【keonhacai giai mã】Quá tải thủ tục hành chính ngành Công Thương: Lãnh đạo mỏi tay... vì ký
Quy định chồng chéo
Còn rất nhiều vướng mắc trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện,átảithủtụchànhchínhngànhCôngThươngLãnhđạomỏitayvìkýkeonhacai giai mã cấp giấy phép của ngành Công Thương là ý kiến của bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội- người phụ trách mảng cải cách TTHC ở Sở trong nhiều năm qua. “Mớ” vướng mắc này đang khiến cho Sở Công Thương Hà Nội “lúng túng” khi triển khai thực hiện.
Bà Lan cho biết, trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Thông tư 58/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng trong Nghị định 38/2012/NĐ-CP lại quy định cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ không phải cấp giấy chứng nhận này. Hai cụm từ này khác nhau ở chữ “ban đầu” dẫn đến việc cấp hay không cấp cũng là một vấn đề. Sự “mâu thuẫn” này khiến cho Sở Công Thương Hà Nội không biết lấy đâu là căn cứ để cấp hay không cấp.
Cũng liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, bà Lan cho hay, Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT đã quy định rõ chức năng nhiệm vụ của 3 Bộ nhưng trên thực tế, vấn đề nào riêng của từng Bộ thì giải quyết thông suốt, còn vấn đề nào liên quan đến các Bộ thì lại vướng. Cụ thể, hiện việc cấp giấy chứng nhận cho các đơn vị sơ chế đang gặp rắc rối và gây phức tạp cho chính DN. Bà Lan lấy ví dụ, khi siêu thị được cơ quan nông nghiệp cấp giấy chứng nhận 1 kg thịt lợn, nhưng siêu thị không thể bán cả 1kg mà phải sơ chế từng gói nhỏ. “Mỗi lần như thế, siêu thị lại phải chờ bộ phận thú y ở địa bàn đến nhìn siêu thị “xả thịt” và dán tem (500 đồng/tem), đóng dấu rồi mới được bày ra bán. Chi phí này cuối cùng được tính vào giá thành sản phẩm, người mua phải chịu thiệt thòi. Thứ nữa là, DN không thể chủ động bán ngay sản phẩm mà phải chờ đợi đến khi bác sĩ thú y đến. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của siêu thị, DN”, bà Lan chia sẻ.
Một vấn đề khác trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là việc cấp giấy chứng nhận kiến thức an toàn thực phẩm được vị Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho là khối lượng công việc vô cùng lớn: “Tôi ngày nào cũng phải ký mỏi tay về giấy chứng nhận kiến thức an toàn thực phẩm, mất nhiều thời gian để dành làm việc khác, tốn nhiều thời gian chi phí”. Bà Lan đề xuất, việc cấp này nên chuyển cho trường đại học, cao đẳng có lĩnh vực đào tạo để DN cử cán bộ đến đó học để các trường cấp.
“Phá sản” về cấp giấy phép
Một số vấn đề khác cũng gây bức xúc không kém cho DN và các sở, ngành liên quan đến kinh doanh khí hóa lỏng, giấy pháp bán buôn, bán lẻ rượu. Đại diện của Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội cho biết, vướng mắc lớn mà khách hàng phản ánh với DN là giấy phép kinh doanh. Hiện nay, giấy phép bán buôn rượu là do Bộ Công Thương cấp, còn giấy phép bán lẻ rượu do Sở Công Thương cấp. Tuy nhiên, cho đến nay, việc cấp mới hay đổi là rất khó khăn khi thực hiện theo quy định mới. “Nếu giấy phép hạn chế thì đồng nghĩa DN bị hạn chế tiêu thụ”, vị này lo lắng.
Chia sẻ thêm thông tin về vấn đề cấp giấy phép kinh doanh rượu, bà Lan cho hay, Bộ Công Thương đã công bố số lượng giấy phép được cấp phép bán buôn rượu theo quy định mới là trên 100.000 dân/1 giấy phép. Thế nhưng trên thực tế, theo quy định cũ, Hà Nội đã cấp 283 giấy phép bán buôn, nếu “chiếu” theo quy định mới thì Hà Nội chỉ được 79 giấy phép (dân số 7,9 triệu dân). “Nếu so với 283 giấy phép hiện tại thì TP. Hà Nội đến năm 2030 vẫn không được cấp giấy phép. Vậy thì quả thực Hà Nội phá sản trong việc cấp giấy phép bán buôn rượu. Đến nay, chúng tôi vẫn không dám cấp đổi”, bà Lan phân trần.
Tương tự như vậy, trong hoạt động bán lẻ rượu, quy định phải có quy hoạch rồi mới được cấp nhưng trong 63 tỉnh, thành mới chỉ có 1 tỉnh là xây dựng xong quy hoạch bán lẻ rượu. Theo Sở Công Thương Hà Nội, nếu không có quy hoạch là các quận, huyện không thể cấp được giấy phép này. Thời điểm này trên địa bàn TP. Hà Nội khi Tết sắp đến, các DN đang “nhao lên” hỏi vì sao không cấp giấy kinh doanh bán lẻ rượu cho DN.
Cũng theo ý kiến của Sở Công Thương Hà Nội, việc cấp giấy chứng nhận kinh doanh khí hóa lỏng nên để cho các quận, huyện làm bởi ngay như Hà Nội có đến 30 quận, huyện mà bắt một hộ dân kinh doanh gas lên tận Sở để xin thì rất vất vả. Bà Lan cho hay: “Dự thảo mới của Nghị định 107 cũng đưa nội dung “tùy tình hình địa phương để phân cấp” nhưng đề nghị Bộ Công Thương lưu ý để khi trình Chính phủ ban hành để giảm tải cho các Sở Công Thương”.
Tiếp thu đến đâu?
Có lẽ, những vướng mắc trên của TP. Hà Nội không phải là cá biệt mà các địa phương khác cũng sẽ gặp phải. Bởi vậy, đại diện của một số Sở Công Thương đều kiến nghị rằng, Bộ Công Thương cần có tháo gỡ ngay để giảm tải cho các địa phương, hoặc đưa ra hướng để giải quyết vướng mắc cho DN.
Rất chia sẻ với ý kiến từ phía các địa phương, đồng thời giải tỏa những vướng mắc trên, đại diện của Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, đối với phạm vi điều chỉnh trong Thông tư 58, 38 và 13, Bộ Công Thương sẽ có tiếp thu và xem xét trong thời gian tới. Còn đến thời điểm này “không thể trả lời ngay như thế nào được” bởi khi ban hành các văn bản đều có sự kiểm tra.
Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhìn nhận, những câu hỏi mà các đại biểu đã nêu hoàn toàn sát với thực tế diễn ra khi thực thi các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện Vụ Thị trường trong nước đang quản lý và theo dõi 50 TTHC liên quan đến lĩnh vực thị trường trong nước, trong đó trực tiếp triển khai 23 thủ tục còn lại 27 thủ tục đã được phân cấp xuống địa phương. Vấn đề nóng nhất liên quan đến quy hoạch rượu và cấp phép kinh doanh rượu.
Theo đó, trong năm 2014, sau khi nhận được đề xuất, kiến nghị của DN, các địa phương, Vụ Thị trường trong nước đã phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng, ban hành Thông tư 60/20114/TT-BCT thay thế Thông tư 39/2012/TT-BCT trong đó có quy định đối với các hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ, tức cá nhân, tổ chức bán rượu tiêu dùng tại chỗ không bị coi là đối tượng phải cấp giấy phép. “Nhà hàng, khách sạn là đối tượng tiêu dùng tại chỗ, Sở Công Thương không cần tính đến các đối tượng này, đây cũng là một cách Bộ Công Thương gỡ khó cho các Sở Công Thương về số lượng điểm bán lẻ rượu trên tổng số dân”, bà Nga khẳng định.
Đối với vấn đề kinh doanh khí hóa lỏng, một vị đại diện của Vụ Thị trường trong nước cho rằng, quan điểm của Bộ Công Thương là làm thế nào tạo điều kiện cho Sở Công Thương không quá tải, việc phân cấp xuống quận, huyện hoàn toàn phụ thuộc vào đề xuất phía địa phương. “Nếu các địa phương cùng đề xuất lên thì chúng tôi cũng sẽ đề xuất Chính phủ cho phép ban hành phân cấp xuống quận, huyện”, bà Nga nói.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Thanh Hóa: Đấu giá gần 20.000 m2 đất tại phường Quảng Thành
- ·Công ty Tetra Pak đầu tư thêm 97 triệu euro vào nhà máy ở Bình Dương
- ·Giảm bớt cồng kềnh, linh hoạt giải pháp
- ·HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- ·Một số bộ bị nhắc nhở về việc trả lời kiến nghị của cử tri
- ·Ngành giày da nỗ lực thích ứng trong tình hình mới
- ·Giá heo hơi tăng cao
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·Diện mạo mới của Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có thể lỡ hẹn
- ·Đánh giá thực thi quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA
- ·Ðề nghị ban hành giá đất
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Phường Thạnh Phước, TP.Tân Uyên: Thực hiện mô hình “Công trình pano tuyên truyền”
- ·Nắng nóng kéo dài, măng cụt hụt nguồn cung dịp lễ
- ·Phường Vĩnh Tân (TP.Tân Uyên): Nỗ lực xây dựng đô thị văn minh, hiện đại
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có thể lỡ hẹn