【kết quâ bóng đá】Quảng Ninh có thêm 2 di tích quốc gia đặc biệt
Sự kiện càng có ý nghĩa quan trọng,ảngNinhcóthêmditíchquốcgiađặcbiệkết quâ bóng đá khi đúng vào dịp tỉnh Quảng Ninh chuẩn bị các hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập tỉnh ngày 30/10 (1963 - 2023).
Thương cảng Vân Đồn - cảng ngoại thương đầu tiên của quốc gia
Theo tài liệu lịch sử, thương cảng Vân Đồn hình thành từ năm 1149, dưới thời vua Lý Anh Tông và là thương cảng đầu tiên của nước Đại Việt, tồn tại trong suốt 7 thế kỷ từ thời nhà Lý đến thời Hậu Lê (thế kỷ 12 đến thế kỷ 18), với nhiều thuyền buôn từ các nước trong khu vực đến buôn bán, trao đổi hàng hóa.
Trong suốt hơn 700 năm lịch sử, Thương cảng Vân Đồn hoạt động như một hệ thống các bến bãi, vụng đỗ tàu liên đới với nhau. Trung tâm của thương cảng có phạm vi 200km2, ở vùng vịnh Bái Tử Long, thuộc địa bàn xã Thắng Lợi, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Vùng Cống Đông - Cống Tây (xã đảo Thắng Lợi, huyện Vân Đồn) là trung tâm một thời của thương cảng Vân Đồn.
Giai đoạn phát triển cực thịnh của thương cảng là từ thế kỷ 13 -16 với đông đúc tàu buôn đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Philippines và châu Âu. Hàng hóa theo tàu nước ngoài xuất đi chủ yếu là trầm hương, ngọc trai, ngà voi, vỏ quế, sừng tê giác, vàng, bạc, đồng, diêm tiêu, hải sản... Hàng hóa nước ngoài nhập vào là gấm vóc.
Một dự án thăm dò khảo cổ tại đảo Quan Lạn và một số đảo lân cận như Cống Đông, Cống Tây hay Thắng Lợi đã cho thấy một bức tranh tương đối toàn diện về phạm vi của Thương cảng cổ Vân Đồn. Các nhà khoa học cũng tìm thấy ở đây nhiều di tích và những hiện vật với niên đại cách đây hàng nghìn năm. Sự phong phú đa đạng về nguồn gốc và chất liệu của các hiện vật đã chứng tỏ sự phân bố rộng rãi của thương cảng với những bến thuyền có sự thông thương của nhiều nước trên thế giới.
Năm 2003, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử cho Thương cảng Vân Đồn.
Cùng với hình ảnh thương cảng hưng thịnh trong quá khứ, Vân Đồn ngày nay đã và đang “mở cửa” bầu trời, nối dài những tuyến đường bộ, đường biển, trở thành đầu mối giao thương, trung tâm dịch vụ.
Đình Trà Cổ - "Cột mốc văn hoá" vùng cửa biển Đông Bắc
Theo sử sách, đình Trà Cổ được xây dựng năm Quang Thuận thứ 2 (1461) dưới triều vua Lê Thánh Tông. Công trình có bố cục hình chữ “đinh”, tọa lạc trên một khuôn viên có diện tích 1.000m2. Mái đình hơi võng, lợp ngói mũi hài giống như những ngôi đình của các làng quê Đồng bằng Bắc Bộ.
Trải qua thời gian và nhiều cơn binh lửa, qua nhiều lần hư hại rồi được trùng tu, đình Trà Cổ vẫn giữ được cơ bản những nét đặc trưng về kiến trúc và điêu khắc như lúc khởi dựng.
Đình được xây dựng gồm 5 gian 2 chái đường và 3 gian hậu cung, với 32 cột đỡ bằng gỗ lim, sơn son thiếp vàng, được kê trên đá tảng. Các cột được liên kết bởi hệ vì kèo theo kiến trúc truyền thống, được chạm trổ công phu.
Hiện nay, đình lưu giữ 3 đỉnh hương đồng, 2 hạc cưỡi đầu rồng sơn son thiếp vàng, 8 long ngai bằng gỗ từ thời Nguyễn, 12 sắc phong chất liệu giấy của các vị vua triều Nguyễn cho phép thờ 6 vị thần tại ngôi đình này. Các bản sắc phong này thường chỉ được mở ra mỗi năm 1 lần vào dịp lễ. Rất ít nơi nào ở Việt Nam giữ được văn tự cổ nguyên vẹn như ở đây.
Hàng năm, từ ngày 30/5 - 3/6 Âm lịch, tại đình Trà Cổ diễn ra lễ hội truyền thống với nét độc đáo là lễ rước thần trên biển và hội thi "Ông voi" (lợn).
Năm 1974, đình Trà Cổ được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia. Năm 2019 lễ hội đình Trà Cổ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đình Trà Cổ cũng chính là nguyên mẫu để nhạc sĩ Nguyễn Cường sáng tác ca khúc nổi tiếng “Mái đình làng biển”.
Đến nay tỉnh Quảng Ninh có tổng cộng 8 di tích quốc gia đặc biệt, bao gồm: vịnh Hạ Long thuộc TP. Hạ Long; di tích lịch sử Bạch Đằng nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên và TP. Uông Bí; di tích lịch sử Yên Tử tại TP. Uông Bí; di tích lịch sử Nhà Trần tại thị xã Đông Triều; di tích lịch sử đền Cửa Ông tại TP Cẩm Phả và khu di tích Hồ Chủ tịch tại huyện đảo Cô Tô. Các địa danh nói trên chứa đựng những giá trị lịch sử - văn hóa, thể hiện bản sắc của vùng đất Quảng Ninh và trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch ở trong và ngoài nước. |
H.D
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tăng cường kiểm tra thủ tục nhập khẩu đối với mặt hàng thuốc và nguyên liệu làm thuốc
- ·Phát huy vai trò của vận tải biển và logistics thời 4.0
- ·Đường sắt giảm 50% vé tàu
- ·Nguyễn Thanh Hà tặng 80 nón lá cho các thí sinh Hoa hậu Môi trường Thế giới
- ·Phòng chống kinh doanh các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc
- ·Petrolimex ủng hộ 12 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại mưa lũ sau cơn bão số 3 (Yagi)
- ·Vietlott phát hành xổ số quay nhanh Keno đầu tiên tại Việt Nam
- ·Ngọc Sơn: Tiếng Thái khó nhất trong 11 ngôn ngữ tôi học
- ·Giá vàng SJC ‘bất động’ trong khi vàng thế giới tiếp tục lao dốc
- ·Cà phê Robusta và Arabica đảo chiều tăng mạnh trong ngày 18/11
- ·Thời điểm để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kiến tạo tương lai
- ·Từ 1/11, thuế nhập khẩu dầu mỏ thô giảm còn 0%
- ·Tăng cường công tác thi hành án hình sự trong Tòa án
- ·Xây dựng một nền nông nghiệp ASEAN chất lượng cao
- ·Bán hàng xách tay có thể bị phạt đến 200 triệu đồng
- ·Bị tố thiếu văn minh: Trấn Thành đưa bằng chứng mua vé, không chen ngang
- ·Việt Nam hướng tới TOP 10 đối tác thương mại của Hoa Kỳ
- ·Không tăng giá điện, nỗ lực nghiên cứu giảm giá xăng
- ·Nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi dùng lòng trắng trứng để làm mặt nạ
- ·Kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu