【bảng xếp hạng hạng nhất thổ nhĩ kỳ】Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ trong AKFTA
Hội nghị quy tắc xuất xứ trong AKFTA: Thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng Tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada: Cần tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP ‘Chìa khoá’ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng tối đa các FTA |
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về Dự thảo 2 “Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa Chính phủ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (AKFTA)”.
Da giày là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Hàn Quốc (Ảnh minh hoạ) |
Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa Chính phủ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức cấp C/O; Thương nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
Theo dự thảo thông tư, hàng hóa có xuất xứ là hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng Điều 7 hoặc Điều 8 hoặc Điều 9 hoặc Điều 10 Thông tư này.
Ngoại trừ quy định tại Điều 10 Thông tư này, điều kiện để hàng hóa đạt xuất xứ theo quy định tại Thông tư này phải được thực hiện không bị gián đoạn tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 của Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên trong các trường hợp sau: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch, hái hoặc thu lượm sau khi trồng tại nước thành viên đó; Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên đó; Các sản phẩm chế biến từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này; Sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, thu lượm hoặc săn bắt tại nước thành viên đó…
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Phòng Xuất xứ hàng hóa - Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tại địa chỉ: 54 - Hai bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Điện thoại: (024) 2220 5361/2220 5445; Email: [email protected], [email protected]).
Xem toàn văn dự thảo thông tư tại đây.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·3 điểm yếu của Yamaha Grande nhất định phải biết trước khi ‘móc ví’
- ·‘Bát giới’ Mã Đức Hoa đắt show quảng cáo ở tuổi 76
- ·Hà Nội: Đã có gần 950 trường hợp mắc tay chân miệng
- ·Website quảng bá du lịch quốc gia vietnam.travel lọt top đầu khu vực
- ·Bộ KH&CN khánh thành Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh
- ·Thương ngày nắng về tập 22 phần 2: Khánh xin Đức cơ hội lấy lại sự trong sạch
- ·Hà Nội chi trên 7 tỷ đồng kinh phí thường xuyên cho an sinh xã hội
- ·Con gái Võ Hoàng Yến được khen xinh như búp bê
- ·6 nhóm sản phẩm nông lâm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD
- ·Phạt tiền hơn 2 nghìn tỷ đồng do vi phạm an toàn giao thông trong quý I/2024
- ·Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giữ chức Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước 2018
- ·Tỷ lệ lãng phí thực phẩm vẫn tăng cao mặc dù 1/3 nhân loại đối mặt nạn đói
- ·Khối ngoại bán ròng, không hẳn vốn nước ngoài đảo chiều
- ·FTA thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam
- ·Xem xét, ban hành quy định về quản lý xe ôm công nghệ
- ·Ngày Môi trường Thế giới 2024: Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá
- ·Trịnh Y Kiện tái xuất giữa tin giải nghệ, sang Nhật định cư cùng vợ
- ·Vị thế địa phương trong tiến trình hội nhập
- ·Bộ Tài chính phủ nhận đánh thuế nhà thứ hai như đồn đoán
- ·Mexico muốn tìm cơ chế để nhập khẩu gạo Việt Nam