【ket qua tran argentina】38 nhóm hàng nhập khẩu tỷ USD, Trung Quốc chiếm ưu thế
Hải quan Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất nhập khẩu | |
Quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 517 tỷ USD |
Tỷ trọng 5 nhóm hàng nhập khẩu "chục tỷ USD" trong tổng kim ngạch cả nước năm 2019. Biểu đồ: T.Bình. |
Tăng 16,2 tỷ USD
Theo Tổng cục Hải quan, tháng cuối cùng của năm 2019, kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 22,3 tỷ USD, tăng 4,5%, tương ứng tăng 0,96 tỷ USD so với tháng 11/2019 trước đó.
Các mặt hàng có trị giá tăng so với tháng trước là: Máy móc thiệt bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 451 triệu USD%; dầu thô tăng 95 triệu USD; than các loại tăng 85 triệu USD; thức ăn gia súc và các loại tăng 63 triệu USD...
Như vậy, trong cả năm 2019 trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 253,07 tỷ USD. Với kết quả này, trị giá nhập khẩu hàng hóa trong năm ngoái cao hơn năm 2018 tới 16,2 tỷ USD, tương ứng tăng 6,8%.
Đáng chú ý, năm 2019 có tới 38 nhóm hàng chính đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 90,7% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Các mặt hàng có kim ngạch tăng chủ yếu như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 8,22 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác tăng 3,87 tỷ USD; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 1,33 tỷ USD; than các loại tăng 1,24 tỷ USD; dầu thô tăng 849 triệu USD…
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận một só nhóm hàng có kim ngạch giảm mạnh như: Xăng dầu các loại giảm 1,68 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,3 tỷ USD; kim lọai thường và sản phẩm giảm 1 tỷ USD; lúa mì giảm 455 triệu USD…
Hải quan Lào Cai tiếp tục tặng 10.000 khẩu trang giúp Trung Quốc chống dịch (HQ Online) - Ngay trong chiều ½, sau khi nhận được đề nghị từ phía Hải quan Hà Khẩu (Trung Quốc), Chi cục Hải quan ... |
22,6% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đến từ Trung Quốc (HQ Online) - Trung Quốc đang chiếm ưu thế lơn trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam, đây là thông tin đáng chú ý ... |
Hải quan Lào Cai tặng hàng chục nghìn khẩu trang giúp Trung Quốc chống dịch (HQ Online) - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Cục ... |
5 nhóm “chục tỷ USD”
Trong 38 nhóm hàng nhập khẩu lớn có 5 nhóm đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Dẫn đầu tiếp tục là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch đạt 51,35 tỷ USD, tăng 19,1% so với năm 2018.
Các thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn của Việt Nam là: Hàn Quốc với trị giá 16,84 tỷ USD, giảm 4,2% so với năm trước; đứng thứ 2 là Trung Quốc với 12,11 tỷ USD, tăng 47,2%; đứng thứ 3 là Đài Loan với trị giá đạt 5,53 tỷ USD, tăng tới 48,3%; đứng thứ 4 là Hoa Kỳ với trị giá 4,85 tỷ USD, tăng mạnh 59%; đứng thứ 5 là Nhật Bản với 4,49 tỷ USD, tăng 10,6%...
Nhóm hàng lớn thứ hai là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 36,75 tỷ USD tăng 11,8% so với năm 2018.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu trong năm 2019 có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc đạt 14,9 tỷ USD, tăng 28%; Hàn Quốc đạt 6,16 tỷ USD, tăng 4,4% và từ Nhật Bản đạt 4,69 tỷ USD, tăng 5,8%... so với năm 2018.
Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: Bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) với kim ngạch 24,13 tỷ USD, tăng nhẹ 0,9% so với năm trước và đứng vị trí thứ ba.
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày các loại nhập khẩu về Việt Nam năm 2019 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với trị giá 11,52 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước; Hàn Quốc với 2,92 tỷ USD, giảm 6,9%; từ Đài Loan đạt trị giá 2,37 tỷ USD, giảm 2,1%; từ Hoa Kỳ với 2,13 tỷ USD, tăng 9,6%...
Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo đứng vị trí thứ tư với kim ngạch đạt 15,53 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2018.
Việt Nam nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm chủ yếu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ: Trung Quốc đạt 3,99 tỷ USD, tăng 25,1%; Hàn Quốc đạt 3,4 tỷ USD, giảm 2,2%; Đài Loan đạt 1,48 tỷ USD, giảm 2,2%; Nhật Bản đạt 1,34 tỷ USD, giảm 1,4%...
Nhóm hàng nhập khẩu “chục tỷ USD” thứ 5 là điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch đạt 14,62 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2018.
Năm 2019, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là 2 thị trường chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam với tổng trị giá đạt 13,5 tỷ USD, chiếm 92,4% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này.
Trong đó, Trung Quốc là 7,58 tỷ USD, giảm 12% so với năm 2018; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 5,92 tỷ USD, giảm 4,9%.
Nhìn vào các thông tin nêu trên có thể thấy Trung Quốc là thị trường chiếm ưu thế khi dẫn đầu ở hầu khắp các nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam. Điều này cũng dễ hiểu khi quốc gia láng giềng này đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta.
Năm 2019, riêng thị trường này đạt tổng kim ngạch đến 75,45 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2018 và chiếm tới 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tour Nha Trang hot năm 2023 bạn cần phải biết
- ·Cá tra đối diện thách thức mới
- ·Làm cây “cành vàng lá ngọc” bán dịp tết
- ·Bên lề Quốc hội: Tăng trưởng kinh tế đạt, nhưng thu ngân sách chưa cân đối
- ·Bến Lức thông báo chấm dứt hoạt động 7 dự án với diện tích gần 180ha
- ·Vùng đất nhiều tiềm năng
- ·Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới
- ·Khai mạc Festival lúa gạo, công bố thương hiệu lúa gạo Việt Nam
- ·Đầu tư hạ tầng phục vụ sự phát triển
- ·Giá rau nhút tăng 4.000 đồng/kg
- ·Thách thức với mục tiêu tăng trưởng 6%
- ·Kích cầu huy động vốn
- ·“Cạm bẫy” khó lường từ đào đất ruộng nuôi cá tra giống !
- ·Bình Thuận sắp có nhà máy điện mặt trời đầu tiên
- ·Đề cương về văn hóa Việt Nam: Thể hiện ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc
- ·Truy xuất nguồn gốc là mấu chốt để gỡ 'thẻ vàng' thủy sản
- ·Truy xuất nguồn gốc nông sản: Minh bạch, quản lý theo chuỗi
- ·Nâng chất FDI
- ·Công ty Điện lực Long An diễn tập ứng phó, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023
- ·Giá trị sản xuất công nghiệp tăng gần 25% so với cùng kỳ