【hạng hai pháp】Còn chồng chéo quy định về ghi nhãn hàng hóa
Đơn cử như trường hợp mới đây,ònchồngchéoquyđịnhvềghinhãnhànghóhạng hai pháp Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 kiểm tra lô hàng nước hoa nhập khẩu theo 2 tờ khai hải quan của 1 doanh nghiệp có trụ sở tại quận 1, TP.HCM, phát hiện trên nhãn hàng hóa không ghi một trong những nội dung bắt buộc là ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Tuy nhiên, trong quá trình thụ lý vụ việc để xử lý, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn, gồm: tên hàng hóa; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa phải thể hiện trên nhãn hàng hóa các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của nghị định này và các văn bản pháp luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan.
Trong đó, Điều 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hóa, gồm: định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, thông tin cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khỏe…
Căn cứ vào các quy định nêu trên, thì cả 2 tờ khai hải quan nhập khẩu mặt hàng nước hoa của doanh nghiệp trên nhãn hàng hóa đều không ghi một trng những nội dung bắt buộc hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hóa. Như vậy, hành vi này vi phạm quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP.
Tuy nhiên, mới đây, trong công văn số 2598/BKHCN-Ttra ngày 22-7-2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ trả lời Tổng cục Hải quan về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu lại cho rằng “Trường hợp nhãn gốc không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP, cơ quan Hải quan không xử phạt, nhưng chủ hàng hóa nhập khẩu phải chịu trách nhiệm bổ sung nhãn phụ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường”.
Trong khi đó, tại điểm e, khoản 5, khoản 7 Điều 14 Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15-10-2013 của Chính phủ quy định: “Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật, bắt buộc khắc phục các vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi hàng hóa được thông quan”.
Như vậy, theo Cục Hải quan TP.HCM, trong quá trình làm thủ tục hải quan, khi phát hiện hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hay trên nhãn thể hiện chưa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật thì việc xử phạt theo Nghị định 127/2013/NĐ-CP chưa phù hợp với các nội dung quy định nêu trên.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, do các quy định về ghi nhãn hàng hóa chưa thông nhất, chưa có hướng dẫn cụ thể các trường hợp xử phạt nên đơn vị đang gặp vướng mắc trong việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xin cưu mang cháu bé mắc bệnh xương thủy tinh
- ·2023 là năm nắng nóng kỷ lục nhất trong 100.000 năm qua
- ·Hà Nội khai trương hệ thống vé điện tử liên thông
- ·Nhóm giáo viên giành giải nhất thi Sáng kiến tiêu dùng xanh, giảm ô nhiễm nhựa
- ·Bà Hoàng Thị Bảo Hương được bổ nhiệm làm Phó Tổng Biên tập Báo VietNamNet
- ·Xe điện là giải pháp lâu dài cho mục tiêu không phát thải CO2
- ·5 loại cây có mùi thơm trồng trong nhà giúp đuổi muỗi không cần dùng đến hoá chất
- ·Có nên trồng rau củ trong thùng xốp không?
- ·Đất không tranh chấp nhưng khó lòng bán được
- ·ĐBQH: Ngành nhựa tăng trưởng đáng mơ ước nhưng tạo áp lực lớn lên môi trường
- ·3,5 tỷ đồng xây nhà an toàn cho người dân miền Trung
- ·Không khí ô nhiễm, ăn gì giúp phổi khỏe mạnh?
- ·Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại và xử lý thế nào?
- ·Định hướng phát triển bền vững giúp Vinamilk thành công trên trường quốc tế
- ·Chạy vì trái tim 2019, thêm hy vọng cho trẻ mắc tim bẩm sinh
- ·Thị trường tín chỉ carbon cần 'đi trước' bảo đảm lợi ích quốc gia, doanh nghiệp
- ·GS Nobel Vật lý dự báo vật liệu, năng lượng mới bùng nổ trong tương lai
- ·Nhiệt độ các đại dương trên thế giới tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục
- ·Cha bán hết đất vẫn không đủ cứu con thoát khỏi Tử thần
- ·Vinschool nhận giải thưởng ESG Busines Awards về phát triển bền vững