【kqbd uefa europa】Tìm giải pháp cho đội “thuyền thúng” ra khơi
“Đứng trước biển”
Trong khoảng 3 thập niên vừa qua,ìmgiảiphápchođộithuyềnthúngrakhơkqbd uefa europa đặc biệt 10 năm trở lại đây, cộng đồng DN Việt Nam phát triển với tốc độ khá mạnh mẽ. Hiện cả nước có khoảng 500.000 DN đang hoạt động, trong đó có trên 3.000 DN Nhà nước, gần 8.000 DN có vốn đầu tư nước ngoài, phần còn lại là DN dân doanh (chiếm 97 - 98%). Theo nhận định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cộng đồng DN thuộc khu vực tư nhân (dân doanh) chiếm một số lượng đông đảo đã đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lượng lớn người lao động. “Đặc biệt, khu vực DN này đóng vai trò rất lớn trong việc đưa nền kinh tế nước ta vượt khỏi tình trạng nghèo để đứng vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình- một thành tựu quan trọng bậc nhất trong công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta những năm qua”- ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Dù chiếm số lượng đông đảo như vậy, song, đây chính là khu vực DN đang gặp phải nhiều trở ngại nhất trong môi trường kinh doanh cũng như những khó khăn về việc tiếp cận nguồn vốn, kể cả những yếu kém trong nội tại hoạt động của các DN. Dù số DN thành lập mới có phát triển khá đều đặn mỗi năm, nhưng đổi lại, con số DN phá sản, ngừng hoạt động cũng dày lên không kém. Đáng quan ngại là, thay vì theo xu hướng mở rộng quy mô sản xuất thì số DN thu hẹp quy mô, tinh giảm nhân lực ngày càng tăng lên.
Đặc biệt, theo TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Việt Nam vẫn đang thiếu những DN có khả năng là “cánh chim đầu đàn” để có thể cạnh tranh với các đối tác quốc tế, thậm chí, chúng ta thiếu cả một khu vực DN cỡ vừa, đủ sức tiếp cận với công nghệ mới để có thể trở thành đối tác của các tập đoàn xuyên quốc gia, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Cho đến thời điểm hiện tại, trong số hơn 500.000 DN đang hoạt động, các DN cỡ lớn chỉ chiếm vỏn vẹn… 2% và cũng chỉ chiếm chừng ấy phần trăm là số DN cỡ vừa. Còn lại tới 95 - 96% DN nhỏ và siêu nhỏ. Theo cách ví von của Chủ tịch VCCI: “Nói một cách hình ảnh, theo các nhà kinh tế, “đội thuyền thúng” DN Việt Nam đang đứng trước thách thức phải ra biển lớn khi thời điểm hội nhập của đất nước đang cận kề” (các Hiệp định kinh tế đều đặt mục tiêu hoàn thành vào cuối năm 2014 và 2015).
Xóa “vết gợn” trong môi trường kinh doanh
Những khó khăn mà cộng đồng DN đang đối mặt hẳn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu hướng đến con số 1 triệu DN hoạt động có hiệu quả trong vòng 10 năm tới.
Không thể phủ nhận rằng, thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hợp lý, kịp thời để vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều DN. Với những giải pháp ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát từ phía nhà quản lý… niềm tin của cộng đồng DN đã và đang được khơi dậy. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều “vết gợn” tồn tại trong môi trường kinh doanh cần phải xóa sạch để tạo một môi trường thực sự thuận lợi giúp DN yên tâm sản xuất. Bởi vậy, để đạt được mục tiêu hướng tới con số 1 triệu DN trong vòng 10 năm tới, theo TS. Vũ Tiến Lộc, còn rất nhiều vấn đề phải làm. Một trong những vấn đề phải thực hiện ngay để tạo môi trường thông thoáng cho DN, đó là phải sửa đổi Luật DN, Luật Đầu tư theo hướng thông thoáng hơn, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các DN trong những lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Bên cạnh đó, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh đến yếu tố “khoan sức cho DN” tạo điều kiện cho DN có thể trụ vững và phục hồi trong thời gian 2 -3 năm trước mắt. Theo đó, nhà quản lý cần thực hiện việc rút ngắn lộ trình giảm thuế Thu nhập DN xuống 20% với DN lớn và 18% với DN nhỏ và vừa. Song song với đó là xem xét giảm những loại phí không phù hợp để giảm gánh nặng cho người dân và DN. Theo phản ảnh của các DN, mặc dù nghĩa vụ nộp thuế của DN có được giảm bớt nhưng các loại phí, lệ phí và các khoản đóng góp lại tăng đã làm tăng chi phí… giảm sức cạnh tranh của DN. Ngoài ra, các vướng mắc về thủ tục hành chính gây khó khăn cho hoạt động của cộng đồng DN vẫn là vấn đề tồn tại lâu nay. Bởi vậy, ông Lộc đề nghị, cần tiếp tục thực hiện gói giải pháp được đề ra trong Đề án 30, đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí và thời gian thực hiện thủ tục hành chính của tất cả các bộ, ngành đạt mức trung bình của các nước ASEAN 6.
Riêng đối với các giải pháp liên quan đến tín dụng, vị đại diện cho cộng đồng DN cho rằng, thời gian qua, Chính phủ đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát, đồng thời các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, do chưa xử lý được vấn đề nợ xấu và điều kiện cho vay khá khắt khe nên số lượng DN có thể tiếp cận được vốn ngân hàng rất hạn chế. Bởi vậy, theo TS Lộc, thời gian tới cần đơn giản hóa thủ tục và nới lỏng hơn điều kiện cho vay. Ông Lộc cũng đề xuất những hình thức cho vay mới như cho vay theo chuỗi sản xuất và cung ứng, mở rộng bảo lãnh tín dụng qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam. “Rất cần mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua hệ thống đánh giá tín nhiệm DN, cho vay theo kế hoạch sản xuất kinh doanh chứ không chỉ dựa vào tài sản thế chấp”- TS Lộc đề xuất.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vứt bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt
- ·Cấm phát tán thư rác và các trang web giả mạo
- ·Xe máy chở thuốc lá lậu
- ·Sòng bạc phục vụ quý bà
- ·Trên 263.000 doanh nghiệp triển khai hóa dơn điện tử
- ·Điều 175 trong Bộ luật Hình sự 2015 còn bỏ lọt tội
- ·44 đơn khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết
- ·Bắt nhóm tuổi teen gây ra hàng loạt vụ cướp
- ·Xuất khẩu nông sản đạt trên 9 tỷ USD trong quý I
- ·Điều kiện năng lực của giám định viên tư pháp xây dựng
- ·Bộ Y tế kiến nghị nâng mức cảnh giác cao đối với dịch COVID
- ·Kiện toàn Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại
- ·Tài xế ngủ gật, xe tải tông gãy cột đèn cao áp
- ·Mâu thuẫn trong làm ăn, thuê côn đồ dằn mặt bạn hàng
- ·Chứng kiến thịt lợn, bì lợn thối được 'phù phép' thành nem chua đặc sản
- ·Bắt giữ hàng trăm kg mỡ bò bẩn cất giấu trong chuồng gà
- ·Buôn ma túy, quý cô bị bắt
- ·Truy tố băng nhóm giả danh công an lừa gần 5 tỷ đồng
- ·Quy định hỗ trợ BHYT bắt buộc đối với phương thức đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài trình độ tiến
- ·Xe máy va chạm ô tô: 1 người bị thương