【ltd bd cup c1】Đề xuất lương giáo viên ngang bằng với lương bác sĩ, kỹ sư cao cấp
Lương nhà giáo sẽ được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương
Tờ trình dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục lần hai, do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký, chỉ rõ: Lương giáo viên là vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, cần xin ý kiến Chính phủ.
Theo tờ trình, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay nhìn chung lương giáo viên còn thấp, đặc biệt là nhà giáo ở bậc giáo dục mầm non, phổ thông. Vì vậy, cần phải có cơ chế, chính sách tháo gỡ và cần thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 29-NQ/TW vào Luật giáo dục.
Điều 81 dự thảo đề xuất: "Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.
Theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức đơn vị sự nghiệp (Nghị định 204 năm 2004), hiện có 12 bậc lương. Ở mức cao nhất là lương viên chức loại A3 nhóm 1 bao gồm kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, huấn luyện viên, giáo sư, giảng viên... cao cấp có hệ số từ 6.2 đến 8.0.
Nếu lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp thì có thể tương đương với nhóm lương viên chức của các bác sĩ, dược sĩ, huấn luyện viên cao cấp.
Hiện nay, giáo viên trung học cao cấp thuộc loại A2 nhóm 2, hệ số lương từ 4.0 đến 6.38; giáo viên trung học loại A1, hệ số lương từ 2.34 đến 4.98. Giáo viên trung học cơ sở xếp loại A0, hưởng hệ số lương từ 2.1 đến 4.89. Giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non xếp loại B, hưởng hệ số lương từ 1.86 đến 4.06.
Miễn học phí tới cấp Trung học cơ sở
Cũng theo dự thảo các học sinh từ tiểu học đến THCS hệ công lập sẽ được miễn hoàn toàn học phí. Đây được xem là cơ chế chính sách thích hợp để thực hiện phổ cập giáo dục. Trước đó, học phí chỉ được miễn cho học sinh tiểu học trường công lập.
Cụ thể, trong phần sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 105 ghi rõ: “Học sinh tiểu học, trung học cơ sở trường công lập không phải nộp học phí”.
Tuy vậy, trong dự thảo cũng cho phép các cơ sở giáo dục chất lượng cao sẽ được quyền xây dựng mức thu học phí để đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý: “Cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.”
Dự thảo Luật giáo dục được lấy ý kiến rộng rãi đến 16/1/2018. Theo kế hoạch, tháng 5/2018, dự thảo sẽ được trình Quốc hội và thông qua vào kỳ họp cuối năm.
Theo TTXVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vincom ghi dấu ấn mới tại Lạng Sơn và Bắc Ninh dịp Quốc khánh
- ·Đề xuất 5.250 tỷ đồng xây cao tốc Chợ Mới
- ·Đồng Tháp khởi sắc về kinh tế nông nghiệp
- ·TP.HCM có 33 dự án giao thông trọng điểm cần tập trung đầu tư trong năm nay
- ·Kinh tế Việt Nam – những đỉnh mới
- ·Tập trung nguồn lực để tạo niềm tin, xây dựng uy tín của ngành Tư pháp
- ·Quy định mới về bổ sung tiền lương cho phi công người Việt Nam
- ·Đề xuất áp dụng BOT nâng cấp đường ở TP.HCM: Tránh “vết xe đổ”
- ·Xổ số Vietlott: Giải thưởng trị giá hơn 22 tỷ đồng có tìm được chủ nhân ngày hôm qua
- ·Rà soát vướng mắc trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP
- ·Công bố 11 số đường dây nóng đảm bảo ATGT dịp Tết
- ·Giấy chứng nhận kiểm định ô tô bị mất, hỏng xử lý thế nào?
- ·Bộ Công thương đề xuất 8 nội dung hợp tác năng lượng với Nhật Bản
- ·Thêm một cụm công nghiệp thành lập mới tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng
- ·Bộ GTVT chưa nhận được báo cáo của Vietnam Airlines về nghi vấn tiêu cực trong đào tạo bay
- ·Giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn cho bộ, địa phương
- ·Nhộn nhịp hoạt động xúc tiến đầu tư giữa các tỉnh Đông Nam bộ và Australia
- ·Liverpool đè bẹp Newcastle
- ·Vi phạm gần 30 lỗi PCCC, chung cư Discovery Complex bị đề nghị cắt điện, nước
- ·Từ ngày 1/2/2024, Thanh Hóa có đơn vị hành chính mới