【lịch thi đấu bóng đá cúp c2 châu âu】Hạn mặn lịch sử vẫn được mùa, dồi dào gạo ăn, xuất khẩu tính toán kỹ
Dùng dằng, Việt Nam có thể mất cơ hội xuất khẩu gạo giá cao | |
Giữ nguyên đề nghị xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 | |
Giá gạo Thái cao nhất 6 năm, gạo Việt cao nhất gần 16 tháng |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Được mùa bất chấp hạn mặn
Bộ NN&PTNT vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về giải pháp đẩy mạnh sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản năm 2020.
Theo Bộ NN&PTNT, dự kiến kế hoạch sản xuất lúa năm 2020 đạt 7.364 nghìn ha; năng suất bình quân 59,3 tạ/ha; sản lượng đạt 43,5 triệu tấn thóc, tăng 1,6% so với kế hoạch.
Đến ngày 30/6, dự kiến thu hoạch xong Vụ Đông Xuân với diện tích gieo trồng 3.014 nghìn ha, năng suất bình quân 66,9 tạ/ha; sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc.
Trong đó, vùng ĐBSCL có diện tích 1.538 nghìn ha; năng suất bình quân 70 tạ/ha; sản lượng 10,8 triệu tấn. Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 77 nghìn ha; năng suất bình quân 58,8 tạ/ha; sản lượng 0,5 triệu tấn. Vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích 508 nghìn ha; năng suất bình quân 65,8 tạ/ha; sản lượng 3,3 triệu tấn….
Như vậy, trong điều kiện rất khó khăn, nhất là ĐBSCL hạn mặn lịch sử nhưng vẫn được mùa do chủ động nhận định sớm cùng tập trung các giải pháp tổng hợp. Đến nay, căn bản diện tích lúa Đông Xuân các vùng miền đều khá tốt, sẽ đạt kế hoạch với sản lượng khoảng 20,2 triệu tấn thóc trong 6 tháng đầu năm, chiếm 46% sản lượng thóc cả năm.
“Với kết quả đó sẽ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước 6 tháng và công tác xuất khẩu (nếu diễn ra bình thường)”, Bộ NN&PTNT khẳng định.
Giai đoạn từ tháng 7 đến hết năm 2020, Bộ NN&PTNT nêu rõ, sản xuất 3 vụ, gồm: Hè Thu, Thu Đông và vụ Mùa với tổng diện tích gieo cấy dự kiến 4.350 nghìn ha, năng suất bình quân 53,6 tạ/ha; sản lượng ước đạt 23,3 triệu tấn thóc.
Đủ lực xuất khẩu?
Về cân đối cung-cầu lúa gạo, Bộ NN&PTNT phân tích, nhu cầu trong nước khoảng 30 triệu tấn thóc. Trong đó gồm: Tiêu thụ của người dân là 14,5 tiệu tấn thóc; phục vụ chế biến là 7,5 triệu tấn thóc; phục vụ chăn nuôi là 3,4 triệu tấn thóc; dùng làm giống, giống dự phòng là 1,0 triệu tấn thóc; dự trữ trong nước là 3,8 triệu tấn thóc. Ở góc độ xuất khẩu, dự báo, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2020 từ 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo.
Liên quan tới câu chuyện xuất khẩu gạo, ngày 6/4 vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản số 2412/BCT-XNK báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, đề nghị có thể cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và tháng 5. Lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 khoảng 800.000 tấn.
Trước đó, trong văn bản góp ý với Bộ Công Thương về tình hình xuất khẩu gạo, Bộ Tài chính đã đề nghị tiếp tục cho xuất khẩu gạo đối với gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ, gạo thơm. Bộ Tài chính cũng đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo tẻ thường đến hết ngày 15/6 để đảm bảo mua đủ dự trữ quốc gia. Bộ Tài chính cho biết chỉ tiêu kế hoạch mua gạo dự trữ quốc gia năm 2020 do Thủ tướng giao là 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc tẻ thường.
Trước tình hình nhu cầu xuất khẩu tăng, nên các doanh nghiệp đã trúng thầu cung cấp gạo cho quốc gia khoảng 178.000 tấn có tình trạng kéo dài thời gian ký hợp đồng, không thực hiện thương thảo hợp đồng", Bộ Tài chính cho biết.
Vì thế, Bộ Tài chính đề nghị dừng xuất khẩu gạo tẻ thường đến 15/6 để đảm bảo công tác mua dự trữ quốc gia. Sau khi mua đủ theo kế hoạch được giao sẽ tiếp tục điều hành xuất khẩu linh hoạt, phù hợp với thực tế.
Hồi đáp ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẳng định trước mắt chỉ cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4, giảm tới 40% so với lượng xuất khẩu thông thường nên lượng tồn còn lại trong nước rất nhiều, đủ cho nhu cầu mua dự trữ của Tổng cục Dự trữ nhà nước.
Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp, trong đó tập trung theo dõi chặt chẽ thời tiết, sâu bệnh để có các biện pháp kỹ thuật kịp thời, đảm bảo được kế hoạch sản xuất lúa năm 2020.
Đáng chú ý, theo Bộ NN&PTNT, đến cuối quý II và đầu quý III, trên cơ sở tín hiệu thị trường và điều kiện sản xuất sẽ tăng diện tích gieo cấy để tăng sản lượng, khai thác lợi thế thị trường.
Quý đầu tiên của năm 2020 ước khối lượng gạo xuất khẩu đạt 1,67 triệu tấn (tăng 19,9%) và giá trị đạt 774 triệu USD (tăng 27,8%) so với cùng kỳ năm 2019. Trong 2 tháng đầu năm, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 35,9% thị phần. Giá gạo xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm đạt 463,5 USD/tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2019. Chủng loại gạo được xuất khẩu nhiều nhất là gạo trắng (43,1%) và gạo jasmine, gạo thơm (33,8%). Đáng chú ý, trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan kéo dài đà tăng trong tháng 3/2020 lên mức cao nhất trong vòng 6 năm; giá gạo Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tháng qua. |
(责任编辑:La liga)
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Thủ tướng yêu cầu EVN công khai, minh bạch giá điện
- ·Những công trình tiền tỉ bỏ hoang
- ·Huyện Châu Thành A: Nhiều hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Giá trái cây Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao
- ·Bài 3: Giải pháp để vực dậy ngành chăn nuôi
- ·Thực hiện thống nhất một đầu mối kiểm soát chi
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Vị Thanh đầu tư phát triển thương mại
- ·Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- ·Xuất khẩu rau, quả ước đạt 1 tỷ USD
- ·Việt Nam kiên trì hội nhập kinh tế quốc tế
- ·Để ăn vừa ngon vừa lành
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·Giải bài toán mía đường phải từ vùng nguyên liệu
- ·Cà phê mang 'nhãn' Buôn Ma Thuột được xuất khẩu đi nhiều nước
- ·Lúa Hè thu: Năng suất chỉ đạt 650
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Chăn nuôi sau trượt giá