【ket qua u23 chau á】Kìa tiếng pháo nổ !
Chúng ta đang chứng kiến một câu chuyện hài vô tiền khoáng hậu về sự bất nhất và quan liêu từ phía chính quyền.
Xác pháo ở Hải Dương? |
Mọi sự bắt đầu bằng những dòng tin pháo nổ đì đùng ở Hải Dương. Câu chuyện sẽ “nhỏ như con thỏ”, bởi công bằng mà nói, chuyện pháo nổ không phải chỉ ở Hải Dương. Ở Quảng Bình, thậm chí, còn có những nạn nhân gặp họa do “thú vui tao nhã” đốt… mìn tự tạo. Tuy nhiên, ngay lập tức, Hải Dương phản pháo bằng một văn bản khẳng định như đinh đóng cột: Không có tình trạng đốt pháo trên địa bàn dịp Tết, cứ như thể “quân báo chí” đã “đốt chợ để đưa tin” vậy. Nói thông lệ là bởi hầu như năm nào cũng có những báo cáo loại này.
Trên một tờ báo, ông Chánh văn phòng UBND tỉnh Hoàng Mai Khương đưa ra bằng chứng là…niềm tin. Tin vào các vị lãnh đạo tỉnh nhà, những người đã trực tiếp đi chúc Tết, đón giao thừa ở các huyện "không thấy đồng chí nào phản ánh hiện tượng đốt pháo".
Thật khôi hài, sau khẳng định của ông Chánh, ở Hải Dương, pháo vẫn nổ vang trời.
Cho đến khi những tấm ảnh phố phường ngập xác pháo được đưa lên báo, cho đến khi báo Quân đội nhân dân dẫn lời một người dân ở thị trấn Kẻ Sặt mô tả: “Trong đêm Giao thừa pháo nổ vang trời tại Kẻ Sặt”, cho đến khi báo Tuổi trẻ điều tra ra cả nguồn pháo “được đưa về từ Móng Cái”, ông Chánh mới vội vàng đính chính “hiện tượng đốt pháo không phải là nhiều”, và “lẻ tẻ”.
Hình như chỉ có người khiếm thính mới không nghe thấy tiếng pháo. Hình như chỉ có quan chức Hải Dương mới thấy “pháo nổ vang trời” là lẻ tẻ.
Câu chuyện quả pháo vừa lớn vừa nhỏ. Đốt một quả pháo là nhu cầu có thật của không ít người dân, có khi chỉ giản dị là để cái Tết có mùi của pháo. Thói quen đó không mất đi mỗi độ xuân về dù lệnh cấm pháo đã có từ thế kỷ trước. Hơn nữa, dù dân có đốt pháo hay không đốt pháo thì cũng chẳng có ông Chủ tịch hay Chánh văn phòng nào mất chức cả. Nhưng chuyện lớn là câu chuyện kỷ cương phép nước khi trong công điện về việc chuẩn bị đón tết, Chính phủ yêu cầu các địa phương kiên quyết và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc không để xảy ra tình trạng sử dụng pháo nổ trái phép. Câu chuyện “phản pháo” suy cho cùng, không chỉ là căn bệnh “ô nhiễm danh dự” mà người ta thường gọi là bệnh thành tích mà nó còn cho thấy Hải Dương sẵn sàng nói dối.
Thật khó khuyên bảo người dân phải tin vào chữ “Không” trong báo cáo của chính quyền khi quanh họ ngập tràn xác pháo.
Theo Lao Động
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- ·Bùng nổ đêm nhạc hội chào tân sinh viên trường Đại học Kinh tế
- ·Hàng nghìn cơ hội việc làm cho sinh viên HUBT
- ·Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- ·Trường đại học đầu tiên của Việt Nam do ai làm hiệu trưởng?
- ·Bùng nổ đêm nhạc hội chào tân sinh viên trường Đại học Kinh tế
- ·Cứ 100 người chơi mới có 1 người trả lời đúng phép tính này
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Bùng nổ đêm nhạc hội chào tân sinh viên trường Đại học Kinh tế
- ·Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- ·24 tân sinh viên một trường làm giả kết quả tốt nghiệp để vào đại học
- ·24 tân sinh viên một trường làm giả kết quả tốt nghiệp để vào đại học
- ·ĐH Trà Vinh trao học bổng khuyến khích học tập hơn 3,5 tỷ đồng
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dành giật' hay 'giành giật'?
- ·Nữ sinh đầu tiên thắng áp đảo, giành vòng nguyệt quế Olympia
- ·Nữ giảng viên ‘nặng tình’ với màu áo lính nơi biên cương hải đảo
- ·Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Chế diễu' hay 'chế giễu'?