【al seeb】Đưa quan hệ Việt – Nhật lên tầm cao mới
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe |
Kết nối chiến lược phát triển kinh tế
Trong bản tuyên bố chung được đưa ra tại cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe,ĐưaquanhệViệt–Nhậtlêntầmcaomớal seeb hai bên đã nhất trí về các phương hướng, biện pháp nhằm thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt - Nhật trong thời gian tới với các trọng tâm là tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy kết nối và hợp tác kinh tế, đẩy mạnh hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế.
Hai nhà lãnh đạo cũng chia sẻ mong muốn tăng cường hợp tác trong quá trình quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế bền vững. Nhật Bản có lợi thế công nghệ tiên tiến, có đội ngũ chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực, kỷ luật lao động nghiêm khắc, tinh thần vượt khó…. Ngược lại, Việt Nam có lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, cần cù lao động và giàu khát vọng vươn lên, có đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp… đó là những yếu bố bù đắp, bổ trợ cho hai nền kinh tế có thể phát triển mạnh hơn nữa.
Nhật Bản vẫn luôn là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Tính đến hết tháng 6/2015, Nhật Bản xếp thứ hai (sau Hàn Quốc) trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt mức 37,7 tỷ USD. Về trao đổi thương mại, 6 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 13,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đạt 6,67 tỷ USD và nhập khẩu đạt 7,25 tỷ USD.
Chính phủ Nhật Bản khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, triển khai Chiến lược công nghiệp hóa trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và sớm triển khai giai đoạn VI Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế bền vững, bao gồm ưu tiên cung cấp ODA cho Việt Nam. Trước mắt sẽ dành nguồn vốn ODA khoảng 100 tỷ yên cho các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam; tăng cường hợp tác với Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có Dự án sân bay Long Thành; phát triển năng lượng, trong đó có Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2; phát triển các khu công nghiệp chuyên sâu tại Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai nhà lãnh đạo khẳng định sẽ tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam trong thời gian tới.
6 văn kiện hợp tác được ký kết
Nhân dịp này, hai bên đã trao đổi, ký kết 6 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Đó là thỏa thuận Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Nhật, công bố mở cửa thị trường Việt Nam cho táo Nhật Bản và mở cửa thị trường Nhật Bản cho trái xoài của Việt Nam từ ngày 17/9; Công hàm về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản ODA vốn vay 28,612 tỷ yên năm tài khóa 2015, cho Chính phủ Việt Nam, để thực hiện dự án xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy và Công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp viện trợ không hoàn lại Dự án trị giá 200 tỷ yên để đảm bảo an toàn hàng hải trong tài khóa 2015.
Như vậy, đến năm tài khóa 2015 này, lượng ODA mà Chính phủ Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam đã lên tới mức kỷ lục 3 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm trước đó. Những nguồn vốn ODA dành cho cơ sở hạ tầng tại Việt Nam được Nhật Bản xem là yếu tố quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư, qua đó quay trở lại thúc đẩy đầu tư của nước này vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản ký Biên bản ghi nhớ giữa hai Bộ Quốc phòng về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Nguyễn Quang Đạm và Tư lệnh Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản trao đổi Bản ghi nhớ giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng cảnh sát bảo vệ bờ biển Nhật Bản về thiết lập quan hệ phối hợp nhằm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và phát triển hợp tác chung; Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường và Chủ tịch Công ty Mitsubishi công nghiệp nặng (MHI) trao đổi Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với MHI về phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế tạo máy tại Việt Nam; Phó Chủ tịch Vietjet Air Nguyễn Thanh Hùng và lãnh đạo Tập đoàn Tài chính ngân hàng Nhật Bản Tokyo - Mitsubishi trao đổi Bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược thu xếp tài chính cho hợp đồng thuê mua 3 máy bay Airbus.
Có thể nói, chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa nhiều mặt. Đây là những cơ sở quan trọng để hoạch định đường lối phát triển đất nước trong thời gian tới. Tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân chuyến thăm này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tin tưởng sau chuyến thăm, quan hệ hai nước sẽ có bước phát triển mới trên tinh thần tăng cường tin cậy, kết nối kinh tế, mở rộng hợp tác, phát triển bền vững, hướng tới tương lai.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hà Nội tăng cường các biện pháp cấp bách phòng dịch COVID
- ·Công Vinh 'đặt cửa' Tiến Linh, Tuấn Hải cho Quả bóng vàng 2024
- ·Lịch thi đấu vòng 10 Ngoại hạng Anh 2024/25 mới nhất
- ·Barca đấu Red Star Belgrade ở Cúp C1: Món hời Dani Olmo
- ·Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa giảm ở Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Brazil thuê Zidane cho World Cup 2026
- ·Tuyển Việt Nam điều kiện cần và đủ cho ông Kim Sang Sik trổ tài
- ·Cục Hải quan Bình Dương thu ngân sách hơn 8.984 tỷ đồng
- ·Quảng Ninh: Bắt giữ tàu không số vận chuyển hơn 2000 lọ mỹ phẩm nhập lậu
- ·Mbappe 5 trận chỉ ghi 1 bàn, Real Madrid bắt đầu lo
- ·Để tồn tại trong thời Covid
- ·Đánh giá công tác quản lý thuế đối với hợp tác xã
- ·Thúc đẩy hợp tác Hải quan Việt Nam
- ·Thái Nguyên: Huyện Đồng Hỷ thu ngân sách vượt 42,3% dự toán
- ·Trường đại học 4 nghìn tỷ của ông chủ FLC ở Hạ Long đào tạo những chuyên ngành gì
- ·Thái Bình: Thu ngân sách giảm so với cùng kỳ năm trước
- ·MU khởi động lại vụ chuyển nhượng Jarrad Branthwaite
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/11
- ·Tập trung cải cách thể chế, quyết tâm tháo gỡ những ách tắc kéo dài nhiều năm, tạo động lực mới
- ·Hộp giấy Purepack chịu thuế NK 20%