ, thủ để mưu chiến”, một thời “không hòa, không thủ, phải chiến” rồi cuối đời phải cay đắng “hòa để thủ” vẫn không xong. Trong lằn ranh hòa - chiến, chiến - hòa, Nguyễn Văn Tường là một bi kịch của lịch sử Việt Nam thời cận đại” - NNC Nguyễn Xuân Hoa nhấn mạnh.

Còn theo NNC Nguyễn Quang Trung Tiến - Nguyên Trưởng khoa Lịch sử, ĐH Khoa học, ĐH Huế, trong cuộc đấu tranh đòi bãi bỏ hiệp ước Harmand và buộc pháp ký kết hiệp ước Patenôtre trong những năm 1883-1884 có công rất lớn của Nguyễn Văn Tường, ông Tiến cho rằng: Hiệp ước Patenôtre không đi đến xóa bỏ toàn bộ chủ quyền của triều đình nhà Nguyễn đối với đất nước, trong đó đặc biệt là quyền nội trị và quân sự, nhất là ở Trung Kỳ. Nhờ chưa mất hết chủ quyền, nên triều đình Huế mới có thể chủ động chuẩn bị cho công cuộc chống Pháp, như thiết lập hệ thống sơn phòng miền Trung, tổ chức lực lượng hương binh ở các tỉnh, tuyển lựa võ sinh, mở trường huấn luyện quân sự, chấn chỉnh biên chế quân đội và thành lập đội quân “Phấn nghĩa”.

“Nói chung, do chủ quyền chưa mất hết, nên triều đình Huế mới có thể xúc tiến công cuộc chuẩn bị chống Pháp liên tục từ cuối năm 1883 đến giữa năm 1885, đỉnh cao là cuộc tấn công quân Pháp ở Kinh thành Huế ngày 5/7/1885. Ngay cả hiện tượng Phong trào Cần Vương phát triển mạnh mẽ sau ngày thất thủ Kinh đô, một phần cũng là do triều đình Huế, với nòng cốt là các đại thần Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết và phái chủ chiến đã có sự chuẩn bị khá tốt ở giai đoạn trước, trong đó có nỗ lực đấu tranh về ngoại giao để đánh đổ Hiệp ước Harmand 1883, và Hiệp ước Patenôtre 1884 là văn bản thực dân Pháp bị triều đình Huế dùng áp lực buộc phải ký kết” - NNC Nguyễn Quang Trung Tiến chia sẻ.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung nghiên cứu các vấn đề về những đóng góp của Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao; thái độ của Nguyễn Văn Tường sau vụ binh biến Kinh thành Huế 5/7/1885; bảo tồn những dấu tích lịch sử liên quan đến nhân vật Nguyễn Văn Tường…

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Phát hiện 133 xe BMW giả giấy tờ: Bộ Tài chính xin ý kiến Thủ tướng hướng xử lý
  • Sôi động Giải đua ghe Ngo Sóc Trăng
  • Tuyển Futsal nữ Việt Nam về nước, nhận thưởng nóng sau khi vô địch Đông Nam Á
  • Trẻ hóa để hướng đến tương lai
  • Thủ tướng: 'Nông nghiệp của chúng ta không chỉ đủ ăn, có thể làm giàu được'
  • Năm 2022, Bộ Công an sẽ tổ chức bài thi đánh giá để tuyển sinh đại học
  • Bà Hồ Thị Hoàng Yến làm nữ Chủ tịch HĐND đầu tiên của Bến Tre
  • Thủ tướng bổ nhiệm Phó Tư lệnh Quân khu 2
推荐内容
  • Ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM: ‘Sẽ cho kiểm tra, xử lý các trường hợp lách thuế như
  • Trường Đại học TDTT TP.HCM hoàn thành đợt Khảo sát phục vụ đánh giá ngoài 2 chương trình đào tạo
  • Gừng càng già càng cay
  • Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chuyển gấp test nhanh vào cho TP.HCM
  • Chứng khoán sáng 15/5: Nhóm ngân hàng 'vui trở lại', Vn
  • Thái Nguyên chi viện 79 cán bộ, bác sỹ hỗ trợ TP.HCM chống dịch