【xem bao bong da moi nhat hom nay】Giới ngân hàng muốn “tấn công” mạnh hơn mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Hiệp hội Ngân hàng cho biết,ớingânhàngmuốntấncôngmạnhhơnmảngdịchvụngânhàngbánlẻxem bao bong da moi nhat hom nay cuộc cách mạng công nghệ 4.0, là động lực phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ - đây là định hướng chiến lược quan trọng hàng đầu của các ngân hàng, giúp các ngân hàng mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn lực để phục vụ phát triển kinh tế.
Giới ngân hàng muốn “tấn công” mạnh hơn mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ |
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2021 HDBank tập trung phát triển dịch vụ số hóa ngân hàng Sẽ sửa đổi quy định về mạng lưới ngân hàng thương mại |
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân mua sắm thương mại điện tử cao nhất khu vực Đông Nam Á với khoảng 50 triệu người (gần 50% dân số). Vì vậy, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, như internet banking, mobile banking có tốc độ tăng trưởng mạnh và đã chiếm hơn 40% giao dịch, cá biệt có ngân hàng đạt tỷ lệ hơn 80% tổng số giao dịch; tốc độ tăng trưởng thanh toán qua QRcode lên đến 200% so với 2020.
Các tổ chức tín dụng hiện nay cũng đã chú trọng mở rộng cho vay cá nhân dưới hình thức: Cho vay mua nhà, mua xe ô tô, du học, chứng minh tài chính... đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân với thủ tục, quy trình xét duyệt đơn giản hơn.
Do vậy, dư nợ cho vay bán lẻ của các tổ chức tín dụng đã chiếm tỷ trọng khoảng 40-50% tổng dư nợ cho vay khách hàng (đối với ngân hàng lớn và trung bình), cá biệt có tổ chức tín dụng tỷ trọng cho vay cá nhân đã chiếm 60-80% tổng dư nợ.
Riêng các công ty tài chính cũng đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, đến cuối năm 2021 dư nợ ước đạt gần 200.000 tỷ đồng, tăng gần 6% so với 2020.
Thực tế cho thấy, việc phát triển các sản phẩm tài chính cá nhân hiện đại trên nền tảng công nghệ số sẽ thúc đẩy thị trường ngân hàng bán lẻ phát triển hiệu quả hơn, trên cơ sở đó góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.
Một trong những vấn đề còn tồn tại là tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng hiện đại vẫn còn ở mức khiêm tốn, do mức thu nhập của phần lớn dân cư còn thấp. Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, đặc biệt là khu vực nông thôn nên khả năng phát triển và mở rộng dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn hạn chế.
Ngoài ra, kênh phân phối chưa thực sự đa dạng, phương thức giao dịch và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin tuy đã phát triển nhưng chưa phổ biến. Dịch vụ ngân hàng điện tử chưa được triển khai rộng rãi, nhiều ngân hàng mới chỉ hoạt động ở mức độ thử nghiệm, giao dịch thanh toán thương mại điện tử còn hạn chế.
Một vấn đề nữa là thông tin dữ liệu về khách hàng cá nhân còn thiếu; Cơ chế phối hợp, hợp tác, chia sẻ dữ liệu thông tin giữa các cơ quan, doanh nghiệp… chưa có quy định rõ ràng, nên các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác thông tin khách hàng để phát triển các sản phẩm tài chính cá nhân.
Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế, trong khi với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý về ngân hàng, nhất là hoạt động ngân hàng điện tử đã tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại khi muốn triển khai dịch vụ mới, đặc biệt là các hoạt động ngân hàng điện tử.
Bên cạnh đó, hạ tầng thanh toán còn chưa thống nhất để tích hợp, kết nối, nhiều hệ sinh thái chưa có sự liên thông.
(责任编辑:La liga)
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Lo ngại khủng hoảng ngân hàng khiến chứng khoán châu Á giảm điểm
- ·Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có nơi trên 40 độ C
- ·Kinh tế Thái Lan thiệt hại hơn 1 tỷ USD trong năm 2023 do biến đổi khí hậu
- ·Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
- ·Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử phạt, truy thu thuế gần 288 tỷ đồng
- ·Phố Wall phục hồi mạnh mẽ trong phiên giao dịch cuối tuần
- ·Cuốn sách truyền thông điệp sâu sắc gìn giữ tình hữu nghị giữa các quốc gia
- ·“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- ·Lazada có tạo nên kỷ lục mới trong đợt mua sắm cao điểm cuối năm?
- ·Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- ·Sáng 8/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID
- ·Nhiều dòng linh kiện, phụ tùng ô tô sắp tăng thuế kịch trần?
- ·Australia tiếp tục nâng lãi suất lên mức cao kỷ lục
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·Mẹo đọc 1.000 cuốn sách của Chủ tịch Nguyễn Cảnh Bình
- ·Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 85 triệu đồng vì bán cổ phiếu không báo cáo
- ·Hà Nội: Thu thuế từ doanh nghiệp Nhà nước đạt thấp
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Chứng khoán Âu – Mỹ tiếp tục chìm trong sắc đỏ phiên giao dịch 26/4