会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch thi đấu sevilla】Bị chính sách đè, doanh nghiệp cãi bộ!

【lịch thi đấu sevilla】Bị chính sách đè, doanh nghiệp cãi bộ

时间:2024-12-29 09:16:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:638次

Tăng thêm gánh nặng cho DN

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP),̣chínhsáchđèdoanhnghiệpcãibộlịch thi đấu sevilla cho biết sau khi Luật ATTP có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 thì một số thông tư và quyết định ban hành sau đó của Bộ NN&PTNT trong 5 tháng cuối năm 2011 đã trực tiếp ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của các DN thủy sản. Dù đã có không ít kiến nghị từ DN, nhưng nhiều vấn đề cần được giải quyết lại không được giải quyết.

Theo những thông tư và quyết định trên, việc lấy mẫu kiểm tra của Cục Quản lý Chất lượng nông, lâm và thủy sản (Nafiqad) là quá tốn kém. Chi phí kiểm nghiệm lô hàng thành phẩm trước khi xuất khẩu trở thành gánh nặng đối với DN khi mức phí phải trả tăng trung bình 1,5-2 lần so với trước đó. Hơn nữa, thủ tục kiểm soát trước khi xuất khẩu đã khiến hầu hết các lô hàng phải chờ từ 7-10 ngày, làm giảm hẳn lợi thế cạnh tranh của các DN Việt Nam.

Kết quả là trong năm 2011 vừa qua, mức độ và số lượng lô hàng bị nước ngoài cảnh báo không có dấu hiệu giảm trong bối cảnh Nafiqad đã áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát thành phẩm trước khi xuất khẩu. Đặc biệt là hơn một nửa số cảnh báo do lây nhiễm kháng sinh cấm có nguồn gốc từ khâu nuôi trồng. “Song, điều đáng buồn cười nhất là trong tất cả các chứng thư của Nafiqad đều ghi chú một câu rất rõ: Kết quả này chỉ có giá trị đối với mẫu kiểm tra. Điều đó có nghĩa là mẫu kiểm tra này không có kết quả với toàn bộ lô hàng. Như vậy, khi xảy ra chuyện, rõ ràng Nafiqad sẽ không đứng ra bảo vệ DN. Tôi không hiểu nhân viên của Nafiqad suốt ngày đầu tắt mặt tối kiểm tra những mẫu hàng nhưng chẳng đem lại kết quả để làm gì?”, ông Dũng bức xúc.

Ông Trần Văn Lĩnh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Thuận Phước, nêu ra một bất cập nữa là khi các nước nhập khẩu không yêu cầu các DN phải có giấy chứng nhận C/O, chứng thư vệ sinh… của Nafiqad cấp, nhưng Nafiqad vẫn nhất quyết kiểm tra khiến DN vừa tốn phí vừa tốn công.

Một DN lớn chuyên xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tiết lộ: “Sau khi có quyết định trên của Bộ NN&PTNT, chỉ tính trong năm 2011, Công ty đã phải tốn kém hơn 1,8 tỷ đồng cho chi phí xin cấp giấy chứng nhận của Nafiqad. Trong khi đó, khách hàng Nhật không hề yêu cầu công ty phải cung cấp giấy chứng nhận này”.

“Đó là chưa kể các thủ tục của cơ quan chức năng rất lằng nhằng, đôi khi chỉ sai một chữ cũng khiến DN dở khóc dở cười. Gần đây nhất là việc: khi DN xuất khẩu bạch tuộc thì bị hải quan giữ lại. Nguyên nhân là văn bản của Nafiqad gửi đến hải quan có ghi kiểm tra giấy chứng nhận đối với loài nhuyễn thể nên yêu cầu DN về Nafiqad lấy giấy khai báo. Khi DN về lại Nafiqad thì họ lại nói không kiểm với lý do quy định của Bộ NN&PTNT là chỉ kiểm tra đối với mực và tôm thôi. DN lại chạy ra hải quan nhưng vẫn không được giải quyết… DN như quả bong trên sân bị đá đi, đá lại, không thể làm ăn gì nổi”, vị này cho biết thêm.

Chính sách kiểm soát ATTP của Bộ NN&PTNT khiến DN bức xúc
Chính sách kiểm soát ATTP của Bộ NN&PTNT khiến DN bức xúc

Liệu có thay đổi?

Đi thẳng vào vấn đề cấp chứng thư nhà nước cho các thị trường không yêu cầu, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Nafiqad cho hay, Nhật, Canada đã nhiều lần cảnh báo Việt Nam phải khẩn cấp có biện pháp tăng cường kiểm tra tồn dư hóa chất cấm trong thủy sản và sẽ cấm nhập khẩu thủy sản Việt Nam nếu tình hình không được cải thiện. Do đó, đây là biện pháp khẩn cấp áp dụng trong một thời gian nhất định nhằm tránh bị Nhật Bản, Canada cấm nhập khẩu thủy sản Việt Nam và quyết định sẽ được xem xét hàng quý, cũng như có điều chỉnh hoặc bãi bỏ ngay khi tình hình được cải thiện.

Riêng về vấn đề thực hiện kiểm tra chứng nhận lô hàng thủy sản xuất khẩu, ông Tiệp giữ nguyên quan điểm sẽ lấy mẫu để kiểm tra. Lý giải điều này, ông Tiệp cho rằng Nafiqad đã nghiên cứu thông lệ quốc tế từ các nước láng giềng như Singapore, Indonesia, Ấn Độ và nhận thấy các nước đều không bỏ việc lấy mẫu để kiểm tra. Thậm chí, có nước như Singapore còn tạm ngưng xuất khẩu cả 1 ngành hàng trong thời gian dài để tránh rủi ro.

“Chỉ Thái Lan là có chương trình các DN đăng ký qua mạng, cái này chúng tôi cũng đã thử nghiệm và sắp đưa vào thực tiễn. Song, điều này không có nghĩa là không lấy mẫu để kiểm tra”, ông Tiệp khẳng định.

Tuy nhiên, các DN vẫn kiên quyết cho rằng, không nên so sánh với các nước như Indonesia hay Singapore vì xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gấp 20 lần các nước này. Bởi vậy, phải dùng tiêu chuẩn với các nước đang cạnh tranh với mình như Thái Lan vẫn làm.

Trước những bất đồng trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định, tới đây các lô hàng xuất khẩu sang Canada và Nhật Bản sẽ không phải xuất chứng thư do Nafiqad cấp mà chỉ cần DN đạt yêu cầu xuất khẩu của các thị trường. Bộ NN&PTNT cũng sẽ yêu cầu Nafiqad xem xét việc không kiểm tra theo lô hàng mà tùy thuộc vào mức độ vi phạm của DN. 

Theo Infonet

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • PV Power Ca Mau áp dụng phương pháp quản trị tinh gọn vào sản xuất
  • Ðề nghị lắp đặt đèn chiếu sáng
  • Đồng Nai kiến nghị sớm gỡ vướng quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa
  • Linh vật rồng bằng lu sành chào Xuân Giáp Thìn 2024
  • Hơn 800 thương hiệu khuyến mại đặc biệt trong mùa lễ hội Red Sale Carnival 2019
  • Sắp đầu tư mở rộng hàng loạt tuyến đường tại TP.Thủ Đức
  • Hội LHPN phường Dĩ An (TP.Dĩ An): Tổ chức chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”
  • TP.HCM chi 4.000 tỷ đồng chống ngập khu vực chợ Thủ Đức
推荐内容
  • Cao Thị Ngọc Dung: Con đường đến danh hiệu nữ hoàng trang sức
  • Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa X, kỳ họp thứ nhất
  • Chưa hết tháng 5, thu hút đầu tư vào các KCN Đồng Nai đã vượt kế hoạch năm 2024
  • Bến Tre tăng thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp
  • 3 lời khuyên đã giúp chàng trai 25 tuổi xây dựng công ty 365 triệu đô thế nào
  • Tình hình tổ chức và hoạt động của Ban Đô thị HĐND thành phố nhiệm kỳ 2016