【kết quả bong da hôm nay】Kiên quyết thu hồi vốn đã bố trí cho các dự án chậm triển khai
Trong đó nêu rõ nhóm đã được bố trí vốn nhưng chưa khởi công; chưa đấu thầu; đã có chủ trương nhưng chưa phê duyệt được dự án đầu tư để Bộ KHĐT tổng hợp,ênquyếtthuhồivốnđãbốtríchocácdựánchậmtriểkết quả bong da hôm nay báo cáo Chính phủ.
Tham dự có 9 cơ quan và 3 địa phương thuộc diện kiểm tra, đôn đốc của Tổ công tác số 4 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Tổ trưởng, gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Hội Nông dân Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Gia Lai.
Trước đó, ngày 26/8, Phó Thủ tướng đã đến kiểm tra, làm việc với UBND TP. Hà Nội về công tác này.
Bộ, ngành, địa phương nỗ lực bảo đảm kế hoạch giải ngân
Phát biểu mở đầu cuộc họp, nhắc lại tình trạng chậm giải ngân, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, chỉ còn 120 ngày nữa là hết năm 2022, các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt hơn nữa.
“Giải pháp cũng đã rõ, vấn đề là tổ chức thực hiện. Trong quá trình đó, có gì vướng thì các đồng chí trao đổi”, Phó Thủ tướng nói và nêu thực trạng có công trình đã có đủ điều kiện đẩy nhanh tiến độ nhưng thiếu vốn, có công trình mà nếu dồn nguồn lực vào thì năm nay có thể khánh thành.
Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị cần rà soát, làm rõ, “bóc tách” được các nhóm dự án đã ghi vốn đầu tư nhưng chưa đấu thầu, chưa có nhà thầu, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, chưa khởi công cũng như các công trình có khả năng hoàn thành trong năm nay và đầu năm 2023.
Nếu đã nỗ lực hết sức nhưng thấy rằng chưa thể giải ngân được thì đề xuất, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Chính phủ việc điều chuyển vốn cho dự án khác. Tránh dàn trải, kéo dài, có tiền mà không tiêu được, trong khi có công trình có thể đẩy nhanh tiến độ thì lại không có tiền, Phó Thủ tướng lưu ý.
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, so với thời điểm kiểm tra tháng 7/2022 thì đến nay có 2 cơ quan có tỉ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình cả nước, là Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Đồng Nai. Theo đó, 2 cơ quan, địa phương này trong thời gian tới sẽ không nằm trong phạm vi của Tổ công tác.
Trong đợt kiểm tra tháng 8/2022 thì có thêm Bộ Xây dựng do tỉ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình của cả nước. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, nguyên nhân vẫn là do biến động về giá nguyên vật liệu, ảnh hưởng của dịch bệnh, một số chủ đầu tư còn lúng túng, chưa quyết liệt triển khai thực hiện, vướng mắc trong cấp thẩm quyền phê duyệt 3 loại quy hoạch quốc gia.
“Bộ Xây dựng cam kết đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để giải ngân đạt khoảng 95% kế hoạch”, Thứ trưởng Ngọc nói.
Một số cơ quan đã dự kiến giải ngân cả năm đạt 100% kế hoạch đó là Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Một số cơ quan có tỉ lệ giải ngân chưa cao nhưng cũng đã nghiêm túc, chủ động rà soát khả năng giải ngân và có đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch vốn được giao như TP. Hà Nội giảm 2.000 tỉ đồng vốn nước ngoài, EVN giảm 140 tỉ đồng, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giảm 92,45 tỉ đồng.
Theo bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, có 5 nguyên nhân lớn làm chậm tiến độ giải ngân, là năng lực lập dự án còn hạn chế; thực hiện thủ tục đầu tư còn chậm; một số chủ đầu tư thiếu chủ động trong kiểm tra, đôn đốc; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư chưa quyết liệt và tình trạng một số nhà thầu thi công cầm chừng.
“Chúng tôi sẽ thúc đẩy kiểm tra trong 4 tháng còn lại”, bà Thắng nói. TPHCM đã lập 3 tổ công tác, trong đó, tổ số 1 tập trung vào các dự án lớn, có vốn trên 100 tỉ đồng, tổ thứ 2 gỡ vướng về giải phóng mặt bằng, tổ thứ 3 tháo gỡ khó khăn cho dự án ODA. Hằng tuần, các tổ công tác rà soát, làm việc với các địa phương, chủ đầu tư. Chủ tịch UBND thành phố tổ chức giao ban hằng tháng về công tác này.
Đánh giá cao nỗ lực của TPHCM, Phó Thủ tướng bày tỏ quan tâm đến “sản phẩm của các tổ công tác là gì” và cho rằng, bên cạnh tháo gỡ vướng mắc, thì phải đề xuất được danh sách các dự án “không tiêu được tiền”, từ đó, điều chuyển, phân bổ cho các công trình có thể giải ngân được.
Trong tổng số vốn đầu tư 54.000 tỉ đồng cần giải ngân theo kế hoạch của TPHCM, thì có bao nhiêu công trình chưa phê duyệt được dự án, bao nhiêu dự án HĐND đã phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa đấu thầu, bao nhiêu dự án đã ký hợp đồng, có nhà thầu nhưng hiện nay chưa có mặt bằng để thi công… Theo Phó Thủ tướng, các tổ công tác của TPHCM phải đề xuất việc điều chỉnh vốn cho các công trình có thể đi vào hoạt động vào cuối năm nay để nhân dân có thể cảm nhận rõ hơn sự phát triển.
Cùng giải pháp như TPHCM, ông Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tổ chức các hội nghị chuyên đề về giải ngân, yêu cầu chủ đầu tư cam kết tiến độ dự án theo các mốc thời gian cụ thể. Tỉnh cũng đã lập 4 tổ công tác, làm việc với chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Hồ Phước Thành nói, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã có 12 văn bản chỉ đạo về giải ngân. Ngoài tổ chức 4 đoàn đi kiểm tra, lãnh đạo tỉnh tổ chức giao ban hằng tháng về công tác này.
Theo ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng giám đốc EVN, EVN đã họp rà soát, dự kiến đến 30/9, tỉ lệ giải ngân đạt 31%. Còn khoản vốn không giải ngân được, EVN đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để điều chuyển.
Phân loại, lập danh sách dự án chậm, báo cáo Chính phủ
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao các địa phương đã nhận diện các nguyên nhân, tồn tại, vướng mắc; đã thành lập các tổ công tác, lãnh đạo các tỉnh họp giao ban hằng tháng về giải ngân, từ đó, tình hình có chuyển biến. Tuy nhiên, tiến độ còn chậm, tỉ lệ còn thấp.
Theo Phó Thủ tướng, chậm giải ngân vốn đầu tư công do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc phân bổ vốn chưa khoa học, nhiều dự án được bố trí vốn năm 2022 nhưng chưa được phê duyệt dự án đầu tư, nhiều dự án chưa đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, có dự án chưa giải phóng mặt bằng, một số dự án chậm tiến độ do nhà thầu yếu kém, do các thủ tục thanh toán, nghiệm thu chưa kịp thời.
Về giải pháp, đối với các dự án đã đủ điều kiện và đang triển khai, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương, chủ đầu tư, ban quản lý, nhà thầu tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, triển khai thi công 3 ca để bù tiến độ đã chậm.
Đối với các dự án đã được phân bổ kế hoạch vốn nhưng chưa khởi công, kiên quyết thu hồi để điều động, phân bổ vốn cho các dự án khác, phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
(Theo VGP)
Nhà thầu nằm im, địa phương không dám làm khiến giải ngân chậm
Trong các nguyên nhân giải ngân đầu tư công chậm có việc giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng cao nên các nhà thầu “nằm im bất động”; thêm vào đó là tình trạng nhiều địa phương có tâm lý không dám làm.(责任编辑:World Cup)
- ·Tài xế tông hàng loạt xe máy ở quận 1 khai gì
- ·Vận động viên Hậu Giang đoạt huy chương vàng ném bóng
- ·Bộ Tài chính tiếp tục cảnh báo việc giả mạo văn bản, con dấu và website của Bộ
- ·Thanh Hóa: Tịch thu hàng nghìn túi hàng hiệu "nhái" tại cơ sở kinh doanh online
- ·Xây dựng một bộ tiêu chuẩn kỹ năng số chung cho khu vực ASEAN
- ·Không khí lạnh tiếp tục gây mưa phùn, thủ đô Hà Nội còn 16 độ C
- ·SEA Games 29: Quốc kỳ Việt Nam tung bay trong Lễ thượng cờ
- ·Quảng Ninh: Thu ngân sách nhà nước không dùng tiền mặt đạt hơn 97%
- ·Tăng trưởng kinh tế Quý I tốt nhất trong 10 năm qua
- ·Gỡ vướng về định giá tài sản trong tố tụng hình sự
- ·Thay đổi đề xuất giờ làm việc
- ·Thống nhất cách hiểu, cách làm về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và Quỹ phát triển đất
- ·Kiểm tra quán karaoke đêm Noel: 17 người dương tính với ma túy
- ·TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại trong mùa dịch Covid
- ·Hà Nam: Bốt điện Thanh Tuyền bùng cháy do quá tải
- ·Điểm tên những đia phương tại Đắk Lắk để hàng loạt kho sầu riêng 'xây lụi'
- ·Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh công bố điểm trúng tuyển năm 2024
- ·Bệnh không lây nhiễm tấn công người trẻ
- ·Báo chí đồng hành, góp phần đưa thông tin KH&CN đến gần hơn với công chúng
- ·An Giang: Tạm giữ gần 30.000 khẩu trang y tế và 2.400 nước rửa tay khô không chủ