【tt bóng da】Ấm áp nhà tình thương
Đối với những người nghèo khó, bệnh tật, hằng ngày phải chật vật kiếm từng miếng cơm manh áo thì ước mơ có được căn nhà lành lặn để ở là chuyện không hề dễ. Thấu hiểu sâu sắc hoàn cảnh, nguyện vọng của họ, các hội viên phụ nữ huyện Trần Văn Thời đã chung tay chia sẻ khó khăn, giúp họ có được nơi ăn chốn ở ổn định để yên tâm lao động sản xuất. Năm 2015 có 14 căn nhà mái ấm tình thương vì phụ nữ nghèo được xây dựng, với tổng trị giá hơn 442 triệu đồng.
Đối với những người nghèo khó, bệnh tật, hằng ngày phải chật vật kiếm từng miếng cơm manh áo thì ước mơ có được căn nhà lành lặn để ở là chuyện không hề dễ. Thấu hiểu sâu sắc hoàn cảnh, nguyện vọng của họ, các hội viên phụ nữ huyện Trần Văn Thời đã chung tay chia sẻ khó khăn, giúp họ có được nơi ăn chốn ở ổn định để yên tâm lao động sản xuất. Năm 2015 có 14 căn nhà mái ấm tình thương vì phụ nữ nghèo được xây dựng, với tổng trị giá hơn 442 triệu đồng.
Chị Trương Thị Tím (khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) không được lanh lợi như người ta, chỉ có thể ở nhà chăm sóc con cái. Gia đình chị có năm thành viên nhưng chỉ có một lao động chính là chồng chị, anh Lê Văn Cường. Nhưng nghề nghiệp anh Cường không ổn định, lúc làm thuê theo mùa vụ, khi bán vé số, giờ đang làm mướn cho cơ sở sản xuất bánh mì ở chợ Rạch Ráng, thu nhập bấp bênh. Căn nhà gỗ cất nhiều năm đã xiêu vẹo, gom góp số tiền dành dụm bao năm trời gia đình cuốn được cái nền, mua cây nhưng không còn khả năng để mướn thợ, mua lá, mua tol.
Từ khi có được căn nhà mái ấm tình thương, gia đình bà Sáu không còn chịu cảnh mưa tạt gió lùa. |
Thấy hoàn cảnh vợ chồng chị Tím đáng thương, cũng cố gắng làm ăn nhưng vì hoàn cảnh không vốn, không nghề nghiệp, đất đai ít, con đông nên chị Cao Thị Phượng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời đề xuất với hội viên đóng góp số tiền 5 triệu đồng, giúp đỡ ngày công lao động, vận động người quen giúp đỡ để giúp vợ chồng chị Tím hoàn chỉnh căn nhà.
Chị Phượng bộc bạch: “Để đồng tiền hỗ trợ của chị em phát huy hiệu quả, mình không giao trực tiếp số tiền cho gia đình mà đứng ra quản lý. Tức là, tiền công thợ, tiền mua lá, mua cây, mua tol lợp mình trực tiếp trả. Bởi vì, người ta đã nghèo, lúc nào cũng túng thiếu, nếu không giám sát, quản lý mà đưa hẳn thì sợ họ xài chuyện khác hết, cuối cùng không có được căn nhà”.
Mặc dù căn nhà mới chưa hoàn chỉnh lắm, nền nhà vẫn còn là nền đất nhưng gia đình anh Cường mừng lắm, anh tâm sự: “Nhờ mọi người giúp đỡ, gia đình mới có được căn nhà thế này. Dù đời sống vẫn còn khó khăn nhưng Tết năm nay chắc chắn là ăn Tết vui hơn, phấn khởi hơn rồi. Có nhà cửa ổn định mình cũng đỡ lo phần nào, cố gắng làm ăn, vươn lên thoát nghèo”.
Đã gần một năm kể từ ngày nhà mái ấm tình thương được bàn giao nhưng bà Lê Thị Sáu (ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời) vẫn chưa quên được cảm giác vui mừng hôm đó. Bà Sáu chia sẻ, mấy mươi năm gia đình không thoát khỏi chữ nghèo, cũng là do hoàn cảnh. Bản thân bà đã 64 tuổi, sức khoẻ kém, mang nhiều chứng bệnh (cao huyết áp, suy dinh dưỡng...), không thể làm được việc gì nặng nhọc. Người con trai lớn thì không được lanh lợi, con trai út có phần đỡ hơn nhưng chữ nghĩa ít, không nghề nghiệp, ai thuê gì làm đó, thu nhập ngày có ngày không. Căn nhà vì người nghèo trước đó được địa phương trao tặng đã xuống cấp.
Bà Đặng Thị Phượng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Kinh Cũ, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời là người gần gũi với bà Sáu bấy lâu nay, hiểu rõ hoàn cảnh của bà Sáu từ lúc bà mới về đây sinh sống. “Động lòng trắc ẩn”, bà Phượng quyết tâm phải tìm cách giúp đỡ bà Sáu có được căn nhà đàng hoàng để bà đỡ phần vất vả lúc tuổi già. Cả quá trình đi xin căn nhà cho bà Sáu một tay bà Phượng lo liệu. Từ viết đơn trình bày hoàn cảnh của bà Sáu với chính quyền ấp, xã; gởi đơn đến các nhà hảo tâm ở TP Hồ Chí Minh... Sau ba lần bà gặp gỡ, tha thiết trình bày hoàn cảnh của bà Sáu, các nhà hảo tâm đồng ý hỗ trợ căn nhà với số tiền 30 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí, trong quá trình xây dựng, bà Phượng và một số chị em ở gần nhà bà Sáu thường xuyên quan tâm, giúp đỡ.
Yêu thương, sẻ chia là nét đẹp đáng quý của người phụ nữ Việt Nam. Nhờ có những tấm lòng vì mọi người mà những hoàn cảnh nghèo khó có điều kiện vươn lên trong cuộc sống./.
Bài và ảnh: Hữu Ngọc
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Long An sees positive socio
- ·Tăng trưởng, lạm phát năm 2015 sẽ thế nào?
- ·Văn Yên nhân rộng mô hình 'chợ 4.0' nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số
- ·Nhiều đổi thay ở Định Hưng nhờ chuyển đổi số
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Chuyển hướng nhập khẩu nguyên liệu dệt may: Giá rẻ “bó chân”
- ·Cơn sốt chip AI khiến cả Phố Wall cũng phải chao đảo
- ·Điện lực Hà Nam chuyển đổi số mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·InterData hợp tác VNPT khai thác hạ tầng Datacenter và các dịch vụ thế mạnh
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Chứng nhận AWS Networking Consulting Competency
- ·Trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản: An toàn, tiện lợi
- ·Thí điểm tạm nhập hàng hóa qua điểm thông quan
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Hải Phòng đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
- ·Ưu tiên mua tạm trữ muối tại địa phương tồn đọng lớn
- ·Phong cách Mark Zuckerberg sau 20 năm điều hành Facebook
- ·Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- ·Hơn 43% hệ thống thông tin chưa triển khai đầy đủ phương án đảm bảo an toàn