【lich thi dau bdn】Nghiên cứu khả năng dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu
Kéo lãi suất cho vay về 5%
Đây là một trong các chương trình,êncứukhảnăngdùngtiềnngânsáchđểxửlýnợxấlich thi dau bdn nhiệm vụ của kế hoạch tái cơ cấu thị trường tài chính, tập trung vào các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại (NHTM) giai đoạn tới. Theo dự thảo kế hoạch, mục tiêu chung là từ nay đến năm 2020 sẽ hoàn tất cơ bản tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, giảm mạnh rủi ro hệ thống và tăng cường hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính.
Cụ thể, kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng nêu ra các mục tiêu gồm tiếp tục cắt giảm tỷ lệ nợ xấu một cách bền vững và cắt giảm đáng kể số NHTM yếu kém. Kéo lãi suất cho vay xuống mức trung bình của các nước đang phát triển là khoảng 5%. Đảm bảo 70% số NHTM thực hiện đầy đủ Basel II vào năm 2020. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Để thực hiện các mục tiêu này, về mặt chính sách, các chính sách, khuôn khổ pháp lý tiền tệ, ngân hàng sẽ được hoàn thiện theo hướng bổ sung và xây dựng khuôn khổ pháp luật về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD), xử lý các TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu, trong đó đề cao thẩm quyền can thiệp của Nhà nước và trách nhiệm của các TCTD trong việc xử lý các yếu kém, tồn tại và các vi phạm, rủi ro.
Nới lỏng quy định về sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng
Đồng thời, vẫn thực hiện cấp phép thận trọng, linh hoạt đối với việc thành lập mới NHTM. Tiếp tục sử dụng cấp phép cho các TCTD như là công cụ hữu hiệu trong cơ cấu lại và xử lý nợ xấu. Thắt chặt các điều kiện thành lập, góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp của các TCTD. Nới lỏng quy định về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD Việt Nam và các giới hạn sở hữu vốn điều lệ của thành viên góp vốn, cổ đông tại Việt Nam.
Luật Bảo hiểm Tiền gửi, Luật các TCTD sẽ được sửa đổi để trao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (DIV) có quyền sử dụng phí bảo hiểm tiền gửi do các ngân hàng nộp cho DIV để tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng.
Để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các ngân hàng, kế hoạch tái cơ cấu đặt ra mục tiêu sửa đổi đồng loạt các luật và quy định liên quan để thúc đẩy xử lý nợ xấu, chỉ đạo VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường của các ngân hàng, xóa hoàn toàn nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. Giải quyết nhanh và thực chất vấn đề nợ xấu của các tổ chức tín dụng, góp phần đưa lãi suất cho vay về mức 5%/năm.
Theo dự thảo kế hoạch, sẽ có một đề án nghiên cứu khả năng bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước để xử lý một phần nợ xấu được xây dựng để trình Quốc hội vào năm 2017, dưới hình thức Nghị quyết.
Sẽ tái cơ cấu cả Ngân hàng Nhà nước
Các NHTM nhà nước sẽ được tiếp tục triển khai cổ phần hóa và giảm tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước tại một số NHTM về mức trên 65%. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng sẽ được cổ phần hóa trong thời gian tới. NHNN sẽ xây dựng đề án "Đẩy mạnh tái cơ cấu và cổ phần hóa NHTM nhà nước", trình Thủ tướng Chính phủ vào năm 2017.
Đối với các TCTD yếu kém, biện pháp cho phá sản sẽ được áp dụng nếu không ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống TCTD. Ngoài ra, NHNN cũng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Đề án "Phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030".
Một mục tiêu nữa của đề án là thực hiện đầy đủ Basel II với tỷ lệ 70% số NHTM thực hiện đầy đủ Basel II vào năm 2020. Theo đó, sẽ tăng cường năng lực tài chính của các TCTD, bảo đảm các TCTD có đủ vốn tự có theo chuẩn mực vốn của Basel II. Triển khai lộ trình tăng vốn điều lệ phù hợp với quy định mới về mức vốn pháp định của TCTD và vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Kiên quyết xử lý các TCTD, chi nhánh ngân hàng không đáp ứng được mức vốn pháp định và chuẩn mực an toàn vốn.
Không chỉ tái cơ cấu các NHTM, dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế cũng bao gồm việc xây dựng đề án tái cơ cấu và nâng cao năng lực Ngân hàng Nhà nước, dự kiến trình Chính phủ vào năm 2017, dưới hình thức dự thảo Nghị quyết của Chính phủ. Ngoài ra, ngay trong năm 2016, NHNN cũng sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030./.
H.Y
(责任编辑:La liga)
- ·Tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất cho doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch COVID
- ·2.000 xe GrabCar ở Việt Nam được lắp đặt các thiết bị lọc không khí nhằm ức chế virus corona
- ·Có mặt tại thị trường Việt Nam, Nissan Navara Black Edition A
- ·Suzuki Super Carry Pro
- ·Hà Nội: Sắp xếp tổ chức bộ máy, cắt giảm 17 phó giám đốc sở
- ·Toyota Corolla Cross ra mắt ở Thái Lan
- ·Tài xế đá vỡ cửa kính cứu người kẹt trong ô tô đang cháy
- ·Tại sao không nên cho trẻ em ngồi ghế trước
- ·Đáp án môn Hóa mã đề 216, 217, 218, 219, 220 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị ra mắt mạng xã hội riêng
- ·Kiến nghị bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục hàng dự trữ quốc gia
- ·Hậu giảm phí trước bạ, đại lý cắt giảm khuyến mãi, xe tăng giá nhẹ
- ·Độ tuổi trung bình của phương tiện tăng lên do đại dịch Covid
- ·Ấn tượng thể thao và thời trang đến từ Vespa Racing Sixties
- ·Phát triển thuỷ điện nhỏ phải thích ứng với biến đổi khí hậu
- ·10 chiếc mô tô địa hình tốt nhất năm 2020
- ·Ford khởi động chiến dịch “Live The Ranger Life"
- ·Chạy ô tô điện, chỉ nên sạc pin đầy 80%
- ·Thực hư việc trái cây xuất đi Trung Quốc phải truy xuất nguồn gốc
- ·EU cấm cửa xe Rolls