【bang xep hang bong da the gioi】Cầu phao Km 3+4 Móng Cái (Quảng Ninh): Đường đi cho nông sản Việt XK
Những năm qua,ầuphaoKmMóngCáiQuảngNinhĐườngđichonôngsảnViệbang xep hang bong da the gioi hoạt động XNK hàng hóa và dịch vụ qua các cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam)-Quảng Tây (Trung Quốc) ngày càng phát triển, kim ngạch XNK hai chiều hàng năm đều có sự tăng trưởng cao, đặc biệt là giao thông kết nối đường bộ với hệ thống cửa khẩu, cảng cạn ICD, cảng biển nhằm đảm bảo cho việc thông thương, vận chuyển, trao đổi hàng hóa thuận tiện. Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh cũng chú trọng cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch và luôn đồng hành với các DN, tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tích cực cho DN khi tham gia hoạt động XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn.
Được sự đồng ý của Chính phủ hai nước cho phép xây dựng cầu phao Km 3+4 Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam) với Khu mậu dịch chợ cư dân TP. Đông Hưng (Trung Quốc) để XK hoa quả, nông sản đã mở ra cơ hội kết nối vùng hoa quả, nông sản trữ lượng lớn phong phú và nhiều chủng loại của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Khu vực cầu phao Km 3+4 có diện tích hơn 100 ha đã đi vào hoạt động từ ngày 7/3/2018. Đến nay, kim ngạch XK qua khu vực này đã đạt trên 55 triệu USD.
Qua ghi nhận của phóng viên, hoạt động XNK hàng hóa tại khu vực cầu phao Km 3+4 (thuộc phường Hải Yên, TPMóng Cái) chủ yếu là hàng nông sản, hải sản đông lạnh XK. Bãi tập kết hàng hóa có hàng chục container nông sản, thủy sản XK đang được các công nhân sang tải bằng xe tải (loại 2,5 tấn). Mọi phương tiện lưu thông qua khu vực này khá nhanh chóng, thông suốt. Ở lối mở cầu phao Km 3+4 này, mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam (gồm: thanh long, xoài, chôm chôm, mít, chuối, nhãn, dưa hấu…) được lực lượng chức năng phân luồng, ưu tiên làm thủ tục thông quan trước.
Thống kê từ Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh)- đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý tại qua điểm thông quan lối mở cầu phao Km 3+4, sau 10 tháng đi vào hoạt động, đến nay đã có 47.227 tấn hoa quả, tức là mỗi ngày có khoảng 160 tấn hoa quả được XK. Số hàng hóa này chủ yếu thuộc các loại hình xuất kinh doanh và xuất cư dân biên giới.
Một số công chức Hải quan cửa khẩu Móng Cái cho biết, hoạt động XNK qua địa bàn diễn ra 24/24. Chính vì vậy, Chi cục phân công đủ cán bộ, công chức tham gia trực (3 ca trực/ngày) để giám sát, giải quyết thủ tục, giải phóng hàng nhanh cho DN. Để thu hút DN đến tham gia làm thủ tục qua địa bàn nói chung và lối mở câu phao tại Km3+4 nói riêng, bên cạnh Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, chi cục đưa vào sử dụng nhiều chương trình phần mềm quản lý nội bộ (phần mềm quản lý hàng hóa cư dân biên giới và chuyển cửa khẩu) giúp cho quá trình kiểm tra, giám sát được thuận tiện, nhờ đó rút ngắn đáng kể thời gian thông quan, giảm chi phí đi lại cho DN. Đồng thời, đơn vị cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng (Biên phòng, Kiểm dịch) đảm bảo quá trình kiểm tra, giám sát hàng hóa diễn ra thông suốt.
Công chức Hải quan cửa khẩu Móng Cái chia ca trực để giải quyết thủ tục cho hoạt động XNK hàng hóa qua cầu phao Km 3+4. Ảnh: Q.H |
Sẽ xây dựng Trung tâm giao dịch trái cây
Sản xuất và XK nông sản còn phân tán, thiếu tập trung… khiến hàng nông sản Việt Nam hiện nay chưa có thương hiệu, một phần nguyên nhân là do quy mô sản xuất nhỏ nên nhiều DN không đủ kinh phí để xây dựng thương hiệu, một phần là do nhận thức không đầy đủ về vai trò và giá trị thương hiệu trong thương mại quốc tế.
Do vậy, cuối tháng 11/2018, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị ủng hộ chủ trương thành lập Trung tâm giao dịch nông, lâm thủy sản châu Á-Thái Bình Dương (có địa điểm tại đầu cầu phao Km3+4).
Trung tâm giao dịch hàng hóa, nông, lâm, thủy sản có diện tích giao dịch khoảng 100 ha (xây dựng các khu nhà bố trí thành các khu giao dịch nông sản, khu giao dịch hải sản, khi giao dịch trái cây; thanh toán điện tử, khu kiểm dịch nông, lâm, thủy sản...).
Tổng mức đầu tư, dự kiến khoảng 3.000 tỷ đồng do Công ty CP Thành Đạt đầu tư, quản lý, khai thác và kinh doanh.
Việc thành lập Trung tâm giao dịch hàng hóa nông, lâm, thủy sản sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam XK ổn định sang thị trường Trung Quốc, tạo bước đột phá, nâng cao năng lực cạnh tranh; giảm chi phí thông qua và rút ngăn thời gian thông quan; hàng hóa đươc bảo quản, lưu trữ đảm bảo chất lượng; an toàn tiện lợi trong thanh toán biên mậu, thanh toán quốc tế, hàng hóa không bị ép giá. Mặt khác, công tác kết nối mở rộng thị trường, trao đổi thông tin, hỗ trợ thị trường và là trung gian để kết nối thị trường hàng hóa giữa 2 nước, không chỉ đem lại lợi ích cho DN mà cho cả người sản xuất.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thăm, chúc tết lực lượng vũ trang tại huyện Mộc Hóa và thị xã Kiến Tường
- ·Sốc với 'người thứ 3' nói về ghen tuông
- ·Ấm áp đêm “Trăng rằm yêu thương” cho bệnh nhi ung thư
- ·Tiền có thể mua được em, nhưng...
- ·Công ty TNHH Meta Success khai trương Văn phòng đại diện tại Long An
- ·Xếp hạng bảng A ASEAN Cup 2024: Thái Lan cùng Singapore vào bán kết, Malaysia bị loại
- ·Đăng kí kết hôn có liên quan đến hộ khẩu không?
- ·Chọn 3 tỷ, em dứt tình với tôi
- ·Long An: Chỉ số sản xuất công nghiệp trong quí I tăng 4,33%
- ·Biển và bờ
- ·Gần 971 tỉ đồng đầu tư nâng cấp, cải tạo Đường tỉnh 830C huyện Bến Lức
- ·VietNamNet chuyển tiền ủng hộ tới ĐSQ Nhật
- ·Em không muốn lạc mất anh lần nữa…
- ·Gặp nhau 2 ngày đã cưới
- ·BĐS bi đát: Thiếu niềm tin hay thiếu tiền?
- ·Chị lâm bệnh nặng gửi chồng cho em gái sống thoáng
- ·Bằng lái xe của Singapore có được sử dụng tại VN?
- ·Chùa Bái Đính: Nhếch nhác nơi linh thiêng
- ·Ngành Nông nghiệp khởi động đầu năm
- ·Không được nâng lương do…kỷ luật không công bố