【kết quả u19 italia】Lời nhắn gửi từ Huế xưa
Ảnh bìa sách phía trước: “Phu nhân & các con gái xem họa sĩ Pháp Alexandre Icovleff vẽ chân dung ông Võ Chuẩn trong vườn nhà”
Ba tiểu thư là con Tổng đốc Võ Chuẩn,ờinhắngửitừHuếxưkết quả u19 italia cháu nội Thượng thư Bộ Lễ Võ Liêm quê Hương Thủy. Cụ Võ Chuẩn nổi tiếng vì đa tài, thích hướng về phương Tây, những mong canh tân đất nước, nhưng phải nghe lời thân phụ làm quan Nam triều. Ý tưởng “canh tân” của cụ thể hiện ngay khi làm quản đạo tỉnh Kon Tum; đến nay, nhiều làng vẫn mang họ tên, hoặc bút danh của cụ… Nếu nhắc tên người con trai của cụ là Võ Sum và cháu nội là Võ Tá Hân thì có khi lại nhiều người biết hơn. Trong tuyển tập vừa xuất bản, ba tác giả không có điều kiện viết về 2 nhân vật nói trên, nhưng có thể nói rằng: ít nhất là nhờ nguồn “gen” từ cụ Võ Chuẩn tài hoa, yêu nước và phu nhân là Công Tằng Tôn nữ Thị Lịch mới có doanh nhân - nhạc sĩ Võ Tá Hân, tác giả ca khúc “Rất Huế” được công chúng yêu thích và hiện là Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Việt Nam tại Singapore - Vietnam 2020; cuộc đời lắm thăng trầm của ông Võ Sum (1923-2009) thì phải viết bộ tiểu thuyết dày mới kể hết.
Theo lời kể của ông Tôn Thất Hoàng (sách “Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế 1945 - một hiện tượng lịch sử” - NXB Công an Nhân dân, 2008), kết thúc lớp học, Võ Sum chuyển thành bộ đội Giải phóng quân Huế, nhưng nhờ “tiếp thu” tài năng của thân phụ, giỏi máy móc nên được giao phụ trách ngành quân giới - quân khí. Khi Huế “vỡ trận”, máy móc công cụ, vật tư… phải chôn giấu, Võ Sum ở lại do vợ đang mang thai người con đầu lòng (Võ Tá Hân sau này).
Nhờ ảnh hưởng “ông anh” hoạt động kháng chiến chống Pháp và tất nhiên, nhờ được hưởng thụ nền nếp giáo dục của gia đình, các cô em dù sống ở phương trời nào cũng đều là người yêu nước, hướng thiện… Trong ba tác giả, có đến hai người là nhà văn nổi tiếng một thời. Trong tuyển tập này, chỉ giới thiệu 2 tiểu thuyết trong rất nhiều tác phẩm của họ: “Hai gốc cây” của Minh Đức Hoài Trinh (MĐHT) và “Những đêm mưa” của Linh Bảo (LB). Bà Băng Thanh (1927-2017) không viết văn, chỉ góp vào tuyển tập cuốn nhật ký “Những câu chuyện một cuộc đời”.
Tiểu thuyết “Hai gốc cây” mở đầu, có dung lượng lớn nhất (178/384 trang khổ lớn). MĐHT (1930-2017) từng là nữ sinh Đồng Khánh, theo Võ Sum tham gia kháng chiến, rồi du học Pháp từ năm 1964, làm phóng viên cho Đài Truyền hình Quốc gia Pháp theo dõi Hiệp định Paris năm 1972. Bà là tác giả của nhiều tập truyện và thơ, trong đó hai bài "Đừng bỏ em một mình" và "Kiếp nào có yêu nhau" do Phạm Duy phổ nhạc được nhiều người hát. “Hai gốc cây” viết năm 1966, tên truyện là hình ảnh hai cây bồ đề và cây sanh do ông Tham Hải (nguyên mẫu chính là ông Võ Chuẩn) trồng trước nhà sau khi “quyết liệt” không nghe lời bố mẹ, lấy người mình yêu làm “vợ bé”.
Có thể nói, “Hai gốc cây” là biểu tượng của tình yêu lãng mạn, tự do, một nét văn hoá phương Tây hiện đại “mọc rễ” và tấn công nếp sống phong kiến xưa cũ ngay tại “sào huyệt” một đại quan.
Linh Bảo (tên thật Võ Thị Diệu Viên), sinh năm 1926, là chị của MĐHT, nổi tiếng trên văn đàn rất sớm. In truyện đầu tay từ năm 1953, năm 1961 và 1962 bà đã được các giải thưởng có tiếng vang cho tập truyện ngắn “Mây tần” và “Tàu ngựa cũ”.
“Những đêm mưa” viết từ năm 1957, xuất bản năm 1961, có thể xem là tập 2, nối tiếp tiểu thuyết “Gió bấc” viết năm 1953, khi LB mới 26 tuổi. Từ năm 1958, Bình Nguyên Lộc (1914-1987), người đã được trang Bách Khoa mở Wikipedia tôn vinh là “nhà văn lớn, nhà văn hoá Nam Bộ” viết: "…Giọng văn của chị… ba mươi năm nữa chưa chắc đã có người làm theo được… Tôi ngạc nhiên lắm…, tôi sợ cái tài quan sát nội tâm và ngoại cuộc của chị rất là bất ngờ, mà nhất là sợ cái cười bình thản của chị vô cùng…”.
Có thể thấy, cuộc đời LB chính là “nguyên mẫu” nhân vật Trang, do thời cuộc phải tha hương ở Trung Quốc, Hồng Kông nhưng cuộc sống vợ chồng trong căn phòng thuê chật chội buộc cô quay về Huế để chứng kiến những bi hài kịch khi người bố già còn đòi lấy thêm vợ bé và cuối truyện là cô “lại khăn gói gió đưa… để phấn đấu, để chịu đựng những thử thách của một cuộc phiêu lưu sắp tới…”. Tính cách tiểu thư táo bạo Diệu Viên và sự tiếp xúc văn hoá Tây phương tạo nên bút pháp LB, miêu tả tâm lý phức tạp của con người rất sắc sảo, không ngại bóc trần những tấn kịch trong cuộc sống gia đình khi nền nếp xưa đã suy vong. Có lẽ, chưa có ai miêu tả cảnh lụt kinh hoàng ở Huế gây ấn tượng mạnh như LB.
Việc gia đình nhà văn Ngô Thảo cùng con cháu của ba nữ sĩ tổ chức buổi giới thiệu tuyển tập này tại Huế, đúng vào ngày giỗ lần thứ hai của MĐTB (9/6/2019), sau khi đưa di hài của bà về quê mẹ xây mộ theo ý nguyện là một việc làm có nhiều ý nghĩa, thể hiện tấm lòng của những người con xa xứ không quên cội nguồn…
Bài, ảnh: NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Lời thì thầm của ba người con gái Huế xưa” - Tuyển tập truyện và ký của Minh Đức Hoài Trinh - Linh Bảo - Băng Thanh - NXB Hội Nhà văn, 2019)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Dựng tượng Bác nơi biển đảo
- ·Họp báo chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch tỉnh Cà Mau năm 2020
- ·Tinh tường mắt biển
- ·Thanh niên Phong Điền sẵn sàng lên đường nhập ngũ
- ·Bảng giá iPhone chính hãng tháng 8/2024: iPhone 15 giảm sâu kỷ lục
- ·Cựu chiến binh tham gia đảm bảo an toàn giao thông
- ·Các chốt kiểm soát dịch bệnh tại huyện Thới Bình trực 24/24
- ·An Giang: Tạm giữ nhiều hộp nhang muỗi và bộ bài tây không rõ nguồn gốc
- ·Nghỉ dưỡng thai sản mà lại bị trừ lương?
- ·Hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép
- ·Vàng tăng nóng, NHNN và TP Hồ Chí Minh họp khẩn sau chỉ đạo của Thủ tướng
- ·Nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội
- ·Các đơn vị, trường học dừng tất cả các hoạt động đông người không cần thiết
- ·Trang sử chói lọi, khát vọng hùng cường
- ·Công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
- ·Phụ nữ Hải quân: Đoàn kết
- ·Cà Mau khẩn trương chỉ đạo phòng, chống dịch Covid
- ·Đại hội điểm Chi bộ Khối vận huyện Bù Gia Mập
- ·Giá vàng nhẫn lao dốc
- ·Phát huy vai trò phụ nữ trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông, văn minh đô thị