【vilich hôm nay】Bổ sung quy định hủy danh hiệu khen thưởng khi cá nhân vi phạm pháp luật
Khắc phục việc nể nang,ổsungquyđịnhhủydanhhiệukhenthưởngkhicánhânviphạmphápluậvilich hôm nay hình thức trong đánh giá thi đua, khen thưởng 5 nhiệm vụ trọng tâm công tác thi đua, khen thưởng Nghiên cứu hình thức thi đua, khen thưởng cho đại biểu Quốc hội |
Tiếp tục khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến
Cuối giờ sáng ngày 28/3, trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục thực hiện khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.
Theo Thường trực Ủy ban Xã hội, Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành không quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, đối tượng để khen thưởng thành tích kháng chiến mà chỉ quy định nguyên tắc: “Nhà nước tiếp tục xem xét và thực hiện việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến cho những cá nhân, gia đình, địa phương và cơ sở có công lao, thành tích” và giao “Chính phủ hướng dẫn thể thức và thời hạn kết thúc việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến”. Tại lần sửa đổi luật này, Chính phủ tiếp tục duy trì nguyên tắc chung như trên để trình Quốc hội và bổ sung phạm vi “bảo vệ Tổ quốc” và đối tượng “tập thể”. Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã bổ sung quy định về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến như thể hiện tại khoản 1 Điều 95 dự thảo luật.
Về vấn đề xử lý vi phạm trong thi đua, khen thưởng, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung trường hợp đã được khen thưởng, nhưng sau đó bị phát hiện vi phạm quy định của Nhà nước và bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong kỳ được xét khen thưởng thì phải bị hủy bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật và tiền thưởng.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội xin phép được chỉnh lý Điều 91 của dự thảo luật theo hướng bổ sung quy định trường hợp tổ chức, cá nhân bị hủy bỏ quyết định khen thưởng. Đồng thời, dự thảo cần quy định cụ thể hơn về các trường hợp cá nhân được tặng thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước mà có hành vi vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật từ hình phạt tù có thời hạn trở lên thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước; và chỉnh lý quy định cụ thể về nội dung để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật về vấn đề xử lý vi phạm.
Khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn” thành tích
Bên cạnh một số vấn đề lớn trên, Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh báo cáo cho biết dự thảo luật có 8 nhóm điểm mới chủ yếu.
Cụ thể là thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn trong công tác thi đua, khen thưởng. Theo đó, bổ sung quy định Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến” (Điều 21), “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” (Điều 25);
Bổ sung quy định cụ thể thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng các bộ, ban, ngành tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc ủy quyền công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân, tập thể thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành không có tư cách pháp nhân;
Bổ sung quy định về thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về thi đua, khen thưởng;
Bổ sung trách nhiệm người đứng đầu phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng…
Dự thảo luật thể hiện rõ nguyên tắc thành tích đến đâu, khen đến đó và đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được để khắc phục tình trạng khen thưởng “cộng dồn thành tích” trước đây với việc bổ sung nguyên tắc “Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó” (điểm d khoản 2 Điều 5) và được thể hiện trong các điều, khoản của từng hình thức khen thưởng trong dự thảo luật về tiêu chuẩn, thành tích đạt được và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.
Để đưa phong trào thi đua thực sự thiết thực, gắn với lợi ích của người trực tiếp tham gia thi đua, hạn chế tính hình thức trong thi đua, dự thảo luật cũng bổ sung trách nhiệm của “Người đứng đầu” cơ quan, tổ chức, đơn vị; bổ sung danh hiệu “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”; sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xét tặng một số danh hiệu thi đua…
Chú trọng hơn đến khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, dự thảo bổ sung đối tượng khen thưởng Huân chương Lao động các hạng, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh là nông dân, công nhân, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác; doanh nhân, doanh nghiệp, trí thức, nhà khoa học; cho cá nhân, tập thể có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ; công tác xã hội, từ thiện nhân đạo…
Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân, dự thảo quy định cụ thể đối tượng khen thưởng Huân chương Lao động các hạng, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” (Điều 72), bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh (Điều 73) cho đối tượng là doanh nhân, doanh nghiệp, trí thức, nhà khoa học; bổ sung quy định nguyên tắc xét tôn vinh và trao tặng giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp (Điều 78); bổ sung thẩm quyền trình khen thưởng đối với doanh nghiệp do Chính phủ quy định (khoản 7 Điều 80).
Đối với việc khen thưởng người nước ngoài có nhiều đóng góp, dự thảo bổ sung đối tượng khen thưởng là cá nhân người nước ngoài đối với Huân chương Hồ Chí Minh (Điều 32); cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài đối với Huân chương Độc lập các hạng, Huân chương Lao động các hạng…
Ngoài ra, dự thảo bổ sung hình thức khen thưởng kháng chiến “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” (khoản 2 Điều 95); thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác thi đua, khen thưởng với việc giảm số lượng hồ sơ đề nghị khen thưởng nhà nước (khoản 5 Điều 81), bổ sung quy định về hồ sơ, thủ tục khen thưởng theo thủ tục đơn giản...
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Ổn định kinh tế từ rau màu
- ·Cả nước sẽ hình thành 30 cảng hàng không vào năm 2030
- ·Cần xác định chính xác “căn bệnh” của kinh tế tập thể
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Chuyên gia hướng dẫn người dân chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng
- ·Cựu chiến binh năng động
- ·Kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·Trao yêu thương và chia sẻ tình yêu thiên nhiên đến học sinh
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- ·Đồng Xoài: Sôi nổi Ngày hội gia đình lần thứ IX
- ·Chính phủ quyết nghị gia hạn thuế, tiền thuê đất trong năm 2023
- ·Tập huấn thử nghiệm hồ sơ sức khỏe điện tử
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Việt Nam cần khoảng 400 tỷ USD để ứng phó với biến đổi khí hậu
- ·Tham vọng khôi phục vùng lúa
- ·Tạo điều kiện cho người cai nghiện sớm hòa nhập cộng đồng
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Hiệu quả việc ứng dụng khoa học