【lịch thi đấu giải bóng đá vô địch đức】Tiếng vọng sau… song sắt
Họ từng là cán bộ,ếngvọngsausongsắlịch thi đấu giải bóng đá vô địch đức đảng viên, nhưng chỉ vì suy nghĩ nông cạn dẫn tới sự nghiệp tiêu tan và phải gánh chịu nỗi dằn vặt khôn nguôi sau... song sắt...
Anh Bình đang thực hiện tốt các quy định trong trại, chờ ngày về sum họp với gia đình.
Mới 33 tuổi đầu, nhưng anh Bình, ở xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, phải lãnh mức án hơn 2 năm tù. Ít ai ngờ người thanh niên có khuôn mặt hiền lành, chất phác ấy lại là người ăn chặn tiền trợ cấp hàng tháng của đối tượng chính sách, để rồi phải nuối tiếc khôn nguôi, khổ tâm khôn xiết khi phải xa vợ, xa con.
Càng chua xót hơn khi chàng thanh niên này trước đây là công an viên xã Vĩnh Thuận Đông, từng khống chế người phạm pháp. Gia đình anh cũng có truyền thống cách mạng khi cha từng tham gia giúp bạn ở chiến trường Campuchia. Thế nhưng, vì lòng tham mà anh đã phạm tội, đánh mất cả danh dự của bản thân, gia đình.
Sau gần 2 năm thụ án tại Trại tạm giam Công an tỉnh, anh Bình đã chín chắn, điềm tĩnh hơn. Vẻ thư sinh ngày nào giờ trông rắn rỏi, da đen sạm sau tháng ngày cải tạo, lao động. Anh nói đó là hình phạt mà anh đáng nhận từ sai lầm của mình. Nếu thời gian đầu thụ án, anh còn rụt rè, tránh gặp người lạ vì mặc cảm tội lỗi, thì nay sự tự tin đã hiện rõ khi được giám thị cảm hóa, giáo dục.
Năm 2004, là công an viên Công an xã Vĩnh Thuận Đông. Nhờ năng nổ trong công tác nên chỉ 2 năm công tác anh được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Dấu ấn đen tối của cuộc đời đến với anh khi vào năm 2007 trở thành cán bộ phụ trách lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội xã. Từ việc cấp phát tiền cho đối tượng chính sách hàng tháng, do cấp lần nào cũng còn dư tiền mà người có tên trong danh sách không đến nhận, nên anh “ký giùm” rồi tiêu xài cá nhân.
“Giấy không gói được lửa”, mọi việc bại lộ với số tiền sai phạm 52 triệu đồng. Ngày bị bắt, mẹ, vợ anh khóc hết nước mắt, còn cha anh thì không dám nhìn mặt xóm giềng. Đau đớn hơn là vợ anh đang bụng mang dạ chửa con đầu lòng những tháng cuối… Nói tới đây, giọng anh nghẹn ngào khi nhớ tới những tổn thương quá lớn mà anh gây ra cho người thân.
2 năm 6 tháng tù là bản án nghiêm khắc đối với anh. Những ngày đầu thụ án, anh khóc hết nước mắt. Trong đầu lúc nào cũng quanh quẩn những câu hỏi: Tại sao lại ăn chặn tiền “xương máu” của đối tượng chính sách? Tại sao không giữ được lời thề với Đảng? Tại sao hám lợi trước mắt mà bỏ đi cả tương lai?...
Biết ăn năn, hối lỗi, anh Bình đã chấp hành nghiêm các quy định trong trại. Những lúc ra bên ngoài lao động công ích, anh luôn cần cù, siêng năng như để chuộc lại lỗi lầm. Tình người chốn lao tù cũng giúp anh trưởng thành hơn qua lời động viên, khích lệ của giám thị, cán bộ trại giam và những bạn tù. Đối với anh bây giờ, phía sau song sắt nhà tù không còn là sự mặc cảm, tiếc nuối của tội lỗi, mà là nơi cho anh và nhiều người khác soi rọi lại mình để tìm đường về nẻo thiện.
Mỗi tháng, người thân vô thăm anh Bình một lần. 15 phút ngắn ngủi trong mỗi lần như vậy khó đủ để anh và người thân nói hết xúc cảm từ đáy lòng. Thay vì những câu nói chìm trong nước mắt như những lần thăm đầu tiên, giờ đây họ nói nhiều về tương lai, về những điều mà người thân trong gia đình đang chuẩn bị để chào đón anh trở về sum họp - ngày mà với anh không còn xa lắm.
Quá khứ đen tối dần khép lại và cánh cửa tương lai sẽ mở ra với người thanh niên này. Điều anh muốn làm nhất khi ra tù là ôm chầm lấy con gái bé bỏng vào lòng; được nắm lấy bàn tay của người vợ chung thủy; được năn nỉ cha mẹ bỏ qua sai lầm của anh trong quá khứ. Rồi sau đó anh sẽ làm lại cuộc đời, phụ giúp cha mẹ làm vườn để có tiền lo cho vợ con sau bao cơ cực... Với anh Bình, sức trẻ sẽ không mấy khó khăn để anh làm những điều đó.Cuối buổi trò chuyện, anh Bình thốt lên câu nói đầy ăn năn: “Tôi sợ lắm rồi, sẽ không dám làm chuyện bất chính nữa”. Anh cũng nhờ thông qua bài báo này hãy gởi lời cảnh tỉnh đến các cán bộ, đảng viên đang đương chức, đương quyền phải chín chắn trong suy nghĩ, đừng vì một chút lợi ích nhỏ nhen mà đánh mất đi quá nhiều thứ như anh bây giờ.
Cũng hối hận với chuyện mình làm, ông Bằng, ở xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, quyết sẽ làm lại cuộc đời khi mãn hạn tù. Ngày rũ bỏ áo tù, vợ con ông không sao cầm được nước mắt. Gạt bỏ quá khứ, họ sẵn sàng mở rộng vòng tay đón ông, nhưng trong thâm tâm, ông vẫn chưa thôi nghĩ về quá khứ, đặc biệt là khoảnh khắc đứng trước vành móng ngựa nghe tuyên án.
Từng có hơn 30 năm phục vụ cho Đảng, cho dân. Khi trở thành cán bộ ở UBND xã Tân Phú, vì lòng tham mà ông đã chiếm dụng 170 triệu đồng tiêu xài cá nhân.
Đối diện với 4 bức tường, lương tâm ông luôn bị giày vò. Ông đã đánh mất đi tư cách của người đảng viên; khiến vợ con bị mọi người kỳ thị. “Nghĩ tới những điều đó khiến tôi rùng mình vì hối hận. Lúc mình làm chuyện xấu đâu có nghĩ hậu quả sẽ nghiêm trọng như vậy”, ông Bằng trần tình.
Những ngày chốn lao tù, ông được mọi người tin tưởng giao cho nhiệm vụ quản lý tiền ăn của phạm nhân và ông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, được mọi người tin tưởng, quý mến.
Trở về với cuộc sống đời thường, ông Bằng quyết làm lại từ đầu ở cái tuổi 53. Hàng ngày, ông lao động quần quật với mảnh vườn, bầy heo, ao cá để kiếm tiền bù đắp thiệt thòi cho vợ con. Ông Bằng cũng mong những ai phụ trách công việc tài chính, kế toán như ông hãy giữ cho lòng trong sạch, đừng sa ngã trước sức hút của đồng tiền để rồi đánh mất tất cả…
Có lẽ chỉ khi nào đối mặt với song sắt nhà tù thì anh Bình, ông Bằng mới thấm thía hết cái giá phải trả của lòng tham. Chuyện cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật dẫn đến tù tội không còn là chuyện… xưa nay hiếm trong xã hội kim tiền ngày nay để rồi sau đó họ phải đối mặt với pháp luật và dư luận. Họ vi phạm cũng vì địa vị, tiền bạc, nhưng những thứ đó đâu song hành khi họ lạc bước, mà chỉ có song sắt lạnh ngắt, vô cảm. Và khi đối mặt với sự thật họ mới đau xót nhận ra những thứ họ mất còn gấp nhiều lần những thứ vun vén được từ cái xấu, cái ác…
Biết sai mà sửa mới là điều quan trọng Từng làm Phó Giám thị rồi Giám đốc Trại tạm giam Công an tỉnh, nên đại tá Nguyễn Văn Phúc chứng kiến không ít trường hợp cán bộ, đảng viên vướng vào vòng lao lý vì những sai lầm. Nhưng điều khiến ông và tập thể cán bộ, chiến sĩ trong trại tạm giam cảm thấy ấm lòng là không ít trường hợp sau khi ra tù đã biết cách làm lại cuộc đời. “Chúng tôi luôn cố gắng giáo dục, cảm hóa đối tượng để họ biết đâu là con đường đúng để đi. Họ biết sai mà sửa mới là điều quan trọng. Rất mừng là nhiều trường hợp khi ra tù đã chí thú làm ăn, trở thành người có ích cho xã hội”, đại tá Phúc chia sẻ. |
Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN
------------------------
*Tên nhân vật đã được thay đổi.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đất riêng của bố, con muốn sang tên cho mẹ có được không?
- ·HĐND tỉnh giám sát hoạt động xử lý chất thải rắn tại huyện Thủ Thừa
- ·Đoàn công tác Bệnh viện 74 Trung ương hoàn thành hỗ trợ điều trị Covid
- ·Huyện Phụng Hiệp: Năm 2022 trồng 506.000 cây xanh
- ·Cha mẹ cùng mắc ung thư, con cái bơ vơ biết dựa vào đâu
- ·Xây dựng “Ấp 3 sạch”
- ·Huyện Phụng Hiệp: Vận động xây dựng và bàn giao 73 căn nhà đại đoàn kết
- ·Đi xa để trở về...
- ·Tìm hiểu thủ tục cho, tặng tài sản
- ·Thị xã Long Mỹ: Ra mắt câu lạc bộ “Liên thế hệ tự giúp nhau”
- ·Hối hận vì cố chấp lấy chồng nghèo
- ·Huyện Long Mỹ: Ra mắt mô hình chạm khắc gỗ nghệ thuật
- ·Tri ân các anh hùng liệt sĩ
- ·Thị xã Long Mỹ: Hiện có 60 tổ hợp tác đang hoạt động
- ·“Phép màu” đã đến với bé Trà My
- ·Kiên Giang vận động xây dựng nhà “Khăn quàng đỏ” và điểm vui chơi, giải trí miễn phí cho thiếu nhi
- ·Huyện Vị Thủy: Xây dựng được 55 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
- ·Nâng cao năng lực tham gia các hoạt động chính trị cho phụ nữ trí thức
- ·Thợ cắt tóc cũng phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
- ·Xử phạt nhiều công trình xây dựng không có giấy phép, sai phép