会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【giải hạng 2 anh bxh】Tăng lương để công chức yên tâm về thu nhập là cách chống tham nhũng từ đầu!

【giải hạng 2 anh bxh】Tăng lương để công chức yên tâm về thu nhập là cách chống tham nhũng từ đầu

时间:2024-12-23 21:02:29 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:483次

Chiều 26/6,ănglươngđểcôngchứcyêntâmvềthunhậplàcáchchốngthamnhũngtừđầgiải hạng 2 anh bxh Quốc hội thảo luận tại hội trường về báo cáo của Chính phủ liên quan đến các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7.

Điệp khúc “câu đợi, câu chờ” lương cao cho nhà giáo

Bên cạnh việc đồng tình với các đề xuất của Chính phủ về tăng lương cơ sở, lương hưu và các chính sách khác, đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) nêu lên tâm tư của một bộ phân công chức, viên chức ngành giáo dục hiện nay.

Bà Ánh cho biết, từ năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 29, trong đó có chính sách “lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương hệ thống lương hành chính sự nghiệp”.

Thế nhưng, sau 11 năm, chính sách này vẫn nằm nguyên trên giấy, chưa được triển khai và đến thời điểm hiện nay các nhà giáo vẫn tiếp tục điệp khúc “câu đợi, câu chờ”.

Vì vậy, nữ đại biểu tha thiết đề nghị khi nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương tới đây cần thể chế hóa các chủ trương của Đảng bằng các văn bản dưới luật về chính sách tiền lương, phụ cấp nghề với nhà giáo.

DuongMinhAnh.jpg
Đại biểu Dương Minh Ánh. Ảnh: QH

Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho rằng, nếu tiền lương cứ tăng theo cách để chống lạm phát hoặc chỉ đặt mục tiêu để bảo đảm đời sống thì không khuyến khích được cán bộ, công chức, viên chức.

“Bởi vì những người làm việc ở khu vực công, ngoài việc họ tự hào về vị trí xã hội thì họ còn phải được yên tâm về thu nhập để gắn bó lâu dài. Đó cũng là cách chống tham nhũng ngay từ đầu”, ông Huân nhấn mạnh.

Theo ông Huân, khi lương đủ cao, công chức đủ để trang trải, nuôi gia đình, xứng đáng theo mức đóng góp GDP tăng trưởng thì lúc đó họ sẽ không muốn tham nhũng và rất e ngại khi dính vào tham nhũng, bởi họ có thể sẽ mất thu nhập này.

Để cải cách toàn diện, đại biểu tỉnh Bình Dương đề xuất phải đưa ra công thức tính và căn cứ theo GDP hằng năm.

“Có thể chúng ta không kịp làm lần này, nhưng về lâu dài phải làm như thế mới là giải pháp căn cơ. Nếu làm được như thế, chúng ta cũng đỡ vất vả với việc phải đi tích trữ, huy động các nguồn ngân sách để dự trữ như hiện nay”, ông Huân gợi mở.

Mức giảm trừ gia cảnh phải tăng 30% mới hợp lý

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ đề nghị bên cạnh việc tăng lương cần đẩy mạnh tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy tích cực hơn nữa.

Ông Hạ nêu thực tế trước khi tăng lương thì giá cả đã tăng, nên cần có giải pháp bình ổn giá, nhất là với các mặt hàng tiêu dùng.

“Tôi ngạc nhiên là hiện nay lương chưa tăng mà đã có một số mặt hàng tiêu dùng tăng giá nhiều lần”, ông Hạ nêu vấn đề.

tavanha.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ. Ảnh:QH

Vì vậy, đại biểu lưu ý cần khống chế việc tăng giá theo tâm lý, lợi dụng tăng lương để tăng giá, nếu không việc tăng lương không còn ý nghĩa.

Theo ông Hạ, khi lương tăng cần quan tâm đến thuế thu nhập cá nhân, nghiên cứu thêm về mức giảm trừ gia cảnh.

“Khi tăng lương lên 30%, mức sống tăng lên thì mức giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng 30%, thậm chí là 50% thì mới hợp lý”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nói.

Chính phủ đặc biệt quan tâm đến kiểm soát giá

Cùng mối quan tâm, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho hay, trong 20 năm qua chúng ta đã có 14 lần điều chỉnh mức lương cơ sở. Trong đó, có 2 lần tăng lương cơ sở làm tăng lạm phát: Năm 2008 khi tăng lương cơ sở 20%, lạm phát tăng từ 6,3% lên 23%; năm 2011 tăng lương cơ sở 13,7%, lạm phát tăng từ 9,2% lên 18,6%.

Theo ông Ngân, thực tế lạm phát tăng không chỉ do lương cơ sở mà còn do lạm phát thế giới, giá dầu thế giới tăng, tỉ giá tăng…

Do đó, trong thời gian tới, ông Ngân đề nghị Chính phủ cần quan tâm đến một số vấn đề. Đó là chính sách tiền tệ cần linh hoạt theo lạm phát mục tiêu 4% và phải giữ cho được ổn định tỷ giá.

Đồng thời, việc điều chỉnh các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước quản lý như học phí, giá dịch vụ khám chữa bệnh… phải giãn ra, không cùng một lúc và phải cách xa ngày 1/7.

Cùng với đó là chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo cung hàng hóa, không để xảy ra thiếu hàng; thúc đẩy sản xuất.

Quan trọng nhất là phải kiểm soát lạm phát tâm lý, lạm phát tin đồn, lạm phát domino, "té nước theo mưa" và phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử phạt nghiêm minh những vấn đề liên quan đến pháp luật về giá.

LeMinhKhai.jpg
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Ảnh: QH

Báo cáo làm rõ thêm một số nội dung, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định, việc tăng lương lần này Chính phủ đặc biệt quan tâm đến kiểm soát về giá, chỉ số CPI.

“Chúng tôi đã có đánh giá báo cáo khả năng CPI tăng 0,7% trong khi GDP tăng trưởng đóng góp 0,21%. Cho nên việc tăng này chủ yếu là tâm lý, nhu cầu do tăng lương cũng có nhưng không cao. Bởi vì cung cầu hàng hóa đáp ứng được, đặt biệt là hàng hóa thiết yếu”, Phó Thủ tướng phân tích.

Phó Thủ tướng tiếp thu ý kiến của các đại biểu và cam kết Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn.

Chính phủ đảm bảo nguồn kinh phí 913.300 tỷ để tăng lương

Chính phủ đảm bảo nguồn kinh phí 913.300 tỷ để tăng lương

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, Chính phủ đảm bảo được tổng nhu cầu kinh phí tăng lên 913.300 tỷ đồng khi tăng lương cơ sở thêm 30% và các chính sách liên quan.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra hồ sơ sản phẩm diệt khuẩn tay không dùng nước
  • Một cán bộ giám sát kỳ thi Trung học phổ thông bị đột tử
  • Những giáo viên không mùa hè
  • Tuổi trẻ Bình Phước chung tay giữ gìn trật tự an toàn giao thông
  • TPHCM dự kiến thực hiện mở cửa kinh tế theo 3 giai đoạn
  • Chính sách đối với giáo viên làm tổng phụ trách đội
  • Đồng Xoài: Trường mầm non chỉ có... 35 cháu theo học
  • “Gieo hạt” tri thức cho trẻ em vùng sâu
推荐内容
  • Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
  • Rà soát đào tạo trình độ tiến sỹ trong các cơ sở giáo dục
  • 9.063 “sĩ tử” làm thủ tục kỳ thi THPT quốc gia năm 2016
  • Nghị lực của cô gái “tí hon”
  • iPhone 9 bị hủy ra mắt vì dịch Covid
  • Nội dung môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện