【đội hình hoffenheim gặp rb leipzig】Ngóng chờ mùa nước nổi
Khi con nước tràn về trên những cánh đồng,ờmanướcnổđội hình hoffenheim gặp rb leipzig cũng là lúc người dân chuẩn bị ngư cụ cho mùa đánh bắt thủy sản. Đầu mùa nước nổi 2017, đan xen niềm vui là những hoài niệm của nông dân Hậu Giang về một thời đầy ắp cá, tôm...
Thời điểm này, không khí buôn bán ở các cửa hàng ngư cụ khá trầm lắng.
Trong ký ức của người nông dân Nam bộ, mùa nước nổi mang theo lượng phù sa đổ về sông ngòi, đồng ruộng. Kèm theo đó là một lượng tôm, cá cũng theo con nước “di cư”. Đó còn là mùa vui của ngư dân với những mẻ cá, tôm đầy ắp. Hay trên những cánh đồng ngập nước là xuồng, ghe chở đầy ngư cụ chạy dọc các cánh đồng rợp vàng bông điên điển, bông súng đồng... Nhưng ngày nay, những hình ảnh đó chỉ còn trong ký ức của nông dân.
Mấy ngày nay, chạy dọc các cánh đồng ngập nước, chúng tôi lại được thấy hình ảnh nông dân trên những chiếc xuồng, ghe với cái nghề câu, lưới mưu sinh. Có lẽ do mới vào đầu mùa nước nổi nên chưa có nhiều người hăng hái đánh bắt thủy sản tự nhiên. Dừng chân ở một cánh đồng trên địa bàn xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, chúng tôi dùng một chiếc xuồng để bơi ra xa các thửa ruộng gặp gỡ với những người nông dân đang thả lưới. Đang lui cui gỡ con cá trê đồng dưới cái nắng chiều oi bức, chị Nguyễn Kim Thắm, ở ấp 12, xã Vị Trung, vui vẻ bắt chuyện: “Thấy con nước tràn bờ, tôi mang lưới ra giăng nhưng dính rất ít cá. Bữa nay, được con cá trê này là hên đó, chứ thường thì lưới ba màng tôi chỉ bắt được cá rô, cá mè vinh... Mấy năm trở lại đây, năm nào nhà tôi cũng giăng lưới kiếm cá ăn trong mùa lũ, nhưng lượng cá mùa nước nổi mỗi năm một ít. Giờ chỉ mới đầu mùa, hy vọng đến cao điểm mùa lũ về sẽ đánh bắt được nhiều cá hơn”.
Bên cạnh chiếc xuồng của chị Thắm, chúng tôi được tiếp chuyện với một ngư dân có tên Hai Chánh, chạc tuổi trên 60. Được biết, đánh bắt cá mùa nước nổi để bán là công việc chính giúp ông có thêm thu nhập. Vốn chuyên nghề đặt dớn, đầu mùa nước nổi này mỗi ngày ông chỉ kiếm được khoảng 100.000 đồng. Lượng thủy sản đánh bắt được cũng chỉ hơn 3kg/ngày, chủ yếu là cá, tép…
“Bây giờ ngẫm lại, tôi thèm “sống lại” cái thời trai tráng. Mùa nước nổi hồi đó, ai cũng khoái đi ra đồng bắt cá bắt tôm. Đi dở dớn rồi tiện thể xách rổ ra ruộng hái bông điên điển, bông súng đồng về nấu canh chua là ăn hết cơm, hết gạo. Còn bây giờ, cá thì ít, các loại rau mùa nước nổi phải mua chứ đâu dễ tìm… Năm nay, chắc tận dụng dớn cũ để đặt xuống ruộng chứ không mua thêm nữa. Đợi khi vào đỉnh lũ xem lượng cá ngoài tự nhiên nhiều hay ít rồi tôi mới tính tiếp”.
Có lẽ do mới bước vào đầu mùa nước nổi nên những người làm nghề giăng câu, thả lưới chưa vội sắm sửa ngư cụ đánh bắt cá. Vì thế mà thị trường ngư cụ ở các chợ trên địa bàn tỉnh lúc này khá trầm lắng. Chị Trần Thị Quyên, chủ cơ sở câu lưới Út Quyên, ở ấp Hòa Quới A, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, cho hay: “Khoảng hơn 1 tháng nay, chỉ lúc nào mưa nhiều mới có đông người đến mua ngư cụ. Mặt hàng bán chạy nhất là lưới các loại. Đầu mùa, một số nơi nước còn chưa ngập đồng nên sức mua câu, lưới chưa tăng. Mỗi ngày, cơ sở của tôi bán chừng vài chục tay lưới các loại. Nhiều người đi ngang đặt hàng hoặc mua trước đem về, chờ nước lên nhiều là giăng. Tôi đoán năm nay khoảng cuối tháng 9 thì sức mua các mặt hàng ngư cụ mới mạnh, vì lúc đó nước mới đổ về nhiều”.
Theo nhận định từ Chi cục Thủy sản tỉnh thì nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong những năm gần đây ngày càng giảm do hoạt động khai thác tăng dần. Bên cạnh đó việc đánh bắt mang tính chuyên nghiệp hơn, với quy mô và cường độ khai thác ngày càng lớn. Tình trạng khai thác thủy sản mang tính hủy diệt như sử dụng xung điện, ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác thủy sản quanh năm, không theo mùa vụ dẫn đến các loài cá con trong giai đoạn sinh trưởng, cá bố mẹ trong giai đoạn sinh sản bị đánh bắt triệt để. Chưa kể những diễn biến bất thường của thời tiết, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá, tôm. Ngoài ra, việc đắp đập ngăn dòng chảy ở thượng nguồn, tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của thủy sản tự nhiên.
Bài, ảnh: KỲ ANH
(责任编辑:Thể thao)
- ·Prudential Việt Nam 2022 – Tăng trưởng nhờ định hướng phát triển bền vững
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Phiên họp Ban Chấp hành AIPA
- ·Government forms steering committee to restructure Gov't system
- ·Công đoàn Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa: Chăm lo tốt đời sống cho người lao động
- ·Bộ Y tế đề xuất ưu đãi thuế, thuê đất cho sản xuất thuốc
- ·Chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức
- ·Cựu võ sĩ Mỹ giả chết để vạch trần âm mưu tàn ác của vợ
- ·Những địa danh lịch sử gắn với Ngày Giải phóng Thủ đô
- ·Giá vàng trong nước tăng nhẹ
- ·VĐV Thái Lan giành HCV Olympic 2024: Xinh đẹp, giàu có, văn võ song toàn
- ·Bình quân tiền thưởng Tết Nguyên đán Quý Mão gần 13 triệu đồng/người tại TP.HCM
- ·Malaysia muốn hợp tác với Việt Nam trong các ngành công nghiệp mới nổi
- ·TP.Dĩ An: Hơn 281.300 trường hợp đã được cấp căn cước công dân gắn chip
- ·Tổ chức nhiều đợt tuần tra trấn áp tội phạm
- ·Hiệu quả từ chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
- ·UNESCO đánh giá cao 'sự phát triển thần kỳ' của Việt Nam
- ·Bình Phước: Công bố chỉ số DDCI
- ·Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP.HCM lần thứ 17
- ·Định Hiệp hướng tới xanh