会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【baobongda 24h】Thị trường Trung Quốc: Triển vọng lớn dù không còn “dễ tính”!

【baobongda 24h】Thị trường Trung Quốc: Triển vọng lớn dù không còn “dễ tính”

时间:2024-12-23 11:25:00 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:563次
Xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc triển vọng đi đôi thách thức
Nắm thế chủ động trước các thay đổi của thị trường Trung Quốc
Thị trường Trung Quốc: Triển vọng lớn dù không còn “dễ tính”
Tương quan thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2023. Ảnh: Thái Binh

Cẩn trọng theo trào lưu

Ông Trần Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, cùng với việc Trung Quốc xóa bỏ hầu hết biện pháp phòng chống dịch đối với người và hàng hóa xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu từ ngày 8/1/2023, nền kinh tế Trung Quốc cho thấy sự phục hồi ngay từ quý 1 khi đạt mức tăng trưởng 4,5%, cao hơn đáng kể hầu hết dự báo trước đó của các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới (chỉ 4%).

Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt gần 48 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam đạt 15,5 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

2 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm là: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch lần lượt là 4 tỷ USD và 3,22 tỷ USD.

So với cùng kỳ năm ngoái số nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô” sụt giảm 1 nhóm là máy ảnh, máy quay phim và linh kiện khi chỉ đạt 929,4 triệu USD (cùng kỳ năm ngoái đạt 1,17 tỷ USD).

Chiều ngược lại, nhập khẩu đạt 32,36 tỷ USD, giảm 15,7%. Chỉ trong 4 tháng đầu năm có 7 nhóm hàng nhập khẩu từ nước láng giềng này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải; sắt thép; sản phẩm từ chất dẻo; sản phẩm hóa chất.

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái số nhóm hàng nhập khẩu đạt kết quả “tỷ đô” cũng giảm 1 nhóm là hóa chất với kim ngạch xấp xỉ 908 triệu USD (cùng kỳ năm ngoái đạt 1,13 tỷ USD).

Như vậy, 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 47,86 tỷ USD, trong đó nước ta nhập siêu tới 16,86 tỷ USD.

Hiện, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên như đề cập ở trên kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong những tháng đầu năm giảm khá sâu, đặc biệt là các nhóm hàng chủ lực.

Hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục ổn định, hiệu suất thông quan nâng cao. Tại một số địa phương có các cửa khẩu biên giới quan trọng đối với thương mại song phương như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, lượng hàng hóa thông quan hàng ngày cơ bản tương đương với giai đoạn trước dịch. Theo số liệu của Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương, trong quý 1, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc đạt 8,4 tỷ USD, trong đó nhập khẩu đạt 4,8 tỷ USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD, tăng 641% so với cùng kỳ năm 2022. Những yếu tố thuận lợi trên dự kiến sẽ có tác động tích cực vào sự khôi phục trong hoạt động xuất khẩu và kể cả nhập khẩu của Việt Nam từ quý 2 cho đến cuối năm.

Xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc triển vọng lớn nhưng đi cùng với đó là những thách thức lớn. Bởi, đến nay thị trường Trung Quốc không còn “dễ tính” trong nhập khẩu các mặt hàng, không phải hàng hóa nào thị trường Trung Quốc cũng chấp nhận, trong đó có các mặt hàng nông sản, thực phẩm. Song song, áp lực cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc cũng rất lớn vì các nhà xuất khẩu và các thương gia nhiều nước cũng tập trung vào thị trường này sau mở cửa.

Trong khi đó, một số ưu thế của Việt Nam trong thương mại nông sản như vị trí địa lý gần gũi, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với nông sản nhiệt đới đang bị thách thức. Ông Trần Quang Huy cho biết, như sầu riêng Việt Nam được chính thức xuất khẩu vào Trung Quốc là tín hiệu đáng mừng, mở ra cơ hội cho xuất khẩu một loại trái cây giá trị cao vào thị trường quan trọng này. Tuy nhiên, sự tăng trưởng quá nóng về quy mô, diện tích vùng trồng thời gian qua là điều cần phải hết sức thận trọng.

“Trung Quốc cũng vừa mở cửa thị trường đối với sầu riêng của Philippines và có thể tới đây là Campuchia. Điều này có nghĩa, sầu riêng Việt Nam nói riêng và các loại trái cây khác sẽ có thêm ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc”, ông Trần Quang Huy nhấn mạnh. Theo ông Trần Quang Huy, nếu các doanh nghiệp, người nông dân tiếp tục trào lưu mở rộng quy mô vùng trồng mà bỏ qua hoặc không quản lý giám sát được chất lượng, nguy cơ nhiều doanh nghiệp, vùng trộng bị tạm dừng hoặc thậm chí là hủy tư cách xuất khẩu, giống như bài học của doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ tái diễn.

Bên cạnh đó, ưu thế của Việt Nam trong thương mại nông sản như vị trí địa lý gần gũi cũng đối diện với những thách thức mới từ việc đưa vào khai thác tuyến vận tải hàng hóa đường sắt liên vận tốc độ cao Trung - Lào - Thái với tổng chiều dài 1.830 km. Tuyến vận tải này xuất phát từ Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) đến Viêng Chăn, Lào và kết nối với đường sắt Thái Lan để đến Bangkok, được đánh giá là giúp giảm khoảng 20% chi phí vận tải và rút ngắn khoảng 24 giờ di chuyển so với lộ trình chở hàng kết hợp vận tải đường sắt và vận tải đường bộ cao tốc.

Đối với Lào, chỉ sau 1 năm khai thác tuyến đường sắt nối Viêng Chăn với Côn Minh, nước này đã vận chuyển được 11,2 triệu tấn hàng hóa đến hơn 10 quốc gia, các mặt hàng chủ yếu bao gồm: cao su, lúa mạch, sắn, cà phê, bia, quặng, kali... Đối với Thái Lan, dự kiến, mỗi năm, hơn 300.000 tấn nông sản, nhiều nhất là gạo, sầu riêng và dừa, cao su... từ Thái Lan sẽ được vận chuyển đến Trung Quốc qua tuyến đường sắt này.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Chiến lược Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam (Vinanutrifood) cho biết, để tăng cơ hội xuất khẩu vào Trung Quốc, doanh nghiệp đã nghiên cứu sâu thị trường Trung Quốc và từ lâu đã xuất khẩu nhiều nhóm mặt hàng, đáp ứng mọi tiêu chuẩn của thị trường này đặt ra. Trong đó doanh nghiệp chú trọng các vùng nguyên liệu hữu cơ tại Việt Nam, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của phía Trung Quốc.

Thị trường Trung Quốc: Triển vọng lớn dù không còn “dễ tính”
Hàng hóa thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn. Ảnh: Minh Chiến

Nghiên cứu kỹ thông tin, tín hiệu thị trường

Để hoạt động xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc khôi phục và phát triển bền vững, ông Trần Quang Huy cho rằng các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản, thực phẩm cần chú ý nghiên cứu và khẩn trương hoàn tất thủ tục đăng ký trước khi xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường Trung Quốc; trong đó bao gồm cả việc gia hạn, cập nhật thông tin doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp cũ đã đăng ký và còn thời hạn) trên hệ thống của Hải quan Trung Quốc

Đồng thời, phối hợp với đối tác Trung Quốc đa dạng hóa tuyến xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, tránh tập trung vào một vài cửa khẩu biên giới nhất định hoặc tận dụng tuyến vận tải biển, vận tải đường sắt liên vận Việt Nam – Trung Quốc, hạn chế tối thiểu nguy cơ gây ùn tắc tại các cửa khẩu trong mùa cao điểm. Đặc biệt, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thông tin, tín hiệu và các quy định, tiêu chuẩn của thị trường, tuân thủ đầy đủ các điều kiện về đăng ký doanh nghiệp, các tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc... và tăng cường tham dự các chương trình hội chợ, triển lãm quốc tế do các địa phương, cơ quan trung ương hai nước phối hợp tổ chức nhằm tăng cường kết nối trực tiếp sau thời gian hạn chế kéo dài của dịch bệnh...

Chia sẻ thêm về một số thông tin chính sách mới, bà Triệu Thúy Nga, Trưởng đại diện, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh cho biết, tháng 3/2023, cửa khẩu Quả Viên Cảng thành phố Trùng Khánh đã được nghiệm thu đủ điều kiện về kho bãi giám sát quản lý chỉ định nhập khẩu lương thực. Cửa khẩu Quả Viên Cảng là cửa khẩu đầu mối kết nối 3 loại hình vận tải đường thủy, đường sắt và đường bộ trong đó, Quả Viên Cảng đã kết nối với tuyến vận tải đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội (Việt Nam) đến Trùng Khánh (qua cửa khẩu Đồng Đăng - Bằng Tường) và ngược lại; thời gian vận chuyển chỉ khoảng 4-5 ngày.

Việc cửa khẩu Quả Viên Cảng được phê duyệt là cửa khẩu chỉ định nhập khẩu lương thực là điều kiện thuận lợi nếu doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn hình thức vận tải hàng hóa bằng đường sắt liên vận quốc tế từ Việt Nam đến cửa khẩu Quả Viên Cảng, vừa giảm giá thành vận tải, tiết kiệm thời gian và nhân lực vừa an toàn, hiệu quả. Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam còn có thể đến Trùng Khánh và kết nối với chuyến tàu liên vận Trung Quốc – châu Âu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên:

Thị trường Trung Quốc: Triển vọng lớn dù không còn “dễ tính”
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn là ưu tiên trong chính sách thương mại

Trung Quốc hiện vẫn là nước đông dân nhất thế giới, gấp hơn 14 lần dân số nước ta. Trung Quốc là nước sở hữu rất nhiều tài nguyên khoáng sản; có chung đường biên giới, cả trên bộ và trên biển và thậm chí là đường hàng không với Việt Nam. Trung Quốc có truyền thống văn hóa, tập quán tiêu dùng tương đồng với người Việt và cũng đã có quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam lâu đời. Trung Quốc cũng đã có thỏa thuận hợp tác song phương với Việt Nam và là thành viên trong các Hiệp định thương mại tự do. Như vậy, có thể khẳng định rằng, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn là ưu tiên trong chính sách thương mại.

Tuy nhiên, ở góc độ khác, cần lưu ý thị trường Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, không phải cái gì thị trường Trung Quốc cũng chấp nhận, không phải hàng hóa nào, tiêu chuẩn nào người Trung Quốc cũng chấp nhận. Các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc khá tương đồng với Việt Nam, hàng hoá của chúng ta cũng đối diện với sự cạnh tranh. Đặc biệt, khi Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế sau Covid-19 thì vừa là thời cơ, vừa là thách thức rất lớn đối với chúng ta. Cần phải nhận diện trúng, đánh giá đúng tình hình thị trường Trung Quốc hiện nay để khai thác thế mạnh và lợi thế đối với thị trường này.

Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam Lê Quang Trung:

Thị trường Trung Quốc: Triển vọng lớn dù không còn “dễ tính”
Ông Lê Quang Trung.

Nghiên cứu xây dựng trung tâm thông quan tại cửa khẩu

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoa quả, nông sản cần nhanh chóng chuyển dịch xuất khẩu từ hình thức tiểu ngạch sang chính ngạch thì mới có cơ hội tăng thị phần tại Trung Quốc. Để hỗ trợ thông quan hàng hóa, tránh tình trạng ách tắc, gây ảnh hưởng không tích cực tới chất lượng hàng hoá, nhất là nông sản, các bộ ngành cần nghiên cứu xây dựng một trung tâm thông quan tại cửa khẩu nhằm giải quyết nhanh các phát sinh trong vấn đề thông quan giữa hai bên.

Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn Nguyễn Đình Đại:

Thị trường Trung Quốc: Triển vọng lớn dù không còn “dễ tính”
Ông Nguyễn Đình Đại.

Cung cấp nhanh thông tin nhu cầu thị trường

Sắp tới vào vụ thu hoạch trái cây tươi vào tháng 6, tháng 7, địa phương mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng nhằm đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu qua tỉnh Lạng Sơn và có biện pháp hỗ trợ xử lý các vấn đề phát sinh.

Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo Thương vụ, phát huy vai trò cung cấp thông tin nhu cầu thị trường, các mô hình hải quan, cơ sở hạ tầng của phía bạn; kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết nghị định thư về kiểm dịch thực vật; xúc tiến sang thị trường Trung Quốc các ngành hàng có lợi thế; quan tâm và nâng cao hiệu xuất thông quan qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên:

Thị trường Trung Quốc: Triển vọng lớn dù không còn “dễ tính”
Ông Đặng Phúc Nguyên.

Thúc đẩy ký kết tiếp các nghị định thư

Sau 4 tháng Trung Quốc khôi phục thông quan kể từ đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 1,4 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ. Hiện Việt Nam có 12 mặt hàng rau củ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, trong đó còn tới 7/12 mặt hàng xuất khẩu chưa có nghị định thư. Mặt hàng sầu riêng, chuối hiện phát triển rất mạnh, cho thấy Nghị định thư rất quan trọng với các hàng rau củ quả.

Do vậy, đề xuất Chính phủ thúc đẩy ký kết nghị định thư cho các mặt hàng còn lại để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Ngoài ra, để tạo sự đột phá về tiêu thụ sầu riêng tại thị trường Trung Quốc, cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023 và các năm tiếp theo, đề nghị cơ quan chức năng Việt Nam đẩy mạnh đàm phán với phía Trung Quốc cấp phép thêm nhiều mã vùng trồng sầu riêng và cơ sở đóng gói. Bởi hiện nay, chúng ta mới có 246 mã vùng trồng và 97 mã số cơ sở đóng gói được Hải quan Trung Quốc cấp phép. Con số này quá ít so với Thái Lan với 20.000 mã số vùng trồng và 2.000 mã số cơ sở đóng gói được cấp phép.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Đàn bà yêu kẻ làm họ đớn đau?
  • Khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên
  • Mặt bằng lãi suất huy động có thể đã chạm đáy và sẽ tăng trở lại?
  • Nếp sống văn minh nơi giảng đường
  • Giữ thai lại, anh sẽ cưới em!
  • Ông Biden ‘lo ngại’ về việc triển khai vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus
  • Trường đại học Ngoại ngữ trao bằng tốt nghiệp cho 250 nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên
  • Mặt bằng lãi suất ngân hàng: Giằng co tăng hay giảm?
推荐内容
  • Mùa Xuân lên chùa và nét văn hóa
  • VietinBank triển khai trả góp lãi suất 0% qua thẻ tín dụng quốc tế
  • HDBank ưu đãi phí chuyển và tỷ giá mua ngoại tệ cho khách hàng cá nhân
  • Kiểm soát thị trường hàng phòng dịch, xử phạt 6,1 tỷ đồng
  • Phát hiện bị 'đổ vỏ', tôi muốn được đền bù số tiền nuôi con
  • Video Nga phá hủy xuồng cảm tử Ukraine tấn công căn cứ Hạm đội Biển Đen