【nhận định leeds united】Mỹ “nghỉ chơi” TPP ?
Chính phủ của Tổng thống Barack Obama đã tạm ngừng nỗ lực xúc tiến Quốc hội thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),ỹnghỉchơnhận định leeds united đồng thời tuyên bố số phận của TPP sẽ do Tổng thống mới đắc cử Donald Trump định đoạt.
Đại diện các quốc gia thành viên TPP chụp ảnh chung sau lễ ký kết thỏa thuận TPP tại New Zealand ngày 4-2-2016.
Trước đây, Chính phủ của ông Obama xúc tiến TPP nhằm mục tiêu xóa bỏ rào cản thương mại ở châu Á, tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác Mỹ trong khu vực, đồng thời giúp ông Obama củng cố chính sách “xoay trục” về châu Á - Thái Bình Dương. TPP được xem là thỏa thuận thương mại lớn nhất trong lịch sử nhân loại, giúp giảm thuế xuất nhập khẩu, cũng như các loại bảo hộ thương mại tại 12 quốc gia thành viên. Các quốc gia này hiện chiếm đến khoảng 40% tỷ trọng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên hiện nay, Chính phủ của ông Obama đã phải tạm ngừng nỗ lực xúc tiến Quốc hội Mỹ thông qua TPP, sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử ngày 8-11 và Đảng Cộng hòa chiếm đa số trong Quốc hội Mỹ. Lãnh đạo phe đa số của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ, ông Mitch McConnell, cho hay ông sẽ không lưu tâm đến TPP trong những tuần trước khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức và số phận của TPP sẽ phụ thuộc vào ông Trump. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan (Đảng Cộng hòa) trước đó cũng đã tuyên bố Hạ viện sẽ không tiến hành bỏ phiếu cho TPP.
Trong suốt chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Trump tuyên bố phản đối TPP, gọi TPP là “một thảm họa” và “sự cưỡng bức đất nước chúng ta”, khiến nhiều công ăn việc làm ở Mỹ bị chuyển ra nước ngoài. Ông Trump cũng đã đề xuất hủy bỏ TPP, tái đàm phán Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Kinh (ký kết cách đây 22 năm).
Trước tình thế này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 13-11 đã bày tỏ hy vọng Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ từ bỏ sự phản đối của mình đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gây tranh cãi. Theo ông Kerry, thương mại quốc tế là đặc biệt quan trọng đối với những lợi ích của Mỹ và TPP có thể giúp tăng trưởng nền kinh tế nước này, đồng thời cho biết ông và Tổng thống Barack Obama vẫn duy trì “cam kết sâu sắc” đối với hiệp định này nhưng sẽ không cố tìm cách thúc đẩy thông qua nó tại phiên họp của Quốc hội nước này vào thời điểm ông Obama sắp rời nhiệm sở.
Trong một diễn biến khác, hiện Nhật là một trong những quốc gia sốt sắng để TPP sớm có hiệu lực. Sau khi Hạ viện Nhật Bản thông qua TPP ngày 10-11 và trong lúc Thượng viện nước này bắt đầu thảo luận về bản hiệp định, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuần này sẽ đi Mỹ để trao đổi với Tổng thống đắc cử Donald Trump về TPP; đồng thời thay vì chờ đợi phản ứng từ phía Mỹ, ông Abe nói: “Tôi muốn Nhật Bản sẽ giữ vai trò lĩnh xướng trong việc tạo ra động lực để hiệp định này mau chóng có hiệu lực”.
Trong trường hợp Mỹ không tham gia TPP, các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương hoàn toàn có thể gây dựng một thỏa thuận tự do thương mại khác mà không có Mỹ. Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski cho biết: “TPP có thể thay thế bằng một thỏa thuận tương tự nhưng không có Mỹ… Tôi nghĩ sẽ là tốt nhất khi có một thỏa thuận ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc và cả Nga nữa... Đó sẽ phải là một cuộc đàm phán mới”.
Hiệp định TPP không còn hy vọng gì được thông qua sau khi các lãnh đạo từ khi cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội Mỹ tuyên bố Nhà Trắng sẽ từ bỏ TPP sau cuộc bầu cử. Nhiều người cho rằng thất bại trong việc thông qua TPP sẽ là một “thang thuốc đắng” đối với cá nhân ông Obama và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của nước Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
TPP có sự tham gia của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Thỏa thuận này đã chính thức được các bộ trưởng từ 12 quốc gia trên ký kết hồi tháng 2-2016 sau hơn 5 năm đàm phán. TPP hiện đang ở trong giai đoạn hai năm chờ đợi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn. Nếu có hiệu lực, hiệp định này sẽ giúp xóa bỏ hàng nghìn rào cản thuế quan và đảm bảo tốt hơn các quyền của người lao động tại các quốc gia tham gia. |
NGUYỄN TẤNtổng hợp
(责任编辑:La liga)
- ·Khảo sát sạt lở bờ Bắc kênh Dương Văn Dương, huyện Tân Thạnh
- ·Động đất kinh hoàng ở Maroc: Hơn 2.000 người đã thiệt mạng
- ·Giáo hoàng Francis gửi lời chúc mừng Năm mới tới Việt Nam
- ·Liên hợp quốc tìm kiếm thêm nguồn quỹ cho các nước nghèo
- ·Áo cưới Anh Em vì hạnh phúc lứa đôi thêm trọn vẹn
- ·Núi lửa phun trào ở Indonesia: 11 người leo núi tử vong
- ·Giới khoa học Mỹ kêu gọi chính phủ không nối lại thử hạt nhân
- ·Vụ xả súng kinh hoàng ở Thái Lan: 26 người chết, 52 người bị thương
- ·Giá xăng dầu hôm nay 22/10: Thế giới bật tăng, trong nước điều chỉnh thế nào?
- ·Tổng Thư ký LHQ kêu gọi toàn thế giới ngừng bắn để ứng phó đại dịch
- ·Đại gia ôm BĐS ‘chờ chết’ chứ không ‘chạy lấy người’?
- ·Campuchia kêu gọi khởi động tiến trình Hành lang đi lại ASEAN
- ·Liên hợp quốc kêu gọi Mỹ bình tĩnh ứng phó với biểu tình bạo loạn
- ·Thế giới ghi nhận hơn 32 triệu ca nhiễm, hơn 980.000 ca tử vong
- ·Hố đen làm Matiz ngần ngừ, Lexus điêu đứng
- ·Phà chở 300 hành khách mắc kẹt trên biển Baltic
- ·Nồng độ khí nhà kính và mực nước biển tăng cao kỷ lục trong năm 2021
- ·Giá cước vận chuyển tăng mạnh do căng thẳng ở Biển Đỏ
- ·‘Giải cứu’ BĐS liệu có gây ‘thảm họa’?
- ·CDC Mỹ bất ngờ gỡ bỏ hướng dẫn dùng thuốc sốt rét trị COVID