会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh mxc】Thu hoạch đúng thời điểm để mía đạt chữ đường cao!

【bxh mxc】Thu hoạch đúng thời điểm để mía đạt chữ đường cao

时间:2024-12-23 18:04:40 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:205次

Hiện nay,ạchđngthờiđiểmđểmađạtchữđườbxh mxc với chính sách thu mua mía của các nhà máy đường áp dụng thì giá mía cao hay thấp phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả đo chữ đường (CCS). Thế nhưng, do chưa nắm bắt được cách kiểm tra, xác định CCS nên nhiều nông dân thu hoạch mía khi chưa đạt độ chín, kéo theo giá bán không như ý muốn.

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ (áo sọc) hướng dẫn nông dân về quy trình tích tụđường và cách kiểm tra CCS trên cây mía.

Gắn bó với cây mía hơn 20 năm qua, lão nông Nguyễn Thái Minh, ở ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, dù có kinh nghiệm trong canh tác qua từng thời điểm cũng chịu thua về việc xác định CCS tại rẫy mía. Nếu trước đây, khi các nhà máy đường chú trọng về năng suất thì ông Minh thường chọn trồng các giống mía thuộc nhóm K. Còn giờ đây, khi CCS chi phối về giá bán thì ông lại quay sang lựa chọn những giống mía ngắn ngày để trồng nhằm đạt CCS cao khi thu hoạch. Ông Minh chia sẻ: “Mấy vụ qua, tôi và bà con ở cánh đồng mía nơi đây chọn giống mía chín sớm ROC 16 để canh tác. Thông thường, sau 10 tháng trồng và thấy lá mía dần chuyển sang màu vàng là tiến hành kêu thương lái đến tự kiểm tra CCS và đưa ra giá thu mua, cũng như cho ngày thu hoạch. Tuy canh tác cùng loại giống, trên cùng cánh đồng và chỉ xuống giống cách nhau 1-2 ngày nhưng CCS mỗi hộ được thương lái cho mỗi khác. Do nông dân không biết kiểm tra CCS nên phải chấp nhận giá bán chênh lệch là chuyện thường xuyên xảy ra”.

Không riêng gì bà con tại cánh đồng mía của ông Minh, mà hiện nay có không ít nông dân tại các vùng mía nguyên liệu trong tỉnh vẫn rơi vào hoàn cảnh tương tự do chưa biết cách xác định CCS có trong cây mía ở từng thời điểm sinh trưởng là bao nhiêu, từ đó quyết định ngày đốn cho hợp lý, vừa đảm bảo đạt năng suất lẫn CCS để bán được giá cao, thu về nguồn lợi nhuận hấp dẫn cho gia đình.  Ông Nguyễn Văn Hậu, ở ấp Thống Nhất, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, thông tin: “Từ trước đến giờ đâu biết kiểm tra CCS trên cây mía là thế nào, mỗi lần kêu thương lái bán mía là dựa trên số ngày mía sinh trưởng gắn với loại giống mình đang trồng. Chẳng hạn giống mía ROC 16 trồng hơn 10 tháng là bà con bắt đầu kêu thương lái đến thu hoạch, từ một vài hộ bán trước từ từ bà con xung quanh bán theo. Còn CCS thì thương lái tự kiểm tra rồi báo bao nhiêu thì tương ứng giá thu mua bấy nhiêu, nếu nông dân đồng ý là bán”.

Trước tình hình trên, để người trồng mía hạn chế bị thiệt thòi do không biết kiểm tra CCS nên khả năng dễ bị thương lái ép giá, đồng thời nhằm giúp bà con biết cách tự kiểm tra CCS trên rẫy mía của gia đình trước khi quyết định ngày bán mía, thời gian qua, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo, tọa đàm hướng dẫn nông dân kiến thức liên quan đến các vấn đề trên vào thời điểm trước khi mùa vụ ép bắt đầu. Tại các buổi hội thảo, tọa đàm đều có mời nhà khoa học đến để tư vấn kỹ thuật cho nông dân về cách đo CCS. Riêng vụ mía 2017-2018 sắp vào đợt thu hoạch, bên cạnh việc cán bộ khuyến nông của Casuco thường xuyên theo dõi đo CCS trên cây mía tại các vùng mía nguyên liệu của Casuco thì lãnh đạo Bộ phận khuyến nông của Casuco cũng vừa tổ chức buổi tọa đàm hướng dẫn nông dân dùng máy đo CCS mini để kiểm tra CCS trên rẫy mía cho nhiều nông dân tại vùng mía ở ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, với sự hướng dẫn trực tiếp của GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trường Đại học Cần Thơ.

Theo phân tích của GS.TS Nguyễn Bảo Vệ thì mỗi lóng của cây mía, nông dân ví đây là những bồ trữ đường. Sau khi rễ mía hút nước truyền lên lá mía và thông qua sự quang hợp từ ánh nắng mặt trời sẽ tạo ra đường rồi di chuyển ngược xuống cất giữ vào những bồ trữ đường từ gốc dần lên ngọn. Quá trình sản xuất đường đạt hiệu quả khi chỉ số CCS ở bồ trữ đường dưới gốc với ngọn xấp xỉ bằng nhau thì khi đó mía mới thật sự đã chín và nông dân có thể thu hoạch. Đốn mía lúc này bà con đảm bảo đạt cả hai mặt về năng suất và CCS. Trường hợp chưa tới ngày thu hoạch mà bà con thấy lá mía xuất hiện màu vàng nhiều nên nghĩ mía đã chín và nóng lòng muốn đốn. Nhưng thực ra, cây mía chỉ chín ngụy tạo do thiếu nước làm chết rễ hay nhiều điều kiện thời tiết khác, lúc này nông dân nên tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.

“Khi nắm vững nguyên lý tích trữ đường của cây mía thì trong quá trình canh tác, nếu bà con chịu khó thường xuyên lấy mẫu nước mía rồi kiểm tra CCS qua thiết bị đo mini thì có thể biết cây mía chúng ta đạt CCS tới lóng nào và khi nào là thời điểm đốn phù hợp nhất. Trường hợp thương lái vào rẫy mía rồi cho CCS sai thì chúng ta cũng có cơ sở đối chứng một cách thuyết phục”, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ bộc bạch.

Ngoài truyền đạt những kiến thức trên, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ còn lưu ý nông dân là hiện đa phần các thương lái khi kiểm tra CCS tại rẫy mía của bà con thì chỉ lấy thử một mẫu nước mía gần với ngọn rồi quy ra CCS, điều này chưa đúng cách và gây thiệt thòi cho nông dân. Việc kiểm tra CCS phải lấy ít nhất ở hai vị trí là phần gốc và ngọn mía, từ hai điểm này sẽ lấy kết quả trung bình, có như vậy mới đảm bảo chính xác.

Sau khi được GS.TS Nguyễn Bảo Vệ hướng dẫn kiến thức trong việc kiểm tra CCS, nhiều nông dân tham dự buổi tọa đàm đã học hỏi được kinh nghiệm hay và sẽ áp dụng ngay trên rẫy mía của gia đình mình ngay trong vụ này. Ông Đoàn Văn Hoàng, ở ấp Mỹ Lợi B, xã Hiệp Hưng, cho hay: “Nghe thầy Vệ truyền đạt kiến thức liên quan về CCS trong cây mía tôi đã sáng ra nhiều thứ rất hay mà từ lâu mình không biết. Đợt bán mía tới đây tôi sẽ cố gắng mua một thiết bị đo CCS mini khoảng 2 triệu đồng để dành kiểm tra CCS nhằm bảo vệ quyền lợi cho gia đình”.

Ông Huỳnh Văn Măng, Giám đốc Bộ phận khuyến nông Casuco, thông tin: Ngoài trang bị kiến thức về cách kiểm tra CCS, đồng thời để giúp người trồng mía chủ động hơn trong việc đo CCS, thời gian qua Casuco đã hỗ trợ hơn 20 thiết bị đo CCS mini cho các câu lạc bộ, tổ hợp tác sản xuất mía trong và ngoài tỉnh. Đó là chưa kể khuyến nông viên ở các địa phương trong vùng mía nguyên liệu của Casuco cũng đều được trang bị thiết bị đo CCS mini. Từ việc hỗ trợ thiết bị, cộng với tổ chức các buổi tọa đàm, mong rằng sẽ giúp nông dân không còn thu hoạch mía khi chưa đạt CCS như trước nữa…

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Tập trung chăm lo cho đoàn viên, người lao động
  • Đà Nẵng: Xây dựng phương án lãnh đạo chủ chốt từ nguồn tại chỗ
  • Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo
  • Điểm sáng mới tại bất động sản nghỉ dưỡng Sapa
  • Hiệu quả với nuôi heo trong chuồng khép kín
  • Kiến nghị giao đất quốc phòng để làm đường giải tỏa kẹt xe sân bay Tân Sơn Nhất
  • Hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 là thách thức rất lớn
  • 7 trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
推荐内容
  • Triển khai Luật HTX 2023, những cơ hội
  • Hà Nội rót tiền giúp ngành nông nghiệp sớm đơm hoa, kết trái hậu Covid
  • Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nỗ lực hướng tới lệnh ngừng bắn lâu dài ở Gaza
  • Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng đón nhận cờ thi đua của Bộ
  • Hồi âm đơn thư bạn đọc 10 ngày đầu tháng 1/2011
  • Sau tạm dừng cấp phép condotel, Bình Định quy hoạch đô thị nghỉ dưỡng 1.500ha