【kết quả trận racing club】Chặn cơ chế “xin
Còn trông chờ, ỷ lại ngân sách cấp trên
Theo Bộ Tài chính, nguyên tắc về số bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP chưa được quy định đầy đủ, cụ thể các tiêu chí cho từng mục tiêu được NSTW hỗ trợ, đã tạo cơ chế “xin- cho”, dẫn đến vai trò chủ đạo của NSTW bị ảnh hưởng do phải đáp ứng các yêu cầu chi bổ sung có mục tiêu ngày càng tăng của NSĐP.
Có thể dẫn chứng các con số qua từng năm. Năm 2004, năm đầu thực hiện Luật NSNN hiện hành, chi NSTW chiếm 64%, chi NSĐP chiếm 36% tổng chi NSNN; sau khi bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP, chi NSTW chiếm 56,7%, chi NSĐP chiếm 43,3%. Nhưng đến năm 2013 chi NSTW chiếm 56,3%, chi NSĐP chiếm 43,7% tổng chi NSNN; sau khi bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP, chi NSTW chỉ còn chiếm 49,9%, chi NSĐP đã chiếm 50,1% tổng chi NSNN. Trong đó, chi bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển đã tăng từ 5.280 tỷ đồng (năm 2004) lên tới 36.605 tỷ đồng (năm 2013).
Vì thế, dẫn đến các khoản bổ sung vốn đầu tư có mục tiêu thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm tăng nhanh và có xu hướng lớn hơn số chi đầu tư trong cân đối NSĐP, có những dự án NSTW bổ sung cho NSĐP với mức thấp dẫn tới mất chủ động cho NSĐP, địa phương trông chờ ỷ lại ngân sách cấp trên. Đồng thời, NSTW không có nguồn lực để tập trung đầu tư các công trình, dự án lớn thuộc nhiệm vụ của NSTW.
Để khắc phục tình trạng hiện nay và bảo đảm tính chủ động của địa phương, dự thảo Luật NSNN (sửa đổi) đã quy định cụ thể những nhiệm vụ được ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu. Đó là: Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách; Thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện; Hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh trên diện rộng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp dưới; Hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển kinh tế- xã hội của cấp dưới, đã được ngân sách cấp dưới bố trí dự toán chi ngân sách nhưng còn thiếu nguồn.
Mức hỗ trợ được xác định cụ thể cho từng chương trình, dự án. Tổng mức hỗ trợ hàng năm của ngân sách trung ương cho NSĐP tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSTW.
Trước đó, khi Bộ Tài chính tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, hầu hết các ý kiến đều nhất trí bổ sung quy định, trong thời kỳ ổn định ngân sách không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách. Đối với số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách cấp trên, hàng năm có thể tăng thêm số bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới so với năm đầu thời kỳ ổn định.
Riêng Kiểm toán Nhà nước đề nghị cân nhắc thêm quy định hàng năm có thể tăng thêm số bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới, do quy định này có thể làm giảm động lực và nỗ lực tăng thu của địa phương, dễ dẫn tới cơ chế “xin- cho”.
Địa phương phải tự cân đối
Song song với quy định nêu trên, tại dự thảo Luật NSNN (sửa đổi), Bộ Tài chính đã quy định: "sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên".
Quy định này kế thừa Luật NSNN hiện hành nhằm thúc đẩy các địa phương chăm lo, cải thiện môi trường thu hút vốn đầu tư để phát triển mở rộng quy mô kinh tế của địa phương, tạo nguồn thu, từng bước tăng khả năng tự cân đối của địa phương mình qua mỗi thời kỳ ổn định ngân sách.
Trên thực tế trong thời gian qua cũng có một số địa phương thực hiện được quy định này và cũng còn có địa phương chưa thực hiện được.
Ví dụ như TP. HCM thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010 tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW là 74%, đến thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 là 77%. Tương ứng TP.Hà Nội là 55% và 58%; TP.Hải Phòng là 10% và 12%; tỉnh Quảng Ninh là 24% và 30%; Vĩnh Phúc 33% và 40%; TP.Đà Nẵng 10% và 15%; Bà Rịa - Vũng Tàu là 54% và 56%; TP. Cần Thơ là 4% và 9%.
Các tỉnh Bắc Ninh và Quảng Ngãi thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010 là tỉnh nhận bổ sung cân đối từ NSTW nhưng đến thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 đã có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về NSTW lần lượt là 7% và 39% và có 17 địa phương giảm tỷ lệ số bổ sung cân đối/tổng chi NSĐP.
Nguyên nhân là trong thời gian vừa qua, cả chính sách thu và chi ngân sách liên tục có sự điều chỉnh; khối lượng và yêu cầu nhiệm vụ chi ngân sách có xu hướng tăng nhanh, nhất là để đảm bảo an sinh xã hội và tiền lương, trong khi thu ngân sách ở nhiều địa phương không tăng kịp, nên không thể giảm số bổ sung hoặc tăng điều tiết về NSTW.
Trường hợp loại trừ yếu tố chính sách của trung ương làm giảm thu, tăng chi NSNN, thì hầu hết các địa phương thực hiện được quy định này. Vì vậy, Bộ Tài chính kiến nghị giữ như Luật NSNN hiện hành để thúc đẩy các địa phương chăm lo, cải thiện môi trường thu hút vốn đầu tư để phát triển mở rộng quy mô kinh tế của địa phương.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- ·Không dễ đồng thuận về tỷ lệ điện năng qua hợp đồng
- ·Bảo Ngọc được dự đoán giành ngôi vị á hậu 2 Miss Intercontinental
- ·Đề xuất Đồng bằng sông Cửu Long có sàn mua bán lúa “kiểu Grab, Uber”
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Đối thủ 'nghìn máu' của Thảo Nhi Lê tại Miss Universe 2023 xuất hiện
- ·Naomi nâng đỡ nàng hậu xứ Trung và bị chính học trò phản bội
- ·Thượng tướng Trần Quốc Tỏ được giao điều hành hoạt động của Bộ Công an
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Điều chỉnh linh hoạt lương hưu để hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Tân á hậu 5 Miss Grand 2022 lộ diện có kéo nổi lượt follow lên 7 triệu
- ·Á hậu Phương Anh tiết lộ đang học thêm ngôn ngữ mới
- ·Thí sinh 'choáng' với lịch trình dày đặc của Miss Grand International
- ·Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- ·Dàn 'em gái' Hoa hậu Thùy Tiên lộ diện
- ·Quảng Ninh bổ nhiệm, điều động nhiều cán bộ sở, ngành
- ·Thiên Ân vượt mặt chị đại Thái Lan
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Giám sát một số dự án quan trọng quốc gia: Tiến độ chậm, mức đầu tư tăng